Tình hình phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

Cùng với quá trình CNH – HĐH, Từ Liêm có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, theo hướng bền vững, ưu tiên phát triển các lĩnh vực có sử dụng công nghệ cao và ngành nghề sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế lớn, ít làm ảnh hưởng đến môi trường. Thời gian qua, thực hiện luật doanh nghiệp và chủ trương về quản lý và đổi mới cơ chế quản lý, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi về đăng ký kinh doanh, môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã, các hộ gia đình sản xuất kinh doanh. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Nằm trong chiến lược thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Thành phố Hà Nội, Từ Liêm đã thu hút được một số lượng vốn đầu tư trong nước và ngoài nước vào ngành xây dựng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng với sự nỗ lực, phối kết hợp của các ban ngành đoàn thể, huyện đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chương trình về phát triển kinh tế - xã hội đề ra. Kết quả đạt được như sau:

27

Bảng 2.1. Gía trị sản xuất các ngành của Huyện năm 2011.

Đơn vị: tỷ đồng

STT Ngành kinh tế 2011

1 Ngành nông nghiệp 201

2 Ngành Thương mại – dịch vụ 4.589

3 Ngành Công nghiệp – xây dựng 5.594

Nguồn: [2]

Năm 2011, cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tổng giá trị sản xuất năm 2011 của các ngành đạt được 10.384 tỷ đồng, cơ cấu kinh tế của Huyện chuyển dịch đúng hướng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, tăng 20% so với năm 2010 [2].

Bảng 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Huyện Từ Liêm qua các năm

STT Ngành Tỷ

lệ %

Cơ cấu qua các năm 2008 2009 2010 2011

1 Nông nghiệp 7,5 2,9 1,8 1,5

2 Công nghiệp – xây dựng 58,3 57,2 55 54,5

3 Thương mại – dịch vụ 33,1 39,9 43,2 44

Nguồn:[2]

Qua bảng số liệu cho thấy, giá trị sản xuất của các ngành có sự thay đổi lớn qua các năm. Ngành nông nghiệp giảm dần về tỷ trọng từ 7,5% năm 2008

28

xuống còn 1,5% năm 2011. Ngược lại ngành Thương mại – dịch vụ tăng dần về tỷ trọng, so với 2008 năm 2011 ngành này tăng 10,9%.

Nguyên nhân của sự thay đổi cơ cấu này là do diện tích đất của ngành nông nghiệp bị thu hẹp dần bởi chính sách thu hồi đất phục vụ quá trình đô thị hóa, xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị của Nhà nước.

Ngành nông nghiệp

Năm 2011 tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu ngành kinh tế với 1,5%. Tốc độ tăng giảm dần qua các năm là do diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần bởi Nhà nước THĐ xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị phục vụ quá trình đô thị hoá. Năm 2010, giá trị sản xuất nông nghiệp là 294 tỷ đồng đến 2011 chỉ còn 201 tỷ đồng. Mặc dù diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng do huyện chỉ đạo đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến khích nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nên năng suất ngày càng cao. Tuy nhiên đầu tư vào nông nghiệp không cho hiệu quả cao bằng các ngành khác, nên nhiều hộ gia đình, nhiều lao động đã lựa chọn chuyển sang ngành nghề khác thay vì làm nông nghiệp. Đời sống việc làm và thu nhập của người lao động gặp nhiều khó khăn do trình độ thấp, không dễ dàng để chuyển đổi nghề nghiệp hoặc cạnh tranh trên thị trường lao động.

Ngành công nghiệp – xây dựng

Công nghiệp – xây dựng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các ngành kinh tế, đem lại nguồn thu lớn nhất cho địa phương. Năm 2011, tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm 54,4% tổng giá trị sản xuất. Sản phẩm phong phú, đa dạng, chất lượng ngày càng nâng cao.

29

Ngành thương mại - dịch vụ

Huyện đã chỉ đạo tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, sắp xếp ổn định các mạng lưới chợ hợp lý, hiệu quả. Năm 2011, tỷ trọng của ngành thương mại - dịch vụ chiếm 44% tổng giá trị sản xuất.

Nhìn chung, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế tạo điều kiện GQVL nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức cần giải quyết đảm bảo sự ổn định về việc làm cho nông dân bị THĐ và sự tăng trưởng bền vững của kinh tế quận trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH hiện nay [2].

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)