đất nông nghiệp
GQVL là một công việc đòi hỏi sự kết hợp giữa ba bên: chính quyền địa phương, nhà doanh nghiệp và người lao động. Tiêu chính đánh giá chung hiệu quả của việc GQVL cho người lao động hiện nay chưa có cụ thể nhưng có thể khái quát lại thành các tiêu chí cơ bản sau:
- Số lao động bị THĐ được GQVL
Đây là tiêu chí phản ánh hiệu quả của các giải pháp tạo việc làm tại địa phương, phản ánh mối quan hệ giữa cung – cầu của thị trường. Nếu số lao động được GQVL càng lớn thì phản ánh hiệu quả của công tác GQVL càng cao.
- Tỷ lệ nông dân bị THĐ được đào tạo nghề
Đây là tiêu chí đảm bảo cho người nông dân có thể tìm việc làm ổn định lâu dài, đồng thời cũng phản ánh khả năng tự tìm việc làm của người lao động khi bị mất việc làm.
- Tỷ lệ nông dân bị THĐ có thể tìm nghề mới
Đây là tiêu chí quan trọng có liên quan mật thiết đến tỷ lệ nông dân bị THĐ được đào tạo nghề và khả năng tổ chức sắp xếp việc làm của Chính quyền. Để đảm bảo an sinh xã hội, tỷ lệ này phải đạt 60 % -70% trở lên.
20
Người lao động cần có mức thu nhập tối thiểu để đảm bảo cuộc sống, tự lo cho bản thân và lo cho con cái. Theo quy định của Nhà nước, mức. Từ 1/1/2014, Nghị định 182 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã... có hiệu lực. Lương tối thiểu vùng áp dụng theo 4 mức: vùng 1 là 2,7 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 2,4 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 2,1 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,9 triệu đồng/tháng. Mức lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do DN tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng [22,32].