Khái niệm công tác quản lý thuế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 27)

Công tác quản lý thuế có thể được hiểu là việc tổ chức thực thi pháp luật thuế của Nhà nước. Tức là, quản lý thuế được hiểu là hoạt động tác động và điều hành hoạt động đóng thuế của NNT. Hoạt động tác động nói trên của Nhà nước được hiểu dưới ba góc độ sau:

- Là quá trình vận dụng bản chất, chức năng của thuế để hoạch định chính sách, bao gồm cả chính sách điều tiết qua thuế và chính sách quản lý.

- Là quá trình xây dựng tổ chức bộ máy ngành Thuế và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu quản lý thuế.

- Là việc vận dụng các phương pháp thích hợp tác động đến quá trình thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT phù hợp với quy luật khách quan, bao gồm các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, kê khai tính thuế, thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý nợ thuế. Theo đó, công tác quản lý thuế bao gồm cả hoạt động xây dựng chính sách thuế, ban hành pháp luật thuế và hoạt động tổ chức hành thu. Khái niệm công tác quản lý thuế nêu trên cho thấy công tác quản lý thuế bao gồm các khía cạnh chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chủ thể của công tác quản lý thuế là Nhà nước bao gồm cơ quan lập pháp với vai trò là người nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật thuế; cơ quan hành pháp với tư cách là người điều hành trực tiếp công tác thu và nộp thuế; hệ thống các cơ quan chuyên môn giúp cho cơ quan hành pháp (cơ quan thuế, cơ quan hải quan) thay mặt cho Nhà nước tổ chức và thực hiện thu thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 17

Thứ hai, đối tượng của công tác quản lý thuế là các tổ chức và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.

Thứ ba, mục tiêu của công tác quản lý thuế là huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức và cá nhân trong xã hội cho Nhà nước thông qua việc ban hành và tổ chức thi hành pháp luật thuế.

Thứ tư, công tác quản lý thuế là một hệ thống nhất giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với nhau và giữa xây dựng chính sách thuế với tổ chức hành thu.

Thứ năm, quá trình tác động, điều hành thu thuế gắn với quá trình thực hiện các chức năng quản lý của Nhà nước và quá trình này phải tuân thủ các quy luật khách quan.

Mục đích của công tác quản lý thuế là nhằm làm cho NNT thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ luật định về thuế của mình, đồng thời Nhà nước thực hiện được các mục tiêu vốn có của mỗi sắc thuế, trong đó có thuế TNDN.

2.1.5. Khái nim và các hình thc DN NQD

2.1.5.1. Khái niệm DN NQD

DN là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Theo Luật DN được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ 8 thông qua thì DN QND hiện nay gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh, DNTN và HTX. Các hình thức này có hoạt động kinh doanh đa dạng, phong phú về mọi lĩnh vực, mỗi hình thức của DN NQD lại có những đặc điểm khác nhau:

* Công ty TNHH hai thành viên trở lên là DN, trong đó:

- Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi;

- Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn cam kết góp vào DN;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 18

- Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định.

* Công ty TNHH một thành viên là DN do một tổ chức hoặc một cá

nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

* Công ty cổ phần là DN, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; - Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của DN trong phạm vi số vốn đã góp vào DN;

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ các trường hợp theo quy định.

* Công ty hợp danh là DN, trong đó:

- Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn;

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

* DNTN là DN do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng

toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của DN.

* HTX là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu,

lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và từng xã viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

Tóm lại, DN NQD là hình thức DN không thuộc sở hữu Nhà nước, trừ

khối hợp tác xã; toàn bộ vốn, tài sản, lợi nhuận đều thuộc sở hữu tư nhân hay tập thể người lao động, chủ lao động DN hay chủ cơ sở sản xuất kinh doanh chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động sản xuất kinh doanh và toàn quyền quyết định phương thức phân phối lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế mà không chịu sự chi phối nào từ các quyết định của Nhà nước hay cơ quan quản lý.

2.1.5.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của DNNQD.

Thứ nhất: DN NQD là loại hình DN có tư liệu sản xuất, phương thức sản xuất thuộc sở hữu cá nhân hay tập thể người lao động sáng lập, tổ chức bộ máy quản lý của các DN NQD thường gọn gàng linh hoạt. Do đó đây là loại hình DN năng động, sáng tạo nhạy bén với thị trường.

Thứ hai: ngành nghề hoạt động kinh doanh của các DN rất phong phú

đa dạng như: thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất… và tồn tại dưới nhiều hình thức như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân, hợp tác xã. Quy mô các DN thường là vừa và nhỏ, điều kiện vật chất còn khó khăn như vốn ít, lao động ít, kiến thức kinh doanh còn hạn chế do mang tính tự phát.

Thứ ba: Từ khi Luật DN năm 2005 ra đời, các DN NQD tăng nhanh về số lượng, nhưng sự gia tăng thường không ổn định có nhiều biến động, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào quan điểm Nhà nước có khuyến khích các DN hay kiềm chế sự hoạt động của các DN.

Tóm lại DN NQD hoàn toàn độc lập tự chủ về nguồn tài chính, các DN

tự bỏ vốn, công sức để đầu tư kiếm lợi nhuận cho chính DN một cách tối đa. Do vậy việc kiểm soát hoạt động của các loại hình DN này hết sức khó khăn phức tạp nhất là xu hướng hiện nay các DN dùng mọi thủ đoạn để tìm cách trốn và tránh thuế bất luận hậu quả họ mang lại cho nền kinh tế như thế nào.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20

2.1.5.3. Vai trò của DN NQD

Thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế khu vực NQD nói chung, nhất là khu vực DN NQD đã phát triển vượt bậc. Thực tiễn đã khẳng định những đóng góp của khu vực này trong sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.

Cùng với sự gia tăng về số lượng và các ngành nghề kinh doanh phong phú đa dạng của các DN NQD như: thương nghiệp, dịch vụ, sản xuất… đã đem lại số thu cho ngân sách Nhà nước hàng năm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Sự phát triển của khu vực DN NQD đã mở mang ra nhiều ngành nghề, thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Đã xuất hiện nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động hiệu quả, tạo được chỗ đứng trên thị trường. Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, được người tiêu dùng trong nước và ngoài nước ưa chuộng.

Mặt khác DN NQD còn có vai trò lớn trong việc ổn định nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. DN NQD còn có khả năng thu hút vốn trong xã hội nhanh, hiệu quả đầu tư vốn cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội, góp phần tích tụ tập trung tư bản tạo điều kiện để tái sản xuất làm tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên phương diện đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, số thu thuế từ DN NQD ngày càng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng thu của Ngân sách Nhà nước. Trong tổng số thu từ thuế đối với DN NQD, thuế TNDN ngày càng chiếm vị trí quan trọng.

2.1.6. Đặc đim qun lý thuếđối vi DN NQD

Đặc điểm của quản lý thuế đối với DN trước hết và chủ yếu xuất phát từ đặc điểm của NNT là DN. Thuế đối với DN có một số đặc điểm khác so với các NNT khác. Các đặc điểm đó thể hiện trên các mặt cụ thể sau:

Mt là, các DN là nhóm NNT với nhiều loại hình đa dạng như: DNTN, Công ty Cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh, Hợp tác xã. So với

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

nhiều ĐTNT khác như các cá nhân kinh doanh, thuế từ các DN khá tập trung, có số thu lớn, thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nội địa. Do vậy, quản lý thuế đối với DN được đặc biệt quan tâm và đặt ưu tiên hàng đầu. Hầu hết cơ quan Thuế các nước đều rất chú trọng việc quản lý nhóm ĐTNT này.

Thực tế ở Việt Nam qua số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, khối DN luôn đóng góp trên 50% tổng thu NSNN cả nước hàng năm.

Hai là, DN là ĐTNT có trình độ tổ chức cao hơn, chặt chẽ hơn các hộ kinh doanh cá thể. Hầu hết các DN thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Theo chế độ hiện hành, các DN đều phải mở sổ sách kế toán và hạch toán kế toán theo chế độ quy định, thực hiện nghĩa vụ thuế theo phương pháp kê khai thuế.

Ba là, DN có phạm vi kinh doanh rộng hơn và mức độ phức tạp cao hơn so với đối tượng là hộ cá thể. Ngày nay, nhiều DN có phạm vi kinh doanh toàn cầu. Vì vậy, việc kiểm soát chi phí và thu nhập khi tính thuế là hết sức phức tạp. Nhiều DN lớn không trốn thuế một cách "ngây ngô" như các DN nhỏ hoặc cá nhân kinh doanh (mà chủ yếu là bằng cách gian lận hoá đơn hay bán hàng không xuất hoá đơn). Các DN này luôn xuất trình đủ hoá đơn, chứng từ và hạch toán rất bài bản, nhưng đằng sau những số liệu "sạch sẽ" đó là cả một kế hoạch trốn thuế hết sức tinh vi. Do đó, quản lý thuế đối với DN đòi hỏi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm. Có như vậy mới phát hiện được các thủ thuật trốn thuế, tránh thuế hết sức tinh vi của các đối tượng này, từ đó đề xuất hoàn thiện chính sách hoặc xử lý đối tượng vi phạm.

2.1.7. Mc tiêu và các nguyên tc qun lý thuế TNDN

a/ Mục tiêu quản lý thuế TNDN

Thuế TNDN là một sắc thuế cơ bản trong hệ thống các sắc thuế ở Việt Nam, quản lý thuế TNDN trong nền kinh tế quốc dân nhằm đạt được mục tiêu cơ bản sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22

- Một là, tập trung, huy động đầy đủ, kịp thời số thu cho NSNN từ các nguồn các đối tượng trên địa bàn được giao quản lý, chủ yếu là các DN NQD, trên cơ sở không ngừng nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu. Tăng cường và ổn định số thu của NSNN trong tương lai, công tác quản lý thuế cần chú trọng và duy trì phát triển các cơ sở tạo ra nguồn thu thuế.

- Hai là, phát huy tốt nhất vai trò của thuế trong nền kinh tế. Vai trò của thuế mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực, là kết quả của những tác động từ phía con người. Những tác động này được thực hiện thông qua những nội dung, những công việc cụ thể của công tác quản lý thuế.

- Ba là, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật của NNT. Trong cơ chế thị trường, Nhà nước thông qua công cụ luật pháp để thực hiện sự tác động vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Ý thức chấp hành luật pháp của NNT sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc tác động của Nhà nước đến nền kinh tế. Công tác tuyên truyền, kiểm tra việc chấp hành luật thuế giúp cho NNT hiểu và chấp hành nghiêm quy định của pháp luật.

b/ Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý thuế TNDN

Việc nghiên cứu các quy luật khách quan giúp cho các cơ quan Thuế tìm được các nguyên tắc quản lý hợp lý và đúng đắn theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đối với nước ta hiện nay, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước, có các nguyên tắc cơ bản quản lý thuế TNDN như sau:

- Nguyên tắc tập trung dân chủ; - Nguyên tắc công khai, minh bạch; - Nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm;

- Nguyên tắc phù hợp tình hình KT-XH của đất nước và xu thế hội nhập quốc tế.

2.1.8. Yêu cu qun lý thuế TNDN đối vi DN NQD

Việc quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

quản lý theo Luật Quản lý thuế. Tất cả các sắc thuế đều phải theo trình tự, thủ tục các nội dung của quản lý thuế theo luật định, gồm:

- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.

- Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt. - Quản lý thông tin về NNT.

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. - Xử lý vi phạm pháp luật về thuế.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Ngoài những quy định chung của Luật, cần thực hiện những quy định do ngành thuế ban hành. Về cơ bản, mỗi nội dung quản lý thuế đều được quy định chi tiết bằng các quy trình và bất cứ cơ quan Thuế nào cũng phải thực hiện đúng quy định của quy trình. Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế hiện nay bao gồm:

- Quy trình quản lý đăng ký thuế.

- Quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế. - Quy trình hoàn thuế.

- Quy trình miễn thuế, giảm thuế.

- Quy trình quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế. - Quy trình kiểm tra thuế.

- Quy trình thanh tra thuế.

Hai là, bảo đảm tăng nguồn thu cho NSNN, đồng thời nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)