0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa bàn quận Cầu Giấy

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 53 -56 )

Ngày 22 tháng 11 năm 1996, Chính phủ ra Nghị định 74-CP thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa thuộc huyện Từ Liêm. Quận Cầu Giấy được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 01/09/1997, ban đầu có bảy phường (từ ba xã và bốn thị trấn của huyện Từ Liêm) với diện tích 12,04 km2. Qua quá trình điều chỉnh địa giới hành chính đã thành lập thêm một phường mới, đến nay tổng số đơn vị hành chính của quận là tám phường. Số dân khi mới thành lập là 98 nghìn người, hiện nay gần 250 nghìn người (tăng gấp gần 2,6 lần).

Cùng với đà tăng trưởng của Thủ đô, hơn 15 năm qua, kinh tế quận từng bước phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo sự chuyển dịch quan trọng về cơ cấu theo đúng định hướng: thương mại - dịch vụ - công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, từng bước hình thành các trung tâm thương mại, dịch vụ chất lượng cao, khu tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều DN khoa học công nghệ, tạo ra giá trị kinh tế cao. Lãnh đạo quận chỉ đạo, tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế SXKD phát triển đúng luật; thu hút đầu tư, tăng chỉ số cạnh tranh của quận; tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật, cải cách hành chính là khâu đột phá, thu hút đầu tư vào quận; tăng cường các giải pháp tạo nguồn thu ngân sách.

Về cơ cấu kinh tế, các cơ sở công nghiệp NQD do quận quản lý chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực như chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, dệt may, gia công cơ khí, sản xuất hàng truyền thống như giấy, vãng mã, bánh cốm, chế biến thực phẩm, bánh kẹo. Nhìn chung quy mô sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp do quận quản lý là các đơn vị nhỏ có quy mô tự phát, phân bố không đều chỉ tập trung

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43

ở các phường có tuyến giao thông như Quan Hoa, Nghĩa Đô, Mai Dịch. Sản phẩm các ngành sản xuất trên địa bàn quận đa số là của khu vực cá thể, mang tính thủ công, chất lượng sản phẩm chưa cao nên chưa thể cạnh tranh với thị trường trong nước.

Cơ cấu ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ so với ngành thương mại dịch vụ trong cơ cấu kinh tế quận và không ổn định qua các năm. Chỉ trừ một số DN đóng trên địa bàn do Trung ương quản lý có trang bị máy móc thiết bị tương đối hiện đại, còn lại đa số các DN có máy móc thiết bị lạc hậu, chắp vá không được đầu tư đổi mới. Ngành nông nghiệp đã đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trông vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Ngành nông nghiệp trên địa bàn quận hiện thu hút hơn 4.000 người chiếm tỷ trọng gần 10% tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế xã hội của quận. Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế quận rất thấp, điều đó cho thấy năng suất lao động xã hội trong ngành này còn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của quận.

Trong khi đó tốc độ phát triển của ngành thương mại dịch vụ tăng khá nhanh kể cả về giá trị sản xuất lẫn số lượng DN, hộ kinh doanh và số ngành dịch vụ. Số lượng các DN thương mại tăng nhanh và chiếm tỷ trọng cao (từ 40-50%) trong các DN quốc doanh và NQD. Số hộ kinh doanh thương mại tăng 170% trong giai đoạn từ 2003-2005. Số lượng các ngành dịch vụ đời sống lẫn dịch vụ xã hội tăng lên nhanh chóng cùng với các ngành mới của kinh tế thị trường như dịch vụ tư vấn xây dựng, giao thông, khoa học kỹ thuật. Ngành thương mại dịch vụ bước đầu thu hút đc đầu tư trong nước vào khu vực kinh tế tư nhân do lợi thế của một số tuyến giao thông mới trong khu vực đang trong diện mở rộng trong quá trình đô thị hóa như đường Hoàng Quốc Việt, đường Xuân Thủy, đường 32… Hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu nội bộ của quận. Hiệu quả của hoạt động thương mại còn thấp ở các DN quốc doanh, nhiều tiềm năng chưa được khai thác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

Kết quả, năm 1997 thu ngân sách toàn quận là 35 tỷ đồng; 10 năm sau năm 2007 là 1.100 và năm 2013 đạt 2.630 tỷ đồng. Thu ngân sách quận sau 15 năm đã tăng từ 30 tỷ đồng lên gần 2.700 tỷ đồng, đây cũng là một điều kiện tạo thuận lợi cho việc phát triển đô thị, văn hóa – xã hội.

Trong giai đoạn 2010-2020 quận Cầu Giấy đưa ra quan điểm chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội bao gồm:

- Chủ động và kết hợp hài hòa trong quản lý xây dựng đô thị, phát triển kinh tế xã hội quận phù hợp với định hướng và quy hoạch tổng thể phát triển xã hội cùa thành phố đến năm 2020.

- Phát huy mọi tiềm năng và lợi thế của quận, khai thác và kết hợp có hiệu quả các nguồn lực trên địa bàn, thúc đẩy sự hợp tác và liên kết cao với các địa phương khác trong và ngoài thành phố, cùng thành phố tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế.

- Kết hợp hài hòa giữa yêu cầu đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế và đô thị hóa, với yêu cầu phát triển bền vững, bảo vệ sinh thái, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống Thăng Long – Hà Nội. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, cùng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh trật tự đô thị, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân.

Các chỉ tiêu cơ bản định hướng phát triển kinh tế xã hội quận Cầu Giấy giai đoạn 2010-2020 cụ thể như sau:

- Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 13-14%/năm, thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 2.400 USD/người;

- Giá trị sản xuất ngành nông-lâm nghiệp giảm 0,5-1%/năm, chiếm tỷ trong 0,4% trong cơ cấu kinh tế toàn quận;

- Giá trị sản xuất ngành công nghiệp-xây dựng tăng 12,5-13%/năm, chiếm tỷ trọng 57,6% trong cơ cấu kinh tế toàn quận;

- Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 14-14,5%/năm, chiếm tỷ trọng 42% trong cơ cấu kinh tế toàn quận

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 53 -56 )

×