Hạn chế của bài luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai

Một phần của tài liệu Tương tác giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫ n:

4.1.2 Hạn chế của bài luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai

Cũng như các đóng góp thì bài luận văn này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, tác giả nhận thức được sự khó khăn trong việc kết hợp các nhân tố của HTKSNB với sự hữu hiệu. Tác giả phát triển mô hình nghiên cứu này dựa vào các nghiên

Trang 61

cứu trước đã có sẵn và các biện pháp đo lường trước nay có thể còn khá thô sơ và chưa thật sự sâu sắc về mối quan hệ phức tạp giữa KSNB và sự hữu hiệu. Vì thế tác giả cho rằng các nghiên cứu sau này cần có những bằng chứng xác thực để thể hiện tốt hơn về mối quan hệ này.

Thứ hai, cơ sở dữ liệu của chúng ta chỉ lấy trên một đối tượng nhất định và rất khó để áp dụng cho tất cả các trường hợp khác. Vì thế các nghiên cứu sau sẽ có ích hơn khi thực hiện sự thay đổi về cách lựa chọn cơ sở dữ liệu, cách thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu để phục vụ cho các đối tượng khác nhau.

Thứ ba, việc một loại hình doanh nghiệp trong các ba loại hình được khảo sát có số lượng thấp trong mẫu khảo sát làm giảm tính so sánh giữa các dạng chiến lược này với nhau. Môi trường kinh doanh ngày nay đưa ra các khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn loại hình chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh và xu thế phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, những hạn chế này mở ra cho hướng đi các nghiên cứu sau này ra những mục tiêu kháo sát ý nghĩa khác. Các nghiên cứu sau này nên khám phá vai trò của các nhân tố liên quan khác và chuẩn bị cho các cuộc thảo luận các đặc tính dự phòng. Sự nhận thức về các đặc tính dự phòng trong nghiên cứu trên vẫn còn những thiếu sót và các nghiên cứu say này sẽ là một sựđóng góp cần thiết đến việc phát triển lý thuyết dự phòng. Ngoài ra, cách đo lường các yếu tố trong HTKSNB và sự hữu hiệu cần được tinh tế hơn, trong bài luận văn này việc thiết lập các mục tiêu đo lường phụ thuộc vào các nghiên cứu trước vàvề sự hữu hiệu HTKSNB. Khi nhận thức của nhà quản trị về sự hữu hiệu là một yếu tố quan trọng, tác giả cho rằng nhiều mục tiêu đo lường khác cần được phát triển thêm trong các nghiên cứu sau này để giảm thiểu các sai sót đo lường đang tồn tại.

Một phần của tài liệu Tương tác giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết tại thành phố hồ chí minh (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)