Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quậnLê Chân - thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 45)

3 Đài Loan 29 HongKong 52 Hongkong 64 Hongkong 105 Hongkong 15 4 Mỹ 21 Đài Loan 2 Đài Loan 45 Trung Quốc8 Trung Quốc

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

trường THCS quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và giáo dục quận Lê Chân,thành phố Hải Phòng thành phố Hải Phòng

2.2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội quận Lê Chân

Quận Lê Chân là một trong các quận nội thành của Hải Phòng, là đầu mối và cửa ngõ giao thông quan trọng của thành phố. Hiện nay quận có 15 phường, diện tích là 12,5km2 với dân số gần 20 vạn người. Lê Chân có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời, là "cái nôi" của thành phố, gắn liền với lịch sử phát triển của thành phố. Các thế hệ quân và dân Lê Chân đã dựng nên truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng kiên cường, góp phần tích cực vào tiến trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta. Đồng thời Lê Chân cũng là nơi kết tinh của truyền thống lao động cần cù, truyền thống văn hóa phong phú và đa dạng của dân tộc. Những giá trị truyền thống đó vẫn được gìn giữ, phát huy trong công cuộc đổi mới đất nước ngày nay.

Những năm qua, kinh tế của quận phát triển ổn định và có mức tăng trưởng khá. Từ năm 2002 đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của quận đạt 20%/năm. Quận được coi là "Quận công nghiệp, tiểu thủ công

nghiệp", là "hình ảnh thu nhỏ" của thành phố Hải Phòng trong phát triển kinh tế hàng hóa, trong quá trình đổi mới và dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên địa bàn quận có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp và xây dựng của Trung ương, Thành phố và Quận với nguồn nhân lực dồi dào, nhất là nguồn lực lao động công nghiệp. Nguồn lực này kế tiếp nhau qua các thế hệ và được đào tạo, tôi luyện qua thực tiễn sản xuất trong suốt hơn 40 năm qua.

Tuy là một quận công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nhưng quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn kéo dài, thương mại dịch vụ chủ yếu là kinh doanh của hộ gia đình, phạm vi thị trường hạn hẹp, chưa phát triển. Chính vì thế, quận còn thiếu khá nhiều điều kiện để đẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện nay, cơ cấu kinh tế của quận đang chuyển dịch từ công nghiệp, xây dựng sang thương mại, dịch vụ. Sự dịch chuyển này là phù hợp với vị thế, định hướng phát triển của quận và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của thành phố Hải Phòng.

Cũng như hầu hết các quận khác của thành phố Hải Phòng, vấn đề lao động và việc làm vẫn luôn là một áp lực lớn đối với các nhà quản lý của quận. Lê Chân hiện vẫn còn hơn 3000 lao động nông nghiệp và có khoảng 4000 - 5000 lao động chưa có việc làm, chiếm khoảng gần 5% số lao động trong độ tuổi. Trong điều kiện đất đai bị thu hẹp do đô thị hóa, ngành nghề chưa phát triển mạnh, lao động chưa được đào tạo nên sức ép về lao động và việc làm cũng sẽ tăng lên.

Cơ sở hạ tầng của quận được đầu tư xây dựng, nâng cấp với tốc độ nhanh, bộ mặt đô thị được cải thiện rõ rệt, nhiều công trình có ý nghĩa xã hội sâu sắc được triển khai xây dựng, nâng cấp, sửa chữa đi vào hoạt động. Văn hóa xã hội có nhiều chuyển biến tích cực. Quận đã hoàn thành chương trình phổ cập trung học và nghề. Cho tới năm học 2009 - 2010, HSG cấp THCS

đã 11 năm liên tục dẫn đầu thành phố. HSG Tiểu học cũng đạt nhiều thành tích rất đáng tự hào. Đội ngũ giáo viên luôn được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu chuẩn hóa và cải cách giáo dục. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, GDP tính theo đầu người đạt 1300 USD/người/năm. Theo tính toán của cục thống kê Hải Phòng, tỷ lệ người dân được ở trong các nhà kiên cố hoặc bán kiên cố là 90%. Toàn quận không có hộ đói; hộ nghèo chỉ còn trên 3% so với tổng số hộ (theo tiêu chí mới), đặc biệt không có hộ chính sách thuộc diện nghèo. An ninh chính trị được giữ vững và ổn định, trật tự an toàn xã hội có nhiều tiến bộ. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và các đoàn thể thường xuyên được quan tâm, đáp ứng ngày càng cao hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Như vậy, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của quận về cơ bản là ổn định, song do đang trong quá trình chuyển dịch, hoàn thiện cơ cấu kinh tế xã hội nên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của các tầng lớp nhân dân. Dân cư nhiều biến động, số người lao động từ ngoại thành vào cư trú trong quận ngày càng đông, cơ cấu lao động phức tạp, tỷ lệ thất nghiệp còn cao, nghề nghiệp, thu nhập của người lao động chưa ổn định, chiều hướng phát triển trong nhiều lĩnh vực còn mang tính tự phát. Đời sống văn hóa của nhân dân tuy phong phú và có bước phát triển mới nhưng chưa vững chắc, những yếu tố tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường tác động đến đời sống văn hóa của nhân dân, đặc biệt là với tầng lớp thanh thiếu niên làm lệch lạc về đạo đức, lối sống. Chính vì vậy, Quận ủy, HĐND và UBND quận Lê Chân đang từng bước cải thiện và phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

2.2.1.2. Khái quát về giáo dục THCS của quận Lê Chân

Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, số học sinh, cán bộ giáo viên các trường THCS thuộc quận Lê Chân năm học 2009-2010

STT Trường THCS Số CBQL Số GV Sổ lớp Số HS Bình quân hs/lớp 1 Trần Phú 4 122 48 2235 46.5 2 Ngô Quyền 4 118 48 2089 43.5 3 Võ Thị Sáu 3 78 32 1325 41.4 4 Nguyễn Bá Ngọc 3 76 29 1124 38.7 5 Tô Hiệu 3 60 26 1107 42.5 6 Lê Chân 2 45 20 505 25.3 7 Trương Công Định 3 58 28 1187 42.3 8 Hoàng Diệu 3 52 19 501 26.4 9 Dư Hàng Kênh 3 57 25 785 31.4 10 Vĩnh Niệm 2 48 14 320 22.8 Tổng 30 714 289 11178 36.08

( Nguồn: Số liệu thống kê giáo dục năm học 2009-2010 của Phòng GD và ĐT Lê Chân)

Bảng 2.1 cho thấy quy mô trường lớp của các trường THCS quận Lê Chân tương đối lớn. Có 2 trường có trên 40 lớp là Trần Phú, Ngô Quyền; có 4 trường có trên 20 lớp là Võ Thị Sáu, Tô Hiệu, Nguyễn Bá Ngọc, Trương Công Định. Tỷ lệ học sinh giữa các trường không đồng đều. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chất lượng giáo dục trong các nhà trường.

Đội ngũ giáo viên trong các trường đều đạt tỉ lệ 100% chuẩn và trên chuẩn. Hầu hết giáo viên ra trường trong những năm gần đây đều đào tạo ban đầu về ngoại ngữ và tin học đã tạo điều kiện thuận lợi cho quận có một đội ngũ giáo viên chất lượng tham gia các hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học một cách có hiệu quả.

Mặc dù đã được trang bị máy tính, xây dựng các phòng tin học theo hướng hiện đại, các thiết bị ban đầu phục vụ cho việc dạy học Tin học và ứng dụng CNTT vào dạy học đã có sự chuyển biến nhưng số lượng thiết bị so với tỉ lệ học sinh còn thiếu. Trình độ tin học của giáo viên và các kỹ năng ứng dụng CNTT vào dạy học theo hướng chuyên sâu còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các trường THCS quậnLê Chân - thành phố Hải Phòng (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w