Bảng 10 : CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY PANGA MEKONG 2007-2008 Năm 2007 Năm 2008 STT Thị trường Kim Ngạch USD % Kim Ngạch USD % 1 Trung Đông 247,717.40 9.60 2,186,805.20 28.11 2 EU 174,000.00 6.75 1,799,382.04 23.13 3 Châu Mỹ 1,076,275.70 41.71 804,385.50 10.34 4 ASEAN 539,261.91 20.90 670,309.76 8.62 5 Khác 542,892.00 21.04 2,319,521.15 29.80 Tổng 2,580,147.01 100 7,780,403.65 100
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu của công ty Panga Mekong)
Từ bảng 10 ta thấy cơ cấu thị trường của công ty qua 2 năm có sự thay đổi rõ rệt. Nếu như năm 2007 thị trường của công ty tập trung vào khu vực Châu Mỹ, đạt kim ngạch 1,076,275.7 USD thì đến năm 2008 thị trường của công ty có sự thay đổi mạnh, khu vực Châu Mỹ không còn chiếm được vị trí cao như năm 2007 nữa chỉ còn 804,385.5 USD (tức giảm 271,890.2 USD). Kim ngạch của công ty cũng có sự tăng lên của 3 khu vực thị trường khác đó là Trung Đông, EU và nhóm thị trường khác (chủ yếu là Ai Cập). Nguyên nhân trực tiếp làm giảm kim ngạch và tỷ trọng nhập khẩu của thị trường Châu Mỹ là do khối lượng nhập khẩu của khu vực này có sự sụt giảm mạnh, việc cắt giảm sản lượng của thị trường này có thể là do khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu; hoặc do sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty, chèn ép, hạ giá bán làm cho kim ngạch giảm; hoặc là do chất lượng sản phẩm hoặc phương thức thanh toán của công ty chưa phù hợp với khu vực này.
Đối với khu vực Trung Đông, công ty đã và đang khai thác tốt khu vực thị trường này, năm 2007 công ty chỉ xuất khẩu được qua 2 nước trong khu vực này, đạt kim ngạch là 247,717.40 USD, đến năm 2008 số nước trong khu vực thị trường này tăng lên 4 nước, kim ngạch là 2,186,805.2 USD (tức tăng1,939,087.8 USD). Trung Đông là thị trường mới mà thủy sản Việt Nam nói chung và công
ty nói riêng đang hướng tới khai thác, đây là một thị trường mới có mức tiêu dùng thủy sản cao và tương đối dễ tính. Tiêu chuẩn chất lượng của khu vực này không đòi hỏi quá cao nhưng đây là khu vực có đông người theo đạo Hồi Giáo nên cần chú trọng tới phong tục và văn hóa, tín ngưỡng trong khu vực này. Để khai thác tốt hơn ở thị trường này, từ những thành công bước đầu, một mặt công ty cần giữ vững và tăng sản lượng ở những quốc gia đã có, mặt khác công ty cũng cần mở rộng thị trường ra những nước khác trong khu vực này.
EU là một trong những thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới, việc có thể xâm nhập thị trường này rất khó khăn và đòi hỏi khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2007 khi mới bắt tay vào khai thác thị trường này kim ngạch của công ty còn rất hạn chế chỉ đạt 174,000 USD. Nguyên nhân là do thị trường tiêu thụ còn nhỏ chỉ có 2 quốc gia, cũng có thể do một nguyên nhân khác đó là do uy tín của công ty chưa cao nên các đối tác còn e dè khi ký kết các hợp đồng. Đến năm 2008 tình hình có vẻ khả quan hơn khi số lượng thị trường trong khu vực này tăng lên 6 nước với kim ngạch là 1,799,382.04 USD (tức tăng 1,625,382.4 USD). Ngoài Ba Lan thì Pháp và Tây Ban Nha là những quốc gia được đánh giá là những thị trường tiêu dùng nhiều thủy sản nhất trong khu vực này. Mặc dù đã xuất khẩu được hàng hóa sang Tây Ban Nha trong năm 2007 nhưng tới năm 2008 thì hàng hóa của công ty không xuất khẩu qua khu vực này nữa đã làm cho kim ngạch của công ty bị ảnh hưởng đáng kể. Bên cạnh việc mất đi thị trường Tây Ban Nha thì tại thị trường Pháp, công ty mới bắt đầu xuất khẩu năm 2008 nên số lượng cũng chưa được nhiều.
Thị trường Châu Á (chủ yếu là Đông Nam Á) là thị trường có nền văn hóa và điều kiện địa lý tự nhiên khá giống với Việt Nam, xuất khẩu qua những quốc gia trong khu vực này năm 2007 đã đem về cho công ty 539,261.91 USD. Năm 2008, tình hình kinh doanh của công ty tại khu vực này cũng tốt hơn, kim ngạch tăng nhẹ, cụ thể kim ngạch đạt 670,309.76 USD, (tức tăng 131,047.85 USD). Đây là khu vực tập trung nhiều nước có cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giống nhau và đây cũng là nơi có các quốc gia có sức mạnh xuất khẩu thủy sản như Thái Lan, Indonesia hay xa hơn một chút là Trung Quốc. Do đó, đây thật sự là một khó khăn cho công ty khi thâm nhập thị trường này, vì vậy tỷ trọng của thị trường này tương đối nhỏ trong cơ cấu thị trường cảu công ty.
Nhóm thị trường khác bao gồm Georgia, Romania, Dominico, Ukraina và Ai Cập, năm 2007 thị trường công ty chỉ có một quốc gia trong khu vực này đó là Ukraina, kim ngạch thu được của công ty từ Ukraina cũng khá cao 542,892 USD. Năm 2008 tuy sản lượng của công ty ở Ukraina có giảm xuống nhưng thay vào đó công ty cũng đã có thêm một số thị trường mới như: Georgia, Romania, Dominico, và Ai Cập. Sự có mặt của những thị trường này đã làm cho kim ngạch của công ty tăng trưởng khá tốt, đạt kim ngạch 2,319,521.15 USD (tức tăng 1,776,629.15 USD). Trong đó riêng kim ngạch của Ai Cập đã đạt 1.394,613.97 USD (chiếm 78.5% trong tổng số 1,776,629.15 USD kim ngạch tăng thêm).
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu thị trường của công ty Panga Mekong qua 2 năm 2007 – 2008
Từ hình 2 ta thấy cơ cấu thị trường của công ty có sự thay đổi rõ rệt, thị trường của công ty chuyển sự tập trung từ khu vực Châu Mỹ và Châu Á sang khu vực thị trường Trung Đông và nhóm thị trường khác (chủ yếu là Ai Cập). Cụ thể năm 2007 Châu Mỹ chiếm 41.7% kim ngạch của công ty thì bước qua năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống còn 10.34% (tức giảm 31.37%) và thị trường Châu Á cũng giảm từ 20.9% xuống còn 8.62% (tức giảm 12.28%). Hai thị trường có sự tăng trưởng tốt đó là Trung Đông tăng từ 9.6% năm 2007 lên 28.11% năm 2008 (tức tăng 18.51%) và EU tăng từ 6.75% lên 23.13% (tức tăng 16.38%). Kim ngạch tăng thêm của công ty tại các thị trường chủ yếu là do số lượng các quốc gia nhập khẩu tăng lên, trong khi nhân tố chính làm giảm kim ngạch của công ty lại là do các quốc gia đã nhập khẩu sản phẩm của công ty năm 2007 cắt giảm sản lượng nhập khẩu hoặc hạ giá mua trong năm 2008. Số lượng các quốc gia nhập khẩu tăng lên nhanh chóng, điều này là rất tốt cho sự phát triển của công ty, tuy
Năm 2008 28% 23% 10% 9% 30% Trung Đông EU Châu Mỹ Châu Á khác Năm 2007 10% 7% 41% 21% 21%
nhiên để phát triển tốt hơn công ty cần có những chính sách giữ chân khách hàng tại các thị trường cũ: Ukaraina, Tây Ban Nha, Mexico, Colombia… tốt hơn nữa bên cạnh việc mở rộng thị trường.
Bảng 11: TỶ TRỌNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, BASA CỦA PANGA MEKONG SO VỚI CÁC CÔNG TY KHÁC CỦA VIỆT NAM NĂM 2008
STT Công ty Giá trị
(USD)
Tỷ trọng (%)
1 Nam Việt (Navico) 187,744,968 12.92
2 Hùng Vương 169,351,769 11.65 3 Vĩnh Hoàn 101,317,174 7.00 4 An Giang (Agifish) 88,618,508 6.09 5 Panga Mekong 7,780,403 0.53 6 Khác 898,285,216 61.81 Tổng 1,453,098,038 100 (Nguồn:www.Vasep.com.vn)
Số liệu ở bảng 11 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 3: Tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá tra, basa của công ty Panga Mekong so với các doanh nghiệp khác của Việt Nam năm 2008
Qua hình trên ta thấy tỷ trọng xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty trong năm 2008 so với các công ty trong nước khác còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, chưa được 1% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Do chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các công ty khác nên việc xuất khẩu cá tra, cá basa của công ty ít nhiều cũng chịu lệ thuộc vào các công ty đó. Để khắc phục tình trạng đó, hiện tại công ty
13% 12% 12% 7% 6% 1% 61% NAVICO HUNGVUONG VINHHOAN AGIFISH PANGAMEKONG KHAC
Panga Mekong đang tích cực tìm những giải pháp để tăng cường sản lượng và kim ngạch xuất khẩu của công ty: tăng cường tìm và ký kết hợp đồng, đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động xuyên suốt và tận dụng hết công suất, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu nhất là các mặt hàng giá trị gia tăng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của thị trường. Có thể nói, sở dĩ kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ như trên cũng là do Panga Mekong là một công ty trách nhiệm hữu hạn còn non trẻ, trong khi các công ty trên là những tập đoàn lớn hoặc các công ty cổ phần: có nhiều kinh nghiệm xuất khẩu, nguồn lực tài chính mạnh, mặt hàng kinh doanh đa dạng,...