Thực trạng hỗ trợ tạo việc làm mớ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)

- Một số kết quả GQVL cho lao động bị THĐ từ 2009

2.2.3. Thực trạng hỗ trợ tạo việc làm mớ

Theo đánh giá của người lao động điều tra, tỷ lệ lao động được hỗ trợ tạo việc làm và tư vấn sử dụng tiền đền bù để tạo việc làm là tương đối thấp, tương ứng là 7,12% và 8,53%. Hầu hết người lao động mất đất chỉ nhận được một khoản tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ban đầu mà không có sự tư vấn tạo việc làm, không có sự hỗ trợ mang hiệu quả lâu dài, do đó người lao động vẫn gặp khó khăn trong việc tìm và tạo việc làm mới.

Cùng với diện tích đất bị thu hồi thì số lao động nông nghiệp bị mất việc làm do mất đất trong thời gian qua là rất lớn. Người lao động cần có công ăn việc làm để duy trì và ổn định cuộc sống của họ. Đứng trước tình hình đó, trong thời gian qua Huyện đã có một số biện pháp tích cực nhằm giúp người dân nhanh chóng tìm việc làm mới và ổn định cuộc sống. Huyện đã đầu tư xây dựng mạng lưới chợ hợp lý như: chợ Cầu Diễn, chợ đầu mối Minh Khai, chợ Phú Diễn, chợ Nhổn... và thu hút nhiều lao động mất đất vào làm việc trong các khu chợ này. Huyện còn khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình thông qua phát triển các ngành nghề truyền thống, kinh tế trang trại..., cho vay vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi nhằm giúp các hộ có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, thủ tục vay vốn còn nhiều phiền hà, các hộ muốn vay vốn phải xây dựng các đề án kinh doanh có lãi... làm cho số hộ tiếp cận được nguồn vốn này còn hạn chế.

Đặc biệt Huyện còn phát huy lợi thế trong sản xuất nông nghiệp đó là phát triển vùng hoa Tây Tựu có quy mô 10,7ha thành vùng sản xuất hoa hàng hoá lớn, tập trung theo hướng công nghệ cao với quy trình khép kín phục vụ nội địa và xuất khẩu. Mở rộng làng nghề bún ở thôn Phú Đô, xã Mễ Trì để duy trì nghề truyền thống thu hút lao động trong xã, thôn tạo nhiều việc làm cho lao động nông thôn trong huyện, tăng thu nhập cho người dân...

Sự chuyển dịch lao động nông nghiệp từ làng này sang làng khác, xã này sang xã khác và cả những lao động từ ngoại tỉnh về là nhu cầu tất yếu của

43

cung - cầu lao động nông nghiệp. Tuy không diễn ra như quy mô của các sàn giao dịch việc làm được tổ chức ở thành phố nhưng cũng đã khẳng định một xu hướng mới, một cơ hội mới cho lao động nông nghiệp của Huyện.

Với sự quan tâm của Huyện tới đời sống của người dân bị THĐ cũng nhằm mục đích an sinh xã hội có thể nhận thấy rõ rệt sự thay đổi về việc làm của lực lượng lao động, cụ thể:

Bảng 2.8: Khu vực làm việc trƣớc và sau khi diễn ra THĐ

ĐVT:%

Khu vực làm việc Trƣớc khi THĐ Sau khi THĐ

Chung 100,0 100,0

Tự làm, làm kinh tế hộ gia đình

72,2 63,9

Làm công khu vực tư nhân 10,0 14,0

Làm công khu vực nhà nước 16,0 18,4

Làm công khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

1,9 3,0

Nguồn: Báo cáo tình hình việc làm huyện Từ Liêm năm 2011[21]

Qua bảng 2.8 ta thấy, khu vực làm việc của kinh tế hộ gia đình trước và sau THĐ có sự chuyển biến theo chiều hướng giảm, trước THĐ, khu vực tự làm, làm kinh tế hộ gia đình chiếm 72,2%, sau THĐ giảm còn 63,9% (giảm 8,3%). Khu vực tư nhân, khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng so với trước khi diễn ra THĐ. Khu vực tăng nhanh nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài so với cơ cấu chung của các khu vực khác.

Tuy mục đích THĐ nông nghiệp là nhằm phục vụ cho việc xây dựng các khu đô thị, Trụ sở làm việc là chủ yếu, nhưng khi đã hoàn thành và đưa vào sử dụng thì khả năng thu hút lao động trong diện bị THĐ lại rất thấp, mặc

44

dù khi tiến hành giao đất hoặc cho thuê đất, chính quyền địa phương đã đề nghị các doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động mất đất không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng và chi phí đào tạo quá cao khiến cho nhiều doanh nghiệp không muốn tiếp nhận đối tượng này.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)