Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tương tác giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết tại thành phố hồ chí minh (Trang 66)

2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫ n:

3.4Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Giả thuyết chính của bài luận văn này là nghiên cứu mối tương tác giữa hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa chiến lược và sự hữu hiệu của HTKSNB. Và kết quả kiểm định trên ủng hộ cho giả thuyết này.

Cụ thể kết quả hay bài nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động kiểm soát mạnh mẽ kết hợp với hoạt động giám ở mức độ thấp sẽđem lại sự hữu hiệu cao hơn cho HTKSNB của doanh

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 5.7 - 5.7 - 5.5 - 5.6 - 5.3 - 5.5 - 5.1 - 5.4 -

Trang 57

nghiệp dạng triển vọng so với dạng phân tích và dạng phòng vệ. Ở khía cạnh còn lại, các doanh nghiệp dạng phân tích và dạng phòng vệ sẽđạt được sự hữu hiệu tốt hơn khi kết hợp hoạt động kiểm soát mạnh mẽ và hoạt động giám sát ở mức độ cao. Vì thế, kết quả của bài luận văn này ủng hộ cho quan điểm của Simons (1987), dạng triển vọng cần áp dụng hoạt động kiểm soát chặt chẽđể hỗ trợ cho môi trường năng động của họ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây của Simon còn cho rằng dạng triển vọng sẽ sử dụng hoạt động giám sát chặt chẽ nhưng kết quả của tác giả cho thấy rằng để đạt được sự hữu hiệu, dạng triển vọng cần áp dụng giám sát thấp kết hợp với hoạt động kiểm soát chặt chẽ. Như đã đề cập ở các cơ sơ lý thuyết trên, giám sát cao được cho là gắn liền với cách tiếp cận truyền thống tới kiểm soát và chỉ thích hợp với các môi trường dựđoán hay các môi trường cốđịnh, ít thay đổi. Trong khi đó, dạng triển vọng luôn đối diện với các thay đổi tức thời trong quá trình và sản phẩm và môi trường nên sự cần thiết để các hoạt động giám sát duy trì sẽ tạo áp lực cho các nhà quản lý. Sử dụng hoạt động giám sát cao sẽ làm quá tải thông tin và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hữu hiệu.

Kết quả còn chỉ ra rằng hoạt động kiểm soát thấp và giám sát lỏng lẻo sẽ không mang lại bất kì tác dụng nào cho sự hữu hiệu của cả ba dạng chiến lược. Điều này cho thấy rằng các hoạt động kiểm soát và giám sát cơ bản này có mặt trên mọi doanh nghiệp và không chỉ ở riêng dạng chiến lược nào.

Trong kết hợp giữa giám sát cao và hoạt động kiểm soát thấp, tác giả thấy các doanh nghiệp dạng triển vọng thể hiện sự hữu hiệu tốt hơn so với dạng phòng vệ và phản ứng. Hoạt động kiểm soát thấp sẽ cung cấp nhiều sáng tạo và cách tân hơn, trong khi hoạt động giám sát cao đảm bảo rằng các ý tưởng này được truyền đạt theo mục tiêu của tổ chức. Cũng vì điều này, nên khi so sánh triển vọng và phòng vệ, kết quả chỉ ra rằng giám sát thấp và kiểm soát cao sẽ mang lại sự hữu hiệu tốt cho dạng triển vọng.

Ngoài ra kết quả của ma trận tương quan chỉ ra rằng giữa hoạt động kiểm soát và giám sát có mối quan hệ biến động ngược chiều với nhau. Kết quả này ủng hộ cho quan điểm của Geiger và các cộng sự của ông (2004) cho rằng hoạt động kiểm soát mạnh mẽ thường dẫn đến hoạt động giám sát ở mức độ thấp nhằm mục đích nâng cao sự hữu hiệu.

Tổng hợp lại các kết quảđược trình bày ở trên, tác giảđưa ra kết luận rằng hoạt động kiểm soát và giám sát tương tác với nhau và ảnh hưởng đến sự hữu hiệu tuỳ thuộc vào dạng

Trang 58 chiến lược được lựa chọn.

Trang 59

TÓM TT CHƯƠNG 3

Ở chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính với 108 mẫu là những đối tượng nghiên cứu hiện đang giữ vai trò lãnh đạo của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, gửi email, điện thoại. Công cụ kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cũng được sử dụng ở đây nhằm đảm bảo được giá trị phân biệt và mức độ phù hợp của mô hình với cấu trúc dữ liệu nghiên cứu. Sau đó tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp mô hình mô hình hồi quy tuyến tính và kết quả kiểm định ủng hộ cho giả thuyết H1 đã đặt ra. Vì thế tác giả tiếp tục kiểm định sâu hơn về mối tương tác giữa các biến quan sát tới sự hữu hiệu thông qua so sánh từng cặp với các dạng chiến lược khác nhau. Việc kiểm định này đưa ra kết luận là hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB tuỳ thuộc vào dạng chiến lược mà doanh nghiệp lựa chọn. Cuối cùng, tác giả tiến hành thảo luận về các kết quảđịnh lượng thu được.

Trang 60

CHƯƠNG 4: KIN NGH VÀ MT S GII PHÁP NHM NÂNG CAO S

HU HIU CA H THNG KIM SOÁT NI B 4.1 Đóng góp và hạn chế của bài luận văn

4.1.1 Đóng góp

Đầu tiên, bài luận văn đã cung cấp những chứng cứ xác thực về mối tương tác giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của HTKSNB. Trong các nghiên cứu trước đây có đề cập tới mối quan hệ này những lại thiếu những bằng chứng xác thực chứng minh cho điều này hoặc các bằng chứng đã lỗi thời và không phù hợp với nền kinh tế hiện nay. Tuy nhiên bài luận văn này dựa vào các nghiên cứu trước, thu thập và chọn lọc cơ sở dữ liệu mới phù hợp với thời điểm hiện nay hơn để tiến hành phân tích và cung cấp các chứng cứ xác thực ủng hộ cho quan điểm này.

Thứ hai, bài luận văn kết hợp các nghiên cứu về chiến lược và HTKSNB cho ta sự hiểu biết chuyên sâu hơn về mối tương tác giữa các chiến lược khác nhau đến sự hữu hiệu phụ thuộc vào các thành phần của HTKSNB. Dựa vào đó, các nhà quản trị sẽ cần quan tâm nhiều hơn đến việc lựa chọn chiến lược và thiết kế một HTKSNB phù hợp với chiến lược mà đang theo đuổi để tăng cường sự hữu hiệu của HTKSNB, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Cuối cùng, bài luận văn cung cấp một gợi ý quan trọng cho các nhà quản trị trong việc thiết lập các bộ phận của HTKSNB trong công việc quản lí. Nó cung cấp một sự cảnh báo cho các nhà quản trị cần nhận thức nhiều hơn về mối tương tác giữa các thành phần trong HTKSNB. Mặc dù khuôn khổ COSO có cung cấp sự hướng dẫn cụ thể về cách thiết lập các thành phần nhưng lại không đề cập đến mối quan hệ giữa các thành phần này. Trong khi tất cả các thành phần đều quan trọng thì bài luận văn cung cấp những thông tin cần thiết hỗ trợ các nhà quản trị trong việc cân bằng các nhân tố nhằm mục đích nâng cao sự hữu hiệu của HTKSNB.

4.1.2 Hạn chế của bài luận văn và hướng nghiên cứu trong tương lai

Cũng như các đóng góp thì bài luận văn này cũng tồn tại một số hạn chế nhất định. Đầu tiên, tác giả nhận thức được sự khó khăn trong việc kết hợp các nhân tố của HTKSNB với sự hữu hiệu. Tác giả phát triển mô hình nghiên cứu này dựa vào các nghiên

Trang 61

cứu trước đã có sẵn và các biện pháp đo lường trước nay có thể còn khá thô sơ và chưa thật sự sâu sắc về mối quan hệ phức tạp giữa KSNB và sự hữu hiệu. Vì thế tác giả cho rằng các nghiên cứu sau này cần có những bằng chứng xác thực để thể hiện tốt hơn về mối quan hệ này.

Thứ hai, cơ sở dữ liệu của chúng ta chỉ lấy trên một đối tượng nhất định và rất khó để áp dụng cho tất cả các trường hợp khác. Vì thế các nghiên cứu sau sẽ có ích hơn khi thực hiện sự thay đổi về cách lựa chọn cơ sở dữ liệu, cách thiết lập mô hình và giả thuyết nghiên cứu để phục vụ cho các đối tượng khác nhau.

Thứ ba, việc một loại hình doanh nghiệp trong các ba loại hình được khảo sát có số lượng thấp trong mẫu khảo sát làm giảm tính so sánh giữa các dạng chiến lược này với nhau. Môi trường kinh doanh ngày nay đưa ra các khó khăn cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn loại hình chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh và xu thế phát triển của thị trường.

Tuy nhiên, những hạn chế này mở ra cho hướng đi các nghiên cứu sau này ra những mục tiêu kháo sát ý nghĩa khác. Các nghiên cứu sau này nên khám phá vai trò của các nhân tố liên quan khác và chuẩn bị cho các cuộc thảo luận các đặc tính dự phòng. Sự nhận thức về các đặc tính dự phòng trong nghiên cứu trên vẫn còn những thiếu sót và các nghiên cứu say này sẽ là một sựđóng góp cần thiết đến việc phát triển lý thuyết dự phòng. Ngoài ra, cách đo lường các yếu tố trong HTKSNB và sự hữu hiệu cần được tinh tế hơn, trong bài luận văn này việc thiết lập các mục tiêu đo lường phụ thuộc vào các nghiên cứu trước vàvề sự hữu hiệu HTKSNB. Khi nhận thức của nhà quản trị về sự hữu hiệu là một yếu tố quan trọng, tác giả cho rằng nhiều mục tiêu đo lường khác cần được phát triển thêm trong các nghiên cứu sau này để giảm thiểu các sai sót đo lường đang tồn tại.

4.2 Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp ở Việt Nam tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

4.2.1 Một số giải pháp

Về hoạt động kiểm soát: Dựa vào các kết quả nghiên cứu ở trên, ta nhận thấy rằng một HTKSNB có hoạt động kiểm soát lỏng lẻo sẽ không giúp doanh nghiệp cải thiện được sự hữu hiệu. Vì thế các doanh nghiệp theo các dạng chiến lược khác nhau đều cần thiết lập các hoạt động kiểm soát mạnh mẽ và chặt chẽ. Các hoạt động kiểm soát cần bao quát được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 62

toàn bộ hoạt động của bộ phận hay của cả doanh nghiệp. Cụ thể hoạt động kiểm soát cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Cần phân chia nhiệm vụ và quyền lợi một cách hợp lý. Các công việc đặc biệt thì cần phân chia cho các cá nhân hay bộ phận có trình độ chuyên môn phù hợp nhằm đảm bảo khả năng thực hiện của công việc được giao. Đồng thời với việc phân chia nhiệm vụ cũng cần phân chia quyền lợi hợp lý cho cá nhân hay bộ phận nhằm hỗ trợ họ hay đảm bảo họ không gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công việc.

Cần thiết kế các quy trình phát hiện và sửa đổi sai sót ngay khi phát hiện được. Cái sai sót trong báo cáo hay quy trình hoạt động cần được phát hiện và sửa chữa ngay để đảm bảo sự hữu hiệu của HTKSNB.

Cần phổ biến cho các cá nhân biết rõ nhiệm vụ công việc của mình. Mỗi cá nhân trong công ty cần hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với tập thể chúng. Doanh nghiệp cần phổ biến các quy định luật pháp để giúp mọi cá nhân nắm vững cũng như thực hiện nhằm hạn chế sự vi phạm dẫn tới thiệt hai cho doanh nghiệp. Về giám sát: Tuỳ thuộc vào dạng chiến lược sử dụng, các doanh nghiệp nên có hoạt động giám sát phù hợp để nâng cao sự hữu hiệu:

Nếu doanh nghiệp dạng phòng vệ và phản ứng, các công việc hàng ngày cần được giám sát chặt chẽ và hạn chế sai sót đến mức thấp nhất.

Cụ thể các giám đốc hay trưởng bộ phận cần giám sát chặt chẽ các công việc hàng ngày, và đặc biệt cần chú ý đến các nhân viên có hoạt động theo sự hướng dẫn hay phân nhiệm ban đầu không. Ban giám đốc cần quan tâm nhiều hơn đến quá trình cũng như kết quả các báo cáo tài chính đã lập nhằm hạn chế và loại bỏ những sai sót trước khi phải công bố.

Cần có những biện pháp để ghi chép cũng như quản lí các công việc diễn ra hàng ngày. Cụ thể các trưởng bộ phận cần viết báo cáo cho các công việc hàng ngày về hoạt động của bộ phận hay bộ phận kiểm soát nội bộ của công ty cần tăng cường giám sát.

Ngược lại doanh nghiệp dạng triển vọng cần hạn chế bớt sự máy móc trong công việc giám sát. Các hoạt động của doanh nghiệp không nhất thiết phải thực hiện chặt chẽ như hướng dẫn đã đề ra. Các bộ phận hay cá nhân khác nhau có thể hỗ trợ nhau

Trang 63

hoàn thành công việc hay sử dụng các phương pháp khác nhau để hoàn thành công việc miễn sao đạt được hiệu quả của công việc được giao. Hoạt động giám sát của doanh nghiệp cần để lại những không gian cần thiết cho các cá nhân hay bộ phận phát huy và thực hiện đổi mới khi cần thiết.

4.2.2 Kiến nghị

4.2.2.1 Cơ quan nhà nước:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện các hệ thống luật pháp và quy định hiện nay về KSNB, tiến hành rà soát và sửa đổi các nội dung cho phù hợp với tính chất của nền kinh tế hiện nay. Các cơ quan liên quan cần soạn thảo và ban hành các thông tư và nghị định để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng thời điểm luật có hiệu lực, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ, phù hợp với thực tế đồng thời tháo gỡ các vướng mắc. Ngoài việc hoàn thiện các quy định cũ đồng thời mở rộng xây dựng thêm các quy định mới nhằm đáp ứng với nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay.

Thứ hai, như đã đề cập ở chương 1, hiện ở nước ta chỉ có các quy định về KSNB dành cho các tổ chức ngân hàng nhà nước và nước ngoài. Cơ quan nhà nước cần hình thành lý luận cơ bản về HTKSNB hoạt động trong các tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Trong quá trình xây dựng và thực hiện, mọi khía cạnh của HTKSNB cần được xem xét và đề xuất phương án khắc phục. Đặc biệt đối với các công ty niêm yết, các doanh nghiệp cần được yêu cầu giải trình HTKSNB của họ thông qua các báo cáo hằng năm và xem nó như là một điều kiện để niêm yết trên sàn chứng khoán nước ta. Tuy nhiên, do phần lớn doanh nghiệp nước ta vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có cơ cấu tổ chức đơn giản và trình độ chuyên môn không cao nên vấn đề phổ biến HTKSNB sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì thế nhà nước ta cần thiết kế các HTSKNB phù hợp với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ cấu HTKSNB cần ở mức độ đơn giản hơn nhưng vẫn phải đảm bảo được sự hữu hiệu khi thiết kế và vận hành và không gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác thực hiện.

4.2.2.2 Các tổ chức, hiệp hội kế toán nước ta:

Hiện ở nhiều nước trên thế giới đều có hiệp hội về công tác kế toán, kiểm toán nội bộ nhưng ở Việt Nam thì vẫn chưa. Vì thế việc thành thành lập một hiệp hội về kiểm soát nội

Trang 64

bộ tại Việt Nam là điều cần thiết và các doanh nghiệp, các hiệp hội hay cơ quan chức năng nhà nước cần ra sức hỗ trợ cho việc này.

Đồng thời, các tổ chức hiệp hội kế toán kiểm toán ở nước ta như Chi hội kế toán hành nghề Việt Nam (VICA), Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) hay các hiệp hội khác cần quan tâm nhiều hơn đến công tác KSNB tại các doanh nghiệp. Các tổ chức, hiệp hội cần liên kết với nhau và liên kết với các cơ quan chức năng nhà nước trong việc thiết lập cũng như hoàn thiện các quy định về KSNB và cùng nhau thực hiện việc kiểm soát công tác KSNB tại các doanh nghiệp. Các quy định và điều lệ cần được cập nhật và sửa đổi khi cần thiết nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh tế.

Các tổ chức và hiệp hội phải tăng cường mở các khoá đào tạo hay hội thảo để phổ

Một phần của tài liệu Tương tác giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết tại thành phố hồ chí minh (Trang 66)