Người tiêu dùng là một yếu tố không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Sự tín nhiệm của người tiêu dùng là tài sản có giá trị đối với doanh nghiệp, sự tín nhiệm đó đạt được nếu công ty biết thoả mãn tốt nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng so với các đối thủ cạnh tranh. Nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm, mức tiêu thụ, thói quen và tập tính sinh hoạt, phong tục của họ là nguyên nhân tác động trực tiếp đến lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty.
Nhu cầu tiêu dùng thủy sản của từng nước rất đa dạng và phong phú ở tất cả các mặt hàng là cá, tôm, mực, cua,… đều phải được tươi sống, đông lạnh. Tuy nhiên, còn tuỳ theo từng nước mà nhu cầu tiêu dùng sẽ khác nhau, cụ thể nhu cầu tiêu dùng tại một số thị trường như sau:
a) Thị trường Trung Đông
Đây là một thị trường mới và tiềm năng của thủy sản Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người của khu vực này là 9.15 kg/năm, trong đó UAE là thị trường có mức tiêu thụ cao nhất 29.2kg/năm. Trong khi chưa có các chuyến bay trực tiếp đến các nước trong khu vực này làm cho việc xuất khẩu các mặt hàng tươi sống gặp nhiều khó khăn, thì các mặt hàng đông lạnh lại đang rất được ưa chuộng trong khu vực này đặc biệt là cá tra và cá basa. Điều đáng lưu ý nhất ở thị trường này là vấn đề về văn hóa và tôn giáo, đa phần người dân ở khu vực này theo đạo Hồi Giáo, vì thế vấn đề ăn uống được quy định nghiêm ngặt và cụ thể. Hàng hóa muốn được chấp nhân tại các nước Trung Đông nói chung và các quốc gia Hồi Giáo nói riêng phải được cấp giấy phép thông hành HALAL (Theo Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Tp.HCM, HALAL là lời của thượng đế Allah trong Thiên kinh Koran, được hiểu là “được phép” hoặc “hợp pháp” về mặt Hồi giáo (ISLAM). Các sản phẩm HALAL tức là thượng đế Allah cho phép người Hồi giáo (Muslim) sử dụng).
Dân số Hồi giáo hiện khoảng 1,8 tỷ người trên 112 quốc gia, chiếm 25% dân số thế giới. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 2,9%, trong khi tỷ lệ tăng dân số trung bình của thế giới là 2,3%. Hàng năm, thế giới chi tiêu khoảng 442 tỷ USD
cho việc mua thực phẩm, trong đó Hồi giáo tiêu thụ 150 tỷ USD cho thực phẩm. Do đó, việc áp dụng tiêu chuẩn HALAL là một thuận lợi cho công ty có thể khai thác tốt nhu cầu của nhóm thị trường này.
Một điểm chú ý nữa đó là những người Hồi Giáo họ rất coi trọng những nghi thức lễ nghi tôn giáo, họ sẵn sàng bỏ dở công việc làm ăn để tham dự các nghi thức tôn giáo hoặc bỏ dở việc kinh doanh để đi tìm đối tác mới,…Chọn đồng tiền nào làm đồng tiền thanh toán và hình thức thanh toán nào cho phù hợp cũng là vấn đề hết sức quan trọng đối với việc kinh doanh tại khu vực này.
Trung Đông là khu vực có sức tăng trưởng kinh tế rất nhanh, trung bình khoảng 6 - 14%, hơn nữa, chính sách thuế của khu vực này cũng rất giống nhau, thuế nhập khẩu chỉ ở mức từ 0 - 4%. Vì vậy, tính cạnh tranh của hàng hoá tại khu vực này rất cao. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải xuất khẩu hàng hoá đảm bảo chất lượng đúng như cam kết trong hợp đồng đã ký kết, và đặc biệt thời gian giao hàng phải đúng hẹn.
Người tiêu dùng ở Trung Đông khá đa dạng, nhất là tầng lớp trung lưu, chiếm đến 80% dân số, hơn nữa, do tập quán tiêu dùng ở đây là người dân mua sắm những gì họ thích chứ không chỉ mua những gì họ cần nên một khi cá tra, cá basa được ưa chuộng tại đây thì sẽ có rất nhiều điều kiện để phát triển và khai thác sâu hơn vào khu vực thị trường này.
b) Thị trường EU
Nhu cầu đối với mặt hàng thuỷ hải sản nói chung tiếp tục tăng. Đặc biệt, do giá thuỷ hải sản tươi sống tăng mạnh thời gian qua, hầu hết người tiêu dùng EU đang và sẽ chuyển sang tiêu thụ thủy hải sản đông lạnh. Bên cạnh đó, do môi trường đánh bắt cá của EU và thế giới nói chung ngày càng thu hẹp nên nhu cầu đối với các mặt hàng thuỷ hải sản nuôi trồng cũng sẽ tăng tại EU. Hiện nay do điều kiện kinh tế và mức sống của người dân được nâng cao nên xu hướng tiêu dùng cũng có những thay đổi nhất định, xu hướng tiêu dùng của người dân hiện nay là “bền vững, tiện lợi và sức khoẻ”.
Tính đến năm 2007 thì EU đã kết nạp được 27 thành viên, đây thật sự là một thị trường lớn với nhiều quốc gia phát triển. Trong đó có các quốc gia có mức tiêu dùng thủy sản thuộc loại cao trên thế giới như: Tây Ban Nha (44kg/người/năm), Pháp (24kg/người/năm), Hà Lan (22kg/người/năm),…với các
mặt hàng thủy sản tươi sống và đông lạnh, đặc biệt là cá fille đang chiếm ưu thế. Riêng trong năm 2008, Ba Lan là thị trường tiêu thụ cá nước ngọt có tốc độ tăng trưởng tốt, tăng 3 % so với năm 2007, do vậy Ba Lan đã vươn lên là thị trường tiêu thụ cá nước ngọt lớn nhất trong khu vực, trong đó chủ yếu là cá tra và cá basa, do đây là mặt hàng thủy sản rất được người dân ưa chuộng. Trung bình trong năm 2008 mỗi người dân Ba Lan tiêu dùng 3.4kg cá nước ngọt. Điều này cũng được thể hiện ở sản lượng và doanh thu của công ty tăng nhanh ở thị trường này trong 2 năm qua.
Dân số khoảng 500 triệu người tiêu dùng có mức thu nhập cao, EU luôn là một thị trường lớn và khó tính. Người tiêu dùng EU có thị hiếu thay đổi nhanh, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa, vệ sinh môi trường, nhãn mác, bao bì...Người EU nói chung rất thân thiện với môi trường và họ thường tiêu dùng những sản phẩm ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng còn phải thân thiện với môi trường. Bộ luật mới về nhập khẩu hàng thực phẩm mới nói chung và thủy sản hay nông sản nói riêng được thể hiện trong bốn hệ thống luật của EU với luật 178/2002 là chủ đạo và bốn luật khác bổ sung bao gồm 852/2004, 853/2004, 882/2004 và 854/2004. Qua đó, những bộ luật này đề ra phương châm “an toàn từ nông trại tới bàn ăn”, điều đó cho thấy được sự đặc biệt quan tâm của những quốc gia này tới về sinh thực phẩm.
Vì vậy, các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và thủy sản của công ty nói riêng muốn thâm nhập được thị trường EU phải có khả năng cạnh tranh cao và trình độ kinh doanh chuyên nghiệp, đồng thời phải đảm bảo được những tiêu chuẩn vệ sinh mà khối này đưa ra. Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu.
Người tiêu dùng EU có thói quen tiêu dùng những mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng, ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và sử dụng, mã số và mã vạch, người EU sãn sàng tẩy chay những mặt hàng bị nhiễm độc tố,
nhiễm khuẩn. Người Châu Âu nói chung và người EU nói riêng ngày càng ăn nhiều thủy sản bởi vì họ cho rằng sẽ giảm được béo phì mà vẫn khỏe mạnh.
Một số nguyên tắc khi thâm nhập thị trường EU là:
Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng
Thị trường EU rất đa dạng và rộng lớn: thời tiết 4 mùa rõ ràng, lứa tuổi, khu vực,…do đó, sản phẩm muốn phát triển được ở đây thì cần phải có nhiều chủng loại để người tiêu dùng lựa chọn, điều quan trọng là phải phản ứng nhanh nhạy với khuynh hướng của thị trường
Hạ giá thành
Hạ giá thành sản xuất là vấn đề rất quan trọng đối với một công ty khi kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Xuất khẩu cá tra, cá basa cũng không ngoại trừ, hơn nữa việc xuất khẩu qua EU lại càng cần thiết phải hạ giá thành vì đây là nơi diễn ra các cuộc cạnh tranh rất khốc liệt. EU thật sự là chiến trường kinh doanh quốc tế, nơi đây tồn tại những đối thủ quốc tế mạnh về thủy sản như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,… Đặc điểm nổi bật của EU là thị trường quyết định giá cả: nếu thấy cần thiết thì dù đắt họ vẫn mua, ngược lại những thứ mà thị trường không ưa thì dù rẻ mấy họ cũng không mua.
Đảm bảo thời gian giao hàng
Điều tối quan trọng là phải đảm bảo thời gian giao hàng mà bên mua yêu cầu. Nếu giao chậm hàng thì sẽ làm mất uy tín của công ty, có thể sẽ bị ép giá, bồi thường hợp đồng và tệ hơn là sẽ mất luôn khách hàng đó.
Duy trì chất lượng sản phẩm
Không cần hàng hóa phải có chất lượng cao, hoặc quá cao vượt quá nhu cầu của thị trường, hàng hóa chỉ cần đảm bảo ổn định chất lượng là đủ.
c) Thị trường khu vực Châu Mỹ
Thị trường khu vực này của công ty có 2 quốc gia với khối lượng và giá trị nhập khẩu tương đối lớn là Mexico và Colombia. Đây là một thị trường mới và đầy tiềm năng của công ty nói riêng và thủy sản Việt Nam nói chung. So với một số loài cá nước ngọt tại khu vực này thì cá Tra và cá Basa của Việt Nam được đánh giá là có vị ngon hơn, ít cholesteron và giá lại rẻ hơn từ 20% trở lên nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, do đó sản phẩm cá tra, basa của Việt Nam nói chung và công ty nói riêng đang chiếm ưu thế tại khu vực này.
Trong thập niên 70, Colombia đánh bắt khoảng 70 nghìn tấn cá sông mỗi năm. Đến thập niên 90, sản lượng đã giảm xuống chỉ còn 40 nghìn tấn và năm vừa qua đã ở mức thấp kỉ lục 6 nghìn tấn, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong nước là rất lớn nên đã thúc đẩy Colombia nhập hàng từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó có Việt Nam. Cá da trơn của Việt Nam có thể sánh với loại cá da trơn có sọc vốn sinh sống trong sông Magdalena của Colombia cách đây vài năm nên người tiêu dùng đã sẵn sàng tiếp nhận sản phẩm mới này và họ có ấn tượng tốt về chúng. Do vậy nhiều người tiêu dùng Colombia đã ưa thích cá basa hơn bất kỳ sản phẩm cá thuộc loài Creole - Seafood News.
d) Khu vực ASEAN
ASEAN gồm 11 nước với hơn 500 triệu dân, là một khu vực mậu dịch tự do với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các quốc gia trong khu vực này có nền văn hóa và thói quen tiêu dùng tương đối giống nhau. Thị trường của công ty ở khu vực này tập trung đa số ở những nước đang phát triển: Indonesia, Malaysia, Philipine…trong tương lai do dân số tự nhiên tăng nhanh nên nhu cầu thủy sản của khu vực này cũng sẽ tăng theo. Nói chung, ngoại trừ những người theo Hồi Giáo, đa số người tiêu dùng còn lại tương đối dễ tính với mặt hàng thủy hải sản.
Bảng 14: MỨC TIÊU THỤ THỦY SẢN BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ASEAN NĂM 2008
Đvt: kg
(Nguồn:www.lrc.ctu.edu.vn)
Từ bảng trên ta thấy nhu cầu thủy sản của các nước trong khu vực này là rất lớn, đa số người dân tiêu thụ các loại thủy sản đánh bắt được từ các sông, hồ, Quốc gia Thuỷ sản khaithác Thủy sản nuôitrồng Tổng thủy sảntiêu thụ Bình quân đầungười/năm
Indonesia 19.3 4.1 23.4 23.6 Singapore 18.4 6.7 25.1 21.0 Philipine 24.7 5.2 29.9 36.0 Malysia 27.1 5.3 32.4 26.2 Bruney 32.4 8.5 40.9 45.0 Thái Lan 43.1 11.8 54.9 35.0
thị trường có mức tiêu thụ thủy sản tương đối cao nhưng đa phần là các quốc gia này có khả năng tự cung cấp các loại thủy sản trong nước nên nhu cầu nhập khẩu từ các nước khác không cao. Trong số các quốc gia trong khu vực thì Bruney là quốc gia có mức thủy sản tiêu dùng bình quân là cao nhất, và Bruney cũng là một quốc gia có khối lượng thủy sản khai thác lớn nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Thủy sản đã trở thành một trong những nguồn thực phẩm chính yếu trong bữa ăn hàng ngày của người dân nước này.
e) Các thị trường còn lại của công ty
Các thị trường còn lại bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ như: Ai Cập, Ukraina, Romania, Georgia, Dominica. Trong số các quốc gia trên thì Ai Cập và Ukraina là 2 thị trường quan trọng nhất của công ty với mức nhập khẩu tương đối cao, đặc biệt là Ai Cập. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại Ai Cập rất lớn, bình quân mỗi năm Ai Cập tiêu thụ khoảng 2 triệu tấn, trong đó nhập khẩu khoảng 30.000 tấn với kim ngạch khoảng gần 300 triệu đô la Mỹ. Các loại cá được nhập khẩu chủ yếu gồm: cá thu, cá trích, tôm nõn... đặc biệt, mặt hàng cá basa, cá tra fille đông lạnh rất được ưa chuộng và đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường này.
Nhu cầu thủy sản của Ukraina ngày càng tăng cao do thu nhập của người dân được cải thiện. Mặc dù gần đây các sản phẩm thủy sản có giá trị đang dần chiếm được chỗ đứng trên thị trường này nhưng đa phần người dân Ukraina có thói quen tiêu thụ các loại thủy sản rẻ tiền từ nhiều năm trước, vì vậy giá cả được xem là yếu tố có tính nhạy cảm ở khu vực này. Thủy sản nhập khẩu được bán ở Ucraina chủ yếu dưới dạng đông lạnh. Tuy nhiên, thuỷ sản ướp đá cũng đang gia tăng thị phần nhanh chóng. Hiện nay, phần lớn thuỷ sản được tiếp thị là thuỷ sản “ướp đá” chất lượng tốt và được bày bán tại các siêu thị hay các cửa hàng chuyên bán thuỷ sản đều được nhập khẩu dưới dạng đông lạnh sau đó được rã đông.
* Một số điểm cần lưu ý khi công ty xuất khẩu hàng hóa qua các thị trường này là: