Những ảnh hưởng chung của nền kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG pptx (Trang 55 - 56)

- Việc kinh doanh ở Ukraina các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò rất quan trọng ở Ucraina Các thủ tục nhập khẩu rất rườm rà và mất nhiều thời gian.

4.1.3.5. Những ảnh hưởng chung của nền kinh tế vĩ mô

Lạm phát, khủng hoảng kinh tế và các chính sách kinh tế khác của chính phủ trong nước cũng như ngoài nước có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Là một doanh nghiệp xuất khẩu nên bất kỳ một sự thay đổi nào về tỷ giá giữa đồng tiền của các nước (chủ yếu là USD) với tiền Việt Nam đều có thể tạo nên những thay đổi không nhỏ trong doanh thu của công ty. Năm 2007 và năm 2008 là những năm khó khăn của kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.

Năm 2007 kinh tế Việt Nam lạm phát với mức khá cao 12.6%, tiền Việt Nam mất giá là điều thuận lợi cho việc xuất khẩu nhưng giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao làm cho nguyên liệu đầu vào và tiền lương công nhân viên cũng tăng cao. Sáu tháng đầu năm 2008 lạm phát vẫn ở mức khá cao, tuy nhiên 6

tháng cuối năm thì lạm phát có giảm nhẹ nhưng nền kinh tế lại gần như bị chững lại. Là một công ty xuất khẩu hoàn toàn nên công ty Panga mekong ít bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế trong nước, tuy nhiên tình hình thế giới cũng gặp nhiều khó khăn, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài và lan rộng đã làm cho chính phủ nhiều nước nói chung và người tiêu dùng nói riêng phải cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng tiêu dùng trong đó có thủy sản của công ty, cụ thể như tại Ukraina, Ai Cập, EU,…

Trước những khó khăn của nền kinh tế tùy từng tình hình cụ thể mà chính phủ đưa ra biện pháp để điều hành: chính sách về tiền tệ, ưu đãi cho vay vốn, các chính sách về xúc tiến thương mại…Chẳng hạn như trong tình hình lạm phát như năm 2007 chính phủ đã thắt chặt việc cho vay của các ngân hàng thương mại, nguồn vốn cho vay chỉ đủ để các doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất nhỏ lẻ, không có đủ vốn để tăng cường mở rộng sản xuất do đó không ít doanh nghiệp gặp khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã ký. Trong tình hình nền kinh tế trì trệ như những tháng cuối năm 2008 và đầu năm nay chính phủ đã tăng cường những khoản tiền cho các doanh nghiệp vay để mở rộng và tăng cường sản xuất. Những nguồn vốn nhìn chung cũng khá nhiều nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của các công ty, đặc biệt là những công ty tư nhân vừa và nhỏ thì lượng vốn tới tay họ không được bao nhiêu.

Khủng hoảng tài chính lan rộng tại nhiều quốc gia dẫn tới việc ngân hàng không giám đứng ra bảo lãnh cho các công ty xuất nhập khẩu nên các công ty này không có tiền để tiếp tục ký hợp đồng, hoặc kéo dài thời gian thanh toán gây khó khăn cho công ty xuất khẩu trong nước. Bên cạnh đó, cuôc khủng hoảng kinh tế kéo dài làm cho nhiều người mất việc làm, mất nhà cửa nên nhu cầu cho tiêu dùng nói chung và thủy sản nói riêng cũng bị giảm sút.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG pptx (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)