Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần viglacera đông anh (Trang 42)

2.5.2.1. Nhân tố môi trường kinh tế

Thực trạng nền kinh tế và xu hƣớng trong tƣơng lai có ảnh hƣởng vô cùng lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tố chủ yếu mà các doanh nghiệp thƣờng phân tích là: tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh tế, dân số, tỷ lệ thất nghiệp,...Vì các yếu tố này tƣơng đối rộng và mức độ ảnh hƣởng đến các doanh nghiệp cũng khác nhau nên các doanh nghiệp cũng phải dự kiến, đánh giá đƣợc mức độ tác động cũng nhƣ xu hƣớng tác động (xấu, tốt) của từng yếu tố đến doanh nghiệp mình. Mỗi yếu tố có thể là cơ hội, có thể là nguy cơ nên doanh nghiệp phải có phƣơng án chủ động đối phó khi tình huống xảy ra.

2.5.2.2. Môi trường chính trị, luật pháp

Hoạt động ở bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng đều chịu ảnh hƣởng bởi thể chế chính trị và hệ thống luật pháp. Sự ổn định chính trị đƣợc xác định là một trong

32

những tiền đề quan trọng cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Hệ thống luật pháp hoàn thiện là một chổ dựa vững chắc tạo sự an toàn cho các doanh nghiệp hoạt động.

Mọi doanh nghiệp hoạt động đều phải tuân thủ pháp luật, đây là môi trƣờng pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Nó thƣờng xuyên tác động lên kết quả và hiệu quả SXKD của doanh nghiệp, đồng thời môi trƣờng pháp lý còn là trọng tài khi cần thiết xử lý tranh chấp giữa các doanh nghiệp. Môi trƣờng pháp lý quy định hành vi của doanh nghiệp hoạt động trong môi trƣờng đó, có thể khai thác, tận dụng những thuận lợi, thời cơ của môi trƣờng này để nâng cao hiệu quả SXKD và tránh đƣợc những rủi ro đối với doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất lớn vào chính sách thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Chính phủ.

2.5.2.3. Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh trong ngành gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong ngành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào ngành trong tƣơng lai. Số lƣợng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong ngành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trong ngành ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững đƣợc trên thị trƣờng và tăng lợi nhuận, trên cơ sở tạo ra và sử dụng ƣu thế của mình về giá trị sử dụng của sản phẩm. Sự cạnh tranh một mặt trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức nhƣ loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trƣờng hoặc doanh nghiệp chỉ thu đƣợc lợi nhuận thấp, mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp bằng cách doanh nghiệp càng có chi phí thấp càng thu đƣợc lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực bắt buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp. Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm đƣợc các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình tạo đƣợc thế đứng vững mạnh trong môi trƣờng ngành.

2.5.2.4. Thị trường

33

Thị trƣờng đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình SXKD nhƣ thị trƣờng cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, lao động,… Thị trƣờng đầu vào tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tính liên tục của quá trình SXKD, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thị trƣờng đầu ra liên quan trực tiếp đến ngƣời tiêu dùng những hàng hoá và dịch vụ của doanh nghiệp, nó tác động đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tốc độ vòng quay của vốn, doanh thu bán hàng, mức độ chấp nhận và tín nhiệm giá trị sử dụng của sản phẩm,…Nhƣ vậy, thị trƣờng đầu ra quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng và hiệu quả kinh doanh. Việc tạo lập và mở rộng thị trƣờng đầu ra có ý nghĩa sống còn đối với mỗi doanh nghiệp.

2.5.2.5. Môi trường khu vực và quốc tế

Xu thế hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, mọi doanh nghiệp. Hội nhập quốc tế vừa tạo ra những cơ hội vừa tạo ra những thách thức to lớn cho các chủ thể kinh doanh. Nƣớc ta đã chính thức gia nhập WTO đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trƣờng sang các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi là sự cạnh tranh quốc tế sẽ diễn ra hết sức gay gắt.

Các doanh nghiệp nƣớc ta đang đối mặt với việc phân chia và giảm sút thị phần do sự thâm nhập thị trƣờng của các tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Mỹ, Trung Quốc,…Trong khi đó việc mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài đối với doanh nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn bởi do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ta còn ở mức rất thấp.

34

CHƢƠNG 3

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Dựa trên tổng quan về tình hình nghiên cứu cùng với những cơ sở lý luận khoa học về phân tích tài chính trong doanh nghiệp nói chung và đặc thù của các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng vì vậy để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu đã đặt ra, luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: phƣơng pháp thu thập dữ liệu bao gồm cả sơ cấp và thứ cấp, phƣơng pháp phân tích: so sánh, chi tiết chỉ tiêu phân tích và một số phƣơng pháp nghiên cứu khác. Thông qua các phƣơng pháp này, luận văn dựa trên cơ sở lý luận khoa học về phân tích tài chính doanh nghiệp, từ đó vận dụng làm rõ thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh và đƣa ra các giải pháp giúp Công ty nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu:

Thu thập dữ liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Mục đích của thu thập dữ liệu (là các tài liệu nghiên cứu khoa học có trƣớc từ quan sát và thực hiện) làm cơ sở lý luận khoa học hay luận cứ chứng minh giả thuyết hay tìm ra vấn đề nghiên cứu.

Thu thập dữ liệu sơ cấp: từ quá trình tìm hiểu tại doanh nghiệp và báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của của một số doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán. Thông qua thâm nhập trực tiếp để quan sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, gặp gỡ, trao đổi và thảo luận với ngƣời lao động, cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, qua đó phát hiện những vấn đề nảy sinh và phác thảo những nét cơ bản về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp.

Thu thập dữ liệu thứ cấp: đƣợc thu thập từ báo cáo của Ban đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Tổng cục thống kê, các báo cáo của một số Bộ ngành, tập đoàn kinh tế nhà nƣớc, địa phƣơng… Một số dữ liệu thứ cấp đƣợc công bố rộng rãi nên kết hợp phƣơng pháp nghiên cứu tại bàn để tìm kiếm từ các website và chắt lọc thông tin từ các văn bản nhƣ báo cáo tổng kết chuyên ngành.

35

Trong đề tài, dữ liệu thứ cấp cần đƣợc thu thập và phân tích là những dữ liệu về tình hình báo cáo tài chính của Công ty CP Viglacera Đông Anh.

Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp nhƣ sau:

 Liên hệ với Công ty CP Viglacera Đông Anh và tiến hành thu thập tài liệu, thông tin có liên quan.

 Thu thập dữ liệu từ các nguồn thông tin đại chúng: Các bài viết đƣợc đăng trên các tạp chí, các trang web điện tử …

 Kiểm tra dữ liệu: Tính chính xác, tính thời sự và tính thích hợp.

 Xử lý dữ liệu theo mục tiêu đã xác định.

3.2. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu:

Phƣơng pháp phân tích bao gồm hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tình hình hoạt động, các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu chi tiết, các chỉ tiêu tổng quát chung, các chỉ tiêu có tính chất đặc thù nhằm đánh giá toàn diện thực trạng hoạt động.

Khi phân tích có thể chi tiết chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo các hƣớng khác nhau nhƣ: theo yếu tố cấu thành, theo thời gian và theo địa điểm phát sinh. Sau đó, mới tiến hành xem xét, so sánh mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố đến tổng thể cũng nhƣ xem xét độ thực hiện và kết quả đạt đƣợc trong từng thời gian hay mức độ đóng góp của từng yếu tố.

Việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tƣợng nghiên cứu theo yếu tố cấu thành giúp các nhà quản lý đánh giá đƣợc chính xác vai trò và vị trí của từng yếu tố, các nhà quản lý sẽ có những quyết định kịp thời, sát thực với tình hình cụ thể để chỉ đạo sát sao cũng nhƣ giải quyết các tình huống phát sinh.

Trong đề tài, tác giả tập trung phân tích báo cáo tài chính thông qua các chỉ tiêu về biến động tài sản- nguồn vốn, phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận, phân tích đánh giá về dòng tiền, khả năng thanh toán, dòng tiền.

36

3.2.1. Phương pháp so sánh:

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trong phân tích.

Để áp dụng phƣơng pháp so sánh và phân tích, trƣớc hết phải xác định số gốc để so sánh. Việc xác định số gốc để so sánh là tuỳ thuộc và mục đích cụ thể của phân tích. Gốc để so sánh đƣợc chọn là gốc về mặt thời gian và không gian. Kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể chọn là số tuyệt đối, số tƣơng đối hoặc số bình quân.

Đề tài lấy các chỉ tiêu của năm 2012 là chỉ tiêu cơ sở, các chỉ tiêu của năm 2013, 2014 là chỉ tiêu phân tích đƣợc so sánh với chỉ tiêu gốc của năm 2012. Giá trị so sánh là số tuyệt đối (tổng tài sản, tổng nguồn vốn, …) và số tƣơng đối (hệ số thanh toán, ROA,ROE,…), so sánh với bình quân chung của toàn ngành.

3.2.2. Phương pháp tỷ lệ

Phƣơng pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của DN với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện đƣợc áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn, vì:

+ Nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

+ Phƣơng pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

3.2.3. Phương pháp Dupont

Trong phân tích tài chính, ngƣời ta thƣờng vận dụng phƣơng pháp Dupont để phân tích liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết

37

giữa các chỉ tiêu mà ngƣời ta có thể phát hiện ra những nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trật tự logic chặt chẽ.

Dƣới góc độ nhà đầu tƣ cổ phiếu, một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất là hệ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Do vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn hình thành nên tài sản, nên ROE sẽ phụ thuộc vào hệ số lợi nhuận trên tổng tài sản. Mối quan hệ này đƣợc thể hiện bằng mô hình Dupont [8 , tr 55] nhƣ sau:

ROA = Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản

= LNST = LNST x Doanh thu

Bình quân tổng TS Doanh thu Bình quân tổng TS

ROE

= Lãi gộp x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số sử dụng vốn cổ phần

= LNST x Doanh thu x Bình quân tổng TS

Doanh thu Bình quân tổng TS Bình quân vốn CSH

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, DN có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE nhƣ sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của DN thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động.

- Tăng hiệu suất sử dụng tài sản, nâng cao số vòng quay của tài sản thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận của DN.

Phân tích BCTC bằng mô hình Dupont có ý nghĩa lớn đối với quản trị DN. Thể hiện ở chỗ có thể đánh giá đầy đủ và khách quan các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, từ đó tiến hành công tác cải tiến tổ chức quản lý DN.

3.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu khác:

Ngoài các phƣơng pháp phổ biến trên đây, đề tài còn kết hợp sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ: Phƣơng pháp xác định giá trị theo thời gian của tiền, phƣơng pháp hồi quy, phƣơng pháp toán kinh tế.

38

Cụ thể, đề tài sử dụng phƣơng pháp hồi quy để ƣớc lƣợng về lợi nhuận dự kiến trong năm 2015 của Công ty CP Viglacera Đông Anh và đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố có liên quan đến lợi nhuận của công ty. - Nguồn số liệu đƣợc sử dụng trong luận văn: Chủ yếu là các số liệu sử dụng căn cứ trên các báo cáo tài chính cụ thể hàng năm trong giai đoạn từ năm 2011- 2014 của Công ty CP Viglacera Đông Anh.

39

CHƢƠNG 4

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA ĐÔNG ANH

4.1 Tổng quan về Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh

4.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển

4.1.1.1 Thông tin khái quát

- Tên giao dịch : Công ty cổ phần Viglacera Đông Anh - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0101412313 - Vốn điều lệ : 10.049.740.000, đồng

- Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu :

+ Tổng Công ty Viglacera : 5.125.500.000, đồng - tỷ lệ 51% + Vốn góp của đối tƣợng khác : 4.924.240.000, đồng - tỷ lệ 49% - Địa chỉ : Tổ 35 thị trấn Đông Anh – Hà Nội

- Số điện thoại : 043 8832 400 Số Fax : 043 8835 465 - Địa chỉ website :Viglaceradonganh.com

- Mã cổ phiếu : DAC

4.1.1.2. Qúa trình hình thành và phát triển

-Công ty thành lập tháng 8/1958, tiền thân là Xí nghiệp Gạch ngói 382 Đông Anh, là một đơn vị thuộc Tổng cục hậu cần – Bộ Quốc phòng.

-Năm 1959 Xí nghiệp Gạch ngói 382 Đông Anh chuyển về Bộ Xây dựng thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Gạch ngói sành sứ xây dựng – Bộ Xây dựng.

- Năm 1995, Xí nghiệp Gạch ngói 382 Đông Anh đổi tên thành Công ty Gốm xây dựng 382 Đông Anh trực thuộc Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng (Quyết định số 74/BXD-TCLĐ ngày 18 tháng 02 năm 1995 của Bộ trƣởng Bộ Xây Dựng).

- Năm 2001, Công ty Gốm xây dựng 382 Đông Anh đƣợc sáp nhập vào Công ty Gốm xây dựng Từ Sơn - là đơn vị trực thuộc Công ty Gốm xây dựng Từ Sơn, hạch toán kinh tế phụ thuộc.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần viglacera đông anh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)