Trên cơ sở thực hiện Chỉ thị 11/2006/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm và vay vốn GQVL cho người lao động bị THĐ nông nghiệp và Nghị quyết 1956/QĐ-TTg ngày 17-1-2009 của Thủ tướng về việc thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, UBND TP Hà Nội đã Quyết định phê duyệt một số kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn trên địa bàn. Người nông dân bị THĐ được hưởng một số ưu đãi về dạy nghề như: được hỗ trợ hoàn toàn chi phí học nghề tại các lớp dạy nghề do Phòng LĐ – TBXH quận, huyện tổ chức, được hướng dẫn tham gia tìm việc làm tại các phiên giao dịch việc làm, tư vấn những ngành nghề mới phù hợ với sở trường lao động của họ. Những ngành nghề đào tạo gồm điện dân dụng, gò hàn, sửa chữa xe máy, cắt may, nấu ăn...Nhiều quận, huyện đã phối hợp với chính quyền cơ sở mở các lớp dạy nghề tại đại phương theo hình thức lưu động tại xã, thôn để nông dân bị THĐ có nhiều cơ hội học nghề hơn. Các lớp học có từ 25-30 người, kéo dài từ 1 tháng trở lên. Sau khi học xong được cấp thẻ học nghề, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn ở các ngân hàng chính sách xã hội để xin việc và tổ chức sản xuất.
Thực hiện Nghị quyết trên, huyện Từ Liêm đã triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Từ Liêm giai đoạn 2011-2020 ”, giao cho Phòng LĐ – TB&XH xây dựng kế hoạch dạy nghề trên địa bàn huyện, cụ thể là: Thực hiện chính sách hỗ trợ cho đối tượng ưu
35
tiên thuộc diện ưu tiên trên địa bàn quận khi tham gia học nghề ngắn hạn với 8 nhóm nghề; Kinh phí hỗ trợ 350.000 đồng/tháng cho lao động học nghề và 200.000 tháng/tháng cho cán bộ thực hiện GQVL từ nguồn ngân sách địa phương; Phòng LĐ – TB&XH đã mở được 53 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề 3 tháng với 1.817 người theo chính sách Quyết định 1956. Tỷ lệ lao động được tạo việc làm sau đào tạo đạt trên 70%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn Huyện:56% (thời điểm tháng 9/2013).
Phòng LĐ – TBXH Huyện thực hiện một số nhiệm vụ nâng cao hiệu quả công tác GQVL cho nông dân bị THĐ, cụ thể là:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về lợi ích của hội chợ, các phiên giao dịch việc làm và hướng dẫn nông dân bị THĐ tham gia tìm cơ hội việc làm tại đó.
- Điều tra, rà soát nhu cầu học nghề, phối hợp với chính quyền cơ sở, các tổ chính trị xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ các xã tham gia tư vấn chuyển đổi nghề nghiệp cho nông dân bị THĐ.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thất nghiệp của lao động bị THĐ, vừa thực hiện hỗ trợ thất nghiệp vừa tư vấn học nghề và việc làm cho họ.
Bảng 2.5. Kết quả đăng ký dạy nghề, học nghề 2011 tại Huyện Từ Liêm Ngành nghề đào tạo Số lao động bị THĐ đăng ký học
nghề (ngƣời)
Tỷ lệ (%)
Điện gia dụng 54 25,7
Sửa chữa điện thoại 17 8,1%
Nghề may 12 5,7