Các chính sách về kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG pptx (Trang 53 - 55)

- Việc kinh doanh ở Ukraina các mối quan hệ cá nhân đóng vai trò rất quan trọng ở Ucraina Các thủ tục nhập khẩu rất rườm rà và mất nhiều thời gian.

4.1.3.4.Các chính sách về kỹ thuật, tiêu chuẩn công nghệ, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường

toàn thực phẩm và môi trường

Trên thế giới hiện có rất nhiều bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm khác nhau: ISO 14000, ISO 9002, SQF 2000, GMP (Good Manufacturing Practice), HACCP… Bên cạnh những quy định chung thì mỗi nước lại có những quy định riêng, ví dụ như xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải có chứng nhận FAD, sang Đức và Châu Âu thì cần có chứng chỉ IFS, sang các nước Hồi Giáo thì phải có chứng chỉ thông hành HALAL. Do đó khi xây dựng chỉ tiêu chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm nói chung và hàng thủy sản nói riêng người ta thường tuân theo

những quy định chung tại những thị trường tiêu dùng khó tính như EU, Mỹ, Nhật… Hàng hóa khi đã được chấp nhận tại những thị trường này thì dễ dàng xâm nhập những thị trường mới và dễ tính như Trung Đông, Châu Mỹ, Châu Phi. Trong những tiêu chuẩn trên thì tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến và gần như là bắt buộc hiện nay là tiêu chuẩn HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn). Hàng hóa muốn xuất khẩu được vào những thị trường khó tính như Mỹ, EU hay Nhật Bản thì nhất thiết phải có tiêu chuẩn này. Bộ tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra trong qua trình sản xuất, xác định các mối nguy hại đặc biệt cũng như các giải pháp để kiểm soát nhằm đảm bảo tính an toàn cho thực phẩm. HACCP được xây dựng trên cơ sở những bộ chất lượng khác, trong đó quan trọng nhất là GMP (Good Manufacturing Practice) “thực hành sản xuất tốt” và SSOP (Sanitation Standard Operating Procsdures) “quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh”. Do đó để có thể áp thành công bộ tiêu chuẩn này các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng cần phải tuân thủ những nguyên tắc về vệ sinh thực phẩm - GMP. Nếu điều kiện cơ sở hạ tầng cũng như các yêu cầu cấp thiết về khâu vệ sinh chưa được đảm bảo thì việc đầu tiên là phải giải quyết các khâu đó trước. Muốn áp dụng HACCP thì các cơ sở bắt buộc phải áp dụng GMP trước, không có GMP thì không thể có HACCP.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm bắt buộc phải áp dụng tiêu chuẩn này mới có thể xuất khẩu được. Tiêu chuẩn này đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp kiểm tra và phòng ngừa từ khâu nuôi trồng, chế biến, xử lý, đóng gói, vận chuyển, phân phối và kinh doanh thực phẩm. Những nguy cơ này có thể do những sinh vật như chuột, sâu bọ; do vi sinh vật như vi khuẩn, vi rút; nấm mốc, do chất độc như nhiễm hoá chất diệt các loài có hại hoặc do vật chất tự nhiên như gỗ, kim loại, vải sợ gây ra. Để kiểm soát các rủi ro trên, công ty áp dung HACCP phải:

 Thiết lập văn bản Quy phạm sản xuất (GMP – Good manufacturing Practice) cho từng công đoạn của dây chuyền sản xuất, trong đó quy định rõ ràng các thao tác kỹ thuật cho công nhân trong quản lý sản xuất cũng như tổ chức thực hiện và có hồ sơ theo dõi đầy đủ các việc thực hiện đó.

 Thiết lập văn bản Quy phạm vệ sinh (SSOP – Sanitation Standard Operation Procedure) nêu rõ các thủ tục, quy trình, phương pháp làm vệ sinh và khử trùng, biện pháp kiểm soát, giám sát cho từng lĩnh vực, đảm bảo vệ sinh công nghiệp, tổ chức thực hiện và có hồ sơ theo dõi đầy đủ các việc thực hiện đó. Các đối tượng có nhiều nguy cơ là: nguyên liệu chế biến sản phẩm, vật liệu bao gói sản phẩm, phụ liệu, nhãn hiệu của sản phẩm, chất tiệt trùng hoặc bôi trơn sản phẩm, trang thiết bị nhà xưởng sản xuất, vận hành vệ sinh lao động, kiểm soat sản xuất, bảo quản sản phẩm, kiểm soát sản phẩm cuối, và trình độ công nhân.

Bên cạnh phải đối phó với nguy cơ bị kiện bán phá giá thì nỗi ám ảnh lớn nhất đối với các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam hiện nay là nguy cơ dư lượng kháng sinh và các chất bị cấm sử dụng trong những lô hàng xuất khẩu. Các dư lượng kháng sinh, hoá chất như: Green Malachite, Leucomalachite Green, Furazolidone, Chloramphenicol, được sử dụng trong quá trình nuôi đã gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

Là một công ty tư nhân mới được thành lập, trang thiết bị được nhập từ những nước có nền kỹ thuật tiên tiến như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, đội ngũ nhân viên có trình độ và đã qua đào tạo nên công ty đã sớm được cấp chứng chỉ này và trở thành một trong những công ty thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu qua EU cũng như một số quốc gia khác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CÁ TRA, CÁ BASA TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THỦY SẢN PANGA MEKONG pptx (Trang 53 - 55)