KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quậnLê Chân - thành phố Hải Phòng (Trang 101 - 103)

- Xây dựng hạ tầng truyền thống.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận.

1. Kết luận.

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy: Việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học là một việc làm cần thiết, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa, sự phát triển của khoa học công nghệ và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới và công cuộc CNH-HĐH của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện được được điều này cần phải có được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của lãnh đạo Bộ GD&ĐT, của UBND thành phố, của Sở GD&ĐT, của UBND quận Lê Chân và đặc biệt là các cán bộ quản lý ở các trường THCS trong quận.

Với mục đích nhằm nâng cao việc ứng dụng CNTT trong đổi mới phương pháp quản lý dạy học ở các trường THCS, đề tài đã xây dựng và hệ thống một số khái niệm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về cơ sở lý luận về các biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học. Đó là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể thông qua việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý tác động đến tập thể giáo viên, học sinh và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác, phối hợp trong các hoạt động của nhà trường giúp quá trình dạy học, giáo dục vận động tối ưu tới các mục tiêu đề ra.

Đề tài đã đánh giá được thực trạng của việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học ở các trường THCS của quận Lê Chân như: Thực trạng về cơ sở vật chất, thực trạng về đội ngũ, cán bộ CNTT, thực trạng về quản lý, chỉ đạo việc ứng dụng CNNT trong quản lý dạy học, thực trạng các biện pháp ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học trong một số trường THCS của quận.

Đề tài cũng đã phân tích được các thực trạng các biện pháp thông qua phân tích các mâu thuẫn ảnh hưởng như: Về chủ chương, chính sách, về cán

bộ quản lý, về cán bộ, giáo viên, về học sinh về chương trình và phương pháp dạy học và về vấn đề cơ sở vật chất, ...

Đề tài cũng đã phân tích được một số nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lí dạy học, đó là:

- Một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục ở các nhà trường chậm đổi

mới về tư duy, thiếu sáng tạo, nhạy bén; chưa theo kịp yêu cầu và sự đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn; chưa coi trọng công tác phát triển và ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học.

- Một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học; đội ngũ cán bộ, giáo viên có chuyên môn về CNTT còn thiếu, tay nghề còn hạn chế; một số ít chưa toàn tâm toàn ý với nghề.

- Giáo dục phổ thông chịu sức ép lớn về nhu cầu học tập ngày càng tăng do dân số và trình độ dân trí tăng.

- Kinh phí đầu tư cho giáo dục còn ít, cơ sở vật chất, máy tính, mạng máy tính, trang thiết bị dạy học nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu của việc nâng cao chất lượng.

Trên cơ sở nghiên cứu về lý luận và thực tiễn (chương 1, và chương 2) và qua việc khảo sát thực trạng lấy ý kiến cán bộ, giáo viên, học sinh, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý dạy học ở các trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng như sau:

Biện pháp 1 :Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Biện pháp 2 : Lập kế hoạch chiến lược cho việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS

Biện pháp 3 : Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho nhà trường

Biện pháp 4 : Xây dựng kế hoạch tạo nguồn nhân lực có chất lượng về CNTT cho nhà trường

Biện pháp 5 : Tăng cường các nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật tin học, hiện đại hóa trang thiết bị cho các trường THCS

Biện pháp 6 : Thanh tra, kiểm tra và đánh giá việc bảo quản, sử dụng CNTT các trường THCS

Những biện pháp của đề tài là sự vận dụng, cụ thể hóa của khoa học quản lý vào hoạt động quản lý ở các trường THCS. Các biện pháp đưa ra là kết quả tổng kết các kinh nghiệm và qua các ý kiến tham khảo, góp ý của các CBQL phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường THCS và đặc biệt là các giáo viên.

Các biện pháp đưa ra đã được khảo nghiệm qua việc trưng cầu ý kiến của các chuyên viên phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường THCS về mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp. Các biện pháp đều được đánh giá là cần thiết và khả thi ở mức độ cao.

Việc nghiên cứu của đề tài có thể góp phần giúp cho phòng GD&ĐT, lãnh đạo các trường THCS có được các biện pháp, phương pháp cải tiến trong quá trình quản lý việc dạy và học của mình, từ đó tạo được hiệu quả cao trong công tác quản lý, tăng hiệu suất công việc, nâng cao uy tín và thương hiệu của các nhà trường

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quậnLê Chân - thành phố Hải Phòng (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w