Giới thiệu về các DNNQD trên địa bàn quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 56 - 59)

Trong thời gian qua, khu vực kinh tế NQD đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, đa dạng về loại hình kinh doanh, đa dạng về ngành nghề và đã có những đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách trên địa bàn quận. Có thể thấy rõ thực trạng khu vực kinh tế NQD qua từng mặt như sau:

* Về số lượng: Trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm gần đây số lượng DN NQD luôn biến động: năm 2011 có 6.198 DN hoạt động trên địa bàn; năm 2012 Chi cục quản lý 8.011 DN hoạt động; Tính hết ngày 31/12/2013 trên địa bàn quận Cầu Giấy đã có 10.906 DN NQD đã được cấp mã số thuế hoạt động. Tuy nhiên do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thì đến nay đã có 2.191 DN (chiếm 20%) xin tạm ngừng hoạt động sản suất kinh doanh, đóng cửa, giải thể và một số DN đang gặp rất nhiều khó khăn về khả năng tài chính, vốn, về tiêu thụ sản phẩm hàng tồn kho…

Biểu đồ 3.1: Thống kê thực trạng của DN năm 2013

(Nguồn: Đội Kê khai, kế toán thuế - Chi cục Thuế quận Cầu Giấy)

* Về cơ cấu lĩnh vực kinh doanh: Với đặc điểm quy mô nhỏ, vốn ít dễ thích nghi trong cơ chế thị trường, kinh tế NQD đã làm nên một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về ngành nghề kinh doanh. Song có thể nói việc điều tra, phân loại, đánh giá một cách chính xác, chi tiết, cơ cấu từng nhóm ngành

2.191; 20%

8.715; 80%

Đóng cửa/ tạm ngừng hoạt động

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46

nghề là một việc làm gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Bởi vì, trong cơ chế thị trường hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thực hiện kinh doanh tổng hợp, đăng ký kinh doanh cùng lúc nhiều ngành nghề, sản xuất chủ yếu chạy theo sự khan hiếm trên thị trường do đó mang rất nhiều yếu tố tự phát và ngành nghề có sự thay đổi.

Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của khu vực kinh tế NQD trên địa bàn quận Cầu Giấy khái quát như sau: Trên 65% DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ; các lĩnh vực khác như giao thông vận tải, xây dựng, chế biến chiếm khoảng 35 %.

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của DN NQD

(Nguồn: Đội Kê khai, kế toán thuế - Chi cục Thuế quận Cầu Giấy)

Địa bàn hoạt động của các DN NQD được trải đều trên khắp quận, tuy nhiên tại phường Trung Hòa, Yên Hòa và Dịch Vọng Hậu có số lượng các DN NQD đăng ký hoạt động lớn vì những khu vực này tập trung nhiều các trung tâm thương mại, dịch vụ.

65% 7% 9% 13% 6% Ngành TMDV Ngành Xây Dựng Ngành vận tải Ngành sản xuất Ngành khác

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47

Bảng 3.1: Số lượng DN NQD phân theo địa bàn hoạt động năm 2013

TT Phường Số DN NQD DNTN TNHH CP Cộng 1 Nghĩa Đô 03 430 462 895 2 Quan Hoa 02 429 479 910 3 Dịch Vọng 07 371 524 902 4 Dịch Vọng Hậu 03 474 637 1.114 5 Trung Hòa 10 877 1.029 1.916 6 Nghĩa Tân 03 300 370 673 7 Mai Dịch 01 443 550 994 8 Yên Hòa 04 573 727 1.304 Tổngcộng 33 3.894 4.788 8.715

(Nguồn: Đội Kê khai, kế toán thuế - Chi cục Thuế quận Cầu Giấy)

* Đánh giá vai trò của các DN NQD trên địa bàn quận Cầu Giấy.

Những đóng góp chủ yếu: Sự phát triển mạnh mẽ của các DN NQD ở quận Cầu Giấy thời gian vừa qua đã khơi dậy nguồn tiềm năng về đất đai tài sản, tiền vốn, sức lao động và trí tuệ, kinh nghiệm của mọi tầng lớp nhân dân vào sản xuất kinh doanh góp phần cho sự phát triển KT-XH chung của quận Cầu Giấy. Những đóng góp của các DN NQD có thể khái quát như sau:

+ Đã góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động

+ Tạo ra nhiều sản phẩm trong nước và xuất khẩu có giá trị cao góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.

+ Huy động được nguồn vốn to lớn trong nhân dân vào sản xuất kinh doanh và đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu các ngân sách.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48

Như vậy, trong những năm qua, DN NQD ở quận Cầu Giấy đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách trên địa bàn quận.

Những hạn chế và khó khăn: Bên cạnh những đóng góp to lớn trong thời gian qua, đánh giá tổng quan, các DN NQD ở quận Cầu Giấy còn có những hạn chế và khó khăn như sau:

- Quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ lạc hậu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất chế biến nông sản thực phẩm còn ít, sản xuất chủ yếu chạy theo nhu cầu thị trường do đó mang nhiều yếu tố tự phát, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn hạn chế.

- Sự hiểu biết về chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, trình độ quản lý kinh tế quản trị kinh doanh và tay nghề của chủ DN và người lao động còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu thực tế.

- Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với khu vực kinh tế NQD cũng như vai trò của các đoàn thể xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung mới dừng lại ở việc đề ra các chủ trương, chưa có các biện pháp cụ thể.

- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với DN NQD còn chậm và chưa được nhiều, do vậy chưa có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy cho DN NQD phát triển.

Trong thời gian qua DN NQD ở quận Cầu Giấy phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đã huy động được một nguồn vốn to lớn của mọi tổng hợp dân cư vào đầu tư phát triển góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thực hiện xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách trên địa bàn quận.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)