Huyện Quốc Oa

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, MTTQ và các đoàn thể nhân dân từ huyện đến cơ sở, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ trên địa bàn huyện Quốc Oai đã đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu lao động, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân trong huyện.

Thống kê đến thời điểm năm 2011, toàn huyện có 167,7 nghìn người. Mật độ dân số 1141 người/km2 [14, tr.10] . Cơ cấu lao động chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ qua đào tạo thấp, thuộc nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm hơn 52%; nhóm ngành công nghiệp- xây dựng gần 34%; còn lại là nhóm ngành du lịch, dịch vụ. Số lao động hiện tại có nhu cầu học nghề và tìm việc làm là 13.320 lao động. Trong đó nhóm nghề nông nghiệp và dịch

23

vụ nông nghiệp 2.480 lao động, nhóm nghề phi nông nghiệp 9.560 lao động, nhóm nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn chuyển sang làm việc ở khu Đô thị, khu công nghiệp 1.280 lao động.

Thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từ năm 2006 đến nay, Huyện Quốc Oai đã tổ chức được 120 lớp dạy nghề ngắn hạn và các lớp khuyến công, khuyến nông cho trên 6.000 lượt lao động nông thôn, giải quyết việc làm hàng năm cho trên 2.000 lao động, đưa trên 1.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên phần lớn lao động trên địa bàn huyện tỷ lệ qua đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về chất lượng trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xuất khẩu và quá trình phát triển đô thị hóa và hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; một số lao động tuy được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật, trung cấp nghề nhưng có tay nghề thấp, kỹ năng thực hành yếu và hiểu biết về pháp luật còn hạn chế.

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế, nhằm phát huy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tinh thần Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI, Ban chấp hành Đảng bộ huyện thống nhất xác định việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm giai đoạn 2011- 2015 và định hướng đến năm 2020; UBND huyện đã xây dựng đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn đến năm 2020. Với mục tiêu đặt ra là: Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng; mở rộng quy mô, bảo đảm sự phù hợp về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo; nâng cao hiệu quả dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kỹ thuật trực tiếp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, đặc biệt là đội ngũ lao động có kỹ năng nghề nghiệp cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Giai đoạn 2011- 2015 đào tạo nghề cho 8.680 lao động nông thôn. Hàng năm tiếp tục phối hợp tìm nguồn đưa lao động đi làm việc ngoài nước. Định hướng giai đoạn 2016- 2020 đào tạo nghề cho 9.280 lao động. Đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 40% vào năm 2015 và đạt 55% vào năm 2020; trong đó phấn đấu

24

đến năm 2015 có 30% lao động qua đào tạo nghề có việc làm và trên 50% lao động qua đào tạo có việc làm vào năm 2020.

(Nguồn:http://quocoai.hanoi.gov.vn/tabid/303/Entry/1146/Default.aspx)

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở Huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Trang 29 - 31)