a/ Mục tiêu quản lý thuế TNDN
Thuế TNDN là một sắc thuế cơ bản trong hệ thống các sắc thuế ở Việt Nam, quản lý thuế TNDN trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được mục tiêu cơ bản sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22
- Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN từ các nguồn các đối tượng trên địa bàn được giao quản lý, chủ yếu là các DN NQD, trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Tăng cường và ổn định số thu của NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế cần chú trọng và duy trì phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế.
- Hai là, phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế. Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực, là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.
- Ba là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của NNT. Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp để thực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của NNT sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tác động của Nhà nước đến nền kinh tế. Công tác tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành luật thuế giúp cho NNT hiểu và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.
b/ Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý thuế TNDN
Việc nghiên cứu các quy luật khách quan giúp cho các cơ quan Thuế tìm được các nguyên tắc quản lý hợp lý và đúng đắn theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đối với nước ta hiện nay, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, có các nguyên tắc cơ bản quản lý thuế TNDN như sau:
- Nguyên tắc tập trung dân chủ; - Nguyên tắc công khai, minh bạch; - Nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm;
- Nguyên tắc phù hợp tình hình KT-XH của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế.