2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫ n:
4.2.2.3 Các doanh nghiệp:
Thứ nhất, các nhà quản trị phải nhận thức được đầy đủ vai trò của HTKSNB, các yếu tố cấu thành HTKSNB và mối quan hệ giữa chúng để thiết lập các chính sách, thủ tục đầy đủ và phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp. Đồng thời các nhà quản trị còn phải thường xuyên cập nhật, tiếp thu các kiến thức về KSNB thông qua các thông tin đại chúng, các cuộc hội thảo để áp dụng cho doanh nghiệp mình một cách phù hợp.
Thứ hai, doanh nghiệp cần có những hướng dẫn sâu rộng trong việc triển khai các kiến thức về KSNB tới từng bộ phận, cá nhân để toàn thể các cán bộ trong doanh nghiệp cùng tham gia trong việc thiết kế và vận hành HTKSNB. Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp có đặc điểm kinh doanh và mục tiêu khác nhau, vì thế các nhà quản trị cần định hướng cho mỗi bộ phận đểđi đến thống nhất các nội dung hoàn thiện HTKSNB cho phù hợp.
Thứ ba, dựa vào kết quả của bài nghiên cứu, các nhà quản trị cần quan tâm tới các mối quan hệ giữa các thành phần trong HTKSNB, tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy chế quy định về KSNB đồng thời sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí, điều hành phù hợp nhằm mục đích nâng cao sự hữu hiệu cho HTKSNB của doanh nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp cần thực hiện tốt công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, triển khai các kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về KSNB cho người lao động. Các cá nhân
Trang 65
đóng vai trò rất quan trọng vì họ là những người trực tiếp thực hiện và vì thế họ cần hiểu rõ tính chất công việc của họ.
Trang 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Ở chương này, tác giảđã trình bày những đóng góp và hạn chế của bài luận văn đồng thời định hướng cho các nghiên cứu tương lai về KSNB. Dựa kết quả phân tích đã được nêu ra ở chương 3, tác giả đã đưa ra các giải pháp về việc thiết kế các thành phần là hoạt động kiểm soát và giám sát nhằm nâng cao sự hữu hiệu của HTKSNB. Thông qua việc tham khảo các quy định, luật pháp hiện hành về KSNB tại nước ta và ý kiến của chuyên gia, tác giả trình bày đưa ra những kiến nghị cho các cơ quan nhà nước, các hiệp hội tại Việt nam nhằm mục đích hình thành một hệ thống các quy định, hướng dẫn về KSNB một cách toàn diện và chi tiết cho các doanh nghiệp. Đòng thời kiến nghị cũng được đưa ra cho các doanh nghiệp trong việc trong việc thiết kế một HTKSNB hoạt động hữu hiệu và phù hợp với doanh nghiệp.
Trang 67
KẾT LUẬN
Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược, hoạt động kiểm soát, giám sát và sự hữu hiệu của HTKSNB các doanh nghiệp Việt Nam với mục tiêu khám phá ảnh hưởng của hai thành phần của HTKSNB là hoạt động kiểm soát, giám sát tới mối quan hệ giữa các dạng chiến lược khác nhau với và sự hữu hiệu của HTKSNB được đo lường bằng ba thành phần: Sự hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy và sự tuân thủ quy định luật pháp. Qua đó đề xuất một số nhiệm vụ mà doanh nghiệp và cá nhân người lãnh đạo phải thực hiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTKSNB.
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án được thực hiện qua hai giai đoạn: giai đoạn một tiến hành xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu với giả thuyết đề xuất kiểm định. Giai đoạn hai kiểm định thang đo và kiểm định giả thuyết của mô hình bằng các công cụ hệ số tin cậy (Cronch bach alpha), phân tích nhân tố khám phá (EFA), mô hình hồi quy tuyến tính.
Nghiên cứu là đã xây dựng được thang đo gồm 3 thành phần của mô hình (chiến lược, hoạt động kiểm soát, giám sát) và thang đo ba thành phần sự hữu hiệu của HTKSNB (sự hữu hiệu và hiệu quả, độ tin cậy và sự tuân thủ quy định luật pháp), những thang đo này đã đảm bảo được giá trị nội dung, độ tin cậy, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Giả thuyết của mô hình nghiên cứu được chấp nhận trên cơ sở điều tra thực nghiệm với số mẫu 108, các thành phần của mô hình nghiên cứu tác động với nhau và đưa ra cơ sở gợi ý cho những đề xuất nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đề xuất một số nhiệm vụ mà các cơ quan nhà nước, tổ chức và các cá nhân lãnh đạo nên thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo và qua đó nâng cao sự hữu hiệu của HTSKNB của doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, đóng góp của nghiên cứu đã bổ sung thêm các xây dựng mô hình KSNB phù hợp trong quản trị doanh nghiệp hiện nay. Về lý thuyết, nghiên cứu đã xây dựng và kiểm định thang đo các thành phần của mô hình từ dữ liệu thực nghiệm, qua đó giúp nhận diện đầy đủ vềđặc điểm của thành phần hoạt động kiểm soát và giám sát và sự hữu hiệu trong HTKSNB ở các doanh nghiệp Việt Nam, từđây làm cơ sở cho các nghiên cứu sau này.
Trang 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO A Tài liệu tiếng Việt
1) Bộ tài chính (2012), Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, theo thông tư số 214/2012/TT-BTC. Ban hành ngày 06 tháng 12 năm 2012.
2) Dương Hoàng Ngọc Khuê (2006), Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ chí Minh: Trường đại học kinh tế.
3) Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Hồng Đức.
4) Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư số 44/2011/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 29/12/2011.
5) Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2011), thông tư số 16/2011/TT-NHNN quy định về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ ngân hàng nhà nước Việt Nam, ban hành ngày 16/08/2011
6) Nguyễn Thị Phương Hoa (2009), Giáo trình kiểm soát quản lý. Hà Nội: Đại học Kinh tế quốc dân.
7) Nguyễn Ngọc Dung (2005), Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giữa đơn vị chính với các đơn vị trực thuộc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường đại học kinh tế TP.HCM: Trường đại học kinh tế TP.HCM.
8) Nguyễn Ngọc Bích Quyên, (2007), Giải pháp tăng cường kiểm soát nội bộ dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh: Trường đại học kinh tế.
9) Viện ngôn ngữ học (2010), Từđiển tiếng Việt, NXB TừĐiển Bách Khoa
B Tài liệu tiếng Anh
1) Anthony, R.N; Dear, J. and Bedford, N.M. (1989). Management Control System.
Trang 69
2) Bruggeman, W. and Van der Steede, W. (1993). Fitting management control systems to competitive advantage: research note. British Journal of Management, Vol. 4, 205- 18.
3) Camison, C. (1997). La Competitividad de la PYME Industrial Española: Estrategia y Competencias Distintivas. Madrid: Civitas.
4) Conant, J. M. (1990). Strategic types, distinctive marketing competencies and
organizational performance: a multiple measures-based study. Strategic Management Journal, Vol. 11, 563-83.
5) Govindarajan, V. (1988). Decentralization, strategy, and effectiveness of strategic business unitsin multi-business organizations. Academy of Management Review, Vol. 11 No. 4, 844-56.
6) Harrison, G. L., & McKinnon, J. (1999). Cross cultural research in management accounting systems design: a review of the current state. Accounting, Organizations, and Society, 291-315.
7) Johnson, G. (1987). Strategic Change and the Management Process. Basil Blackwell: Oxford.
8) Langfield-Smith, K. (1997). Management control systems and strategy: a critical review. Accounting, Organizations and Society, 207-32.
9) Lawrence, P., & Lorsch, J. (1967). Organization and environment. Irwin: Homewood.
10)Merchant, K. (1985). Control in Business Organization. New York, NY: Ballinger. 11)Miles, R. and Snow, C. (1978). Organizational Strategy, Structure and Process.
McGraw-Hill,.
12)Miles, R. and Snow, C. (1978). Organizational Strategy, Structure and Process. New York, NY: McGraw-Hill.
13)Miller, D. and Friesen, P. (1978). Archetypes of strategy formulations. Management Science, Vol.24, 921-33.
14)Mott, P. (1972). Characteristics of effective organizations. San Francisco: CA: Harper & Row.
Trang 70
15)Nichkon và các tg. (2010). Success of ERP Implementation in Thai Industrial Firms An Empirical Research of its Antecedents and Consequences. The Academy of Business & Economics , 1-23
16)Nilniyom, P. & Chanthinok, K. . (2011). Accounting system innovation and stakeholder acceptance of Thai listed firms: Mediating internal control effectiveness.
Review of Business Research, 11, 26 – 37.
17)Otley, D. (1980). The contingency theory of management accounting: achievement and and pronosis. Accounting, Organization and Society, Vol, 5 No. 4, 431-528. 18)Otley, D. (1999). Performance management: a framework for management control
system research. Management Accounting Research, Vol. 10, 363-82. 19)Porter, M. (1980). Competitive Strategy. New York, NY: The Free Press. 20)Porter, M. (1980). Competitive Strategy. New York, NY: The Free Press.
21) Salakjit .N và các tg. (2011). Internal Control Systems Effectiveness and on going firm sustainability: Evidence from Financial Businesses in Thailand. Research in Accounting Regulation , 46-59.
22)Simons, R. (1987). Accounting control systems and business strategy: an empirical analysis. Accounting, Organization and Society, Vol. 12 No. 4, 357-74.
23)Smith, D. and Langfield-Smith, K. (2002). Structural equation modeling in management accounting research: critical analysis and opportunities. European Accounting Association Annual Meeting. Copenhagen.
24)Snow, C., & Hrebiniak. (1980). Strategy, distinctive competence, and organizational performancey, 25, 317-336. Administrative Science Quarterly, 317-36.
25)Shortell, S. and Zajac, E. (1990). Perceptual and archival measures of Miles and Snow’s strategic types: a comprehensive assessment of reliability and validity.
Academy of Management Journal, Vol. 33 No. 4, 817-32.
26)Simons, R. (1990). The role of management control systems in creating competitive advantage:new perspectives. Accounting, Organizations and Society, Vol. 15 Nos 1/2, 127-43.
Trang 71
27)Slater, S.F. and Narver, J.C. (1993). Product-market strategy and performance: an analysis of the Miles and Snow strategy types. European Journal of Marketing, Vol. 27, 33-51
28)Theresa .F và các tg. (2008). Does Executive Compensation incentivize Managers to Create Effective Intenal Control Systems
29)Thompson, J. D. (1967). Organizations in action. New York:: McGraw Hill. 30)Young, S. M., & Selto, F. H. (1991). New manufacturing practices and cost
management: a review of the literature and directions for future research. Journal of Accounting Literature, 265-98.
C Tài liệu trực tuyến
1) http://www.bis.org 2) http://www.coso.org 3) http://www.ecgi.org 4) http://www.financepractitioner.com 5) http://www.theiia.org 6) http://wwư.soxlaw.com
Trang 72
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Các chuyên gia được phỏng vấn Phụ lục 2: Bản câu hỏi khảo sát
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định thang đo sơ bộ, n = 60 Phụ lục 4: Kết quả kiểm định thang chính thức, n= 108 Phụ lục 5: Kết quả kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính
Phụ lục 1: Các chuyên gia được phỏng vấn
STT Họ tên Chức vụ Nơi công tác
1 Trịnh Ngọc Anh Giảng viên Đại học Công nghệ TPHCM 2 Nguyễn Thị Phương Ngọc Giảng viên Đại học Ngân hàng TPHCM 3 Huỳnh Tuấn Anh Giám đốc Công ty Cổ phần cấp nước
ThủĐức
Phụ lục 2: Bản câu hỏi khảo sát BẢN KHẢO SÁT
Kính chào quý Anh/Chị và xin chân thành cảm ơn quý Anh/Chị đã giành thời gian quý báu của mình để tham gia trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát này.
Với mong muốn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ được sử dụng trong công tác điều hành và quản lý tại các doanh nghiệp ở Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành thực hiện bảng khảo sát dưới đây. Mục đích của việc khảo sát nhằm nắm rõ tình hình hoạt động và quy trình kiểm soát nội bộ của các đối tượng khảo sát, những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay. Từ đó, chúng tôi có thể thực hiện nghiên cứu và đưa ra những tài liệu hữu ích nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại cũng như hỗ trợ các thế hệ doanh nghiệp sau. Câu trả lời của Anh/Chị là những đóng góp rất quan trọng để hoàn thành được bài nghiên cứu này và tôi xin cam kết rằng các thông tin do quý Anh/Chị cung cấp sẽ được giữ bí mật tuyệt đối.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Anh/Chị.
Kính chúc quý Anh/Chị và gia đình nhiều sức khoẻ, thành công và hạnh phúc.
PHẦN A. THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
Q1. Giới tính của Anh (chị): 1. Nam 2. Nữ Q2. Nghiệp vụ chuyên môn của Anh/Chị?
1. Luật sư 2. Kiểm toán
3. Kế toán 4. Quản trị kinh doanh 5. Khác
Q3. Thời gian công tác của Anh (chị) tại doanh nghiệp. 1. Từ 1-5 năm 2. Từ 6-10 năm 2. Từ 11-15 năm 4. Trên 15 năm
Q4. Anh/Chị hiện đang đảm nhận chức vụ gì trong doanh nghiệp? 1. Giám đốc điều hành
2. Giám đốc Sản xuất, quản lý bán hàng 3. Trưởng, phó phòng
5. Nhân viên
Q5. Doanh nghiệp của Anh (chị) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nào? 1. Công nghiệp/Sản xuất
2. Đầu tư xây dựng hạ tầng 3. Dịch vụ/Thương mại
4. Nông nghiệp/Lâm nghiệp/Thủy sản 5. Khác
PHẦN B. KHẢO SÁT CÁC CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HỮU HIỆU CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1. Chiến lược
Ba đoạn văn sau mô tả ba loại chiến lược khác nhau. Xin hãy chọn loại chiến lược phù hợp nhất với doanh nghiệp của Anh/Chị trong năm vừa qua.
1. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cố định. Chúng tôi hoạt động hiệu quả với các sản phẩm và thị trường hiện tại. Và chúng tôi không tìm kiếm và phát triển các sản phẩm và thị trường mới.
2. Chúng tôi cung cấp các sản phẩm và dịch vụđã được chuẩn hoá. Doanh nghiệp chúng tôi không đi đầu trong việc đổi mới, nhưng vẫn duy trì khả năng sinh lời bằng cách thích ứng và thay đổi theo sự phát triển của thị trường.
3. Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi thay đổi liên tục. Chúng tôi nỗ lực đểđáp ứng nhu cầu thị trường một cách nhanh chóng và luôn đi đầu trong việc thực hiện đổi mới.
2. Các thành phần của hệ thống kiểm soát nội bộ
Mức độ đồng ý ( 1: hoàn toàn đồng ý; 7: hoàn toàn đồng ý )
Nhóm các câu hỏi liên quan đến hoạt động kiểm soát COAC Mức độđồng ý
Q1. Chức năng kiểm soát của công ty hoạt động tốt và luôn
đưa ra cảnh báo ngay khi có tình huống khác thường xảy ra. COAC1 1 2 3 4 5 6 7 Q2. Mỗi khi có các tình huống bất thường được nhận dạng,
hệ thống đều xử lý kịp thời và phù hợp. COAC2 1 2 3 4 5 6 7 Q3. Khi phân công nhiệm vụ, cần đặc biệt chú ý tới việc COAC3 1 2 3 4 5 6 7
phân quyền của các công việc có yêu cầu đặc biệt.
Q4. Toàn bộ công nhân viên của doanh nghiệp đều hiểu rõ
trách nhiệm và nhiệm vụ của mình. COAC4 1 2 3 4 5 6 7
Nhóm các câu hỏi liên quan đến hoạt động giám sát MONI Mức độđồng ý
Q1. Hệ thống thông tin quản trị tài chính chứa các thông tin
quan trọng đã được sử dụng trong công tác quản lý. MONI1 1 2 3 4 5 6 7 Q2. Các giám đốc bộ phận đều thực hiện giám sát chặt chẽ
các công việc hàng ngày. MONI2 1 2 3 4 5 6 7
Q3. Nhân viên được giám sát thường xuyên về cách thức
thực hiện các công việc hàng ngày. MONI3 1 2 3 4 5 6 7
Nhóm các câu hỏi liên quan đến sự hữu hiệu của hệ
thống kiểm soát nội bộ EFFI Mức độđồng ý
Q1. Tính hữu hiệu của hoạt động sẽ được cải thiện nhờ
những nỗ lực hợp lý. EFFI1 1 2 3 4 5 6 7
Q2. Nếu loại bỏ các hoạt động không hiệu quả, hiệu suất
hoạt động của doanh nghiệp sẽđược nâng cao. EFFI2 1 2 3 4 5 6 7 Q3. Tất cả các công đoạn trong quy trình đều hoạt động hiệu
quả. EFFI3 1 2 3 4 5 6 7
Q4. Chức năng của một số bộ phận đáng lẽ phải được triển
khai hiệu quả hơn. EFFI4 1 2 3 4 5 6 7
Q5. Tôi không tin tưởng tuyệt đối vào các báo cáo quản trị
tài chính và đôi khi tôi phải kiểm tra lại. RELI1 1 2 3 4 5 6 7 Q6. Đôi khi có các sai sót trong báo cáo, nhưng sẽđược sửa