Thông số của các biến trong nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Tương tác giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết tại thành phố hồ chí minh (Trang 58)

2. Thường xuyên liên hệ và trao đổi chuyên môn với Giảng viên hướng dẫ n:

3.3.1Thông số của các biến trong nghiên cứu chính thức

Trang 49

Bảng 3.6 Phân phối tần suất của biến chiến lược Chiến lược Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 1 Phòng vệ 36 33.3 33.3 33.3 2 Phân tích 58 53.7 53.7 87.0 3 Triển vọng 14 13.0 13.0 100.0 Total 108 100.0 100.0 Nguồn: số liệu khảo sát với n = 108

Thông qua bảng trên ta thấy chiến lược phân tích chiếm phần hơn một nửa số doanh nghiệp (53.7%), tiếp theo là chiến lược phòng vệ (chiếm 33.3%) và chiến lược triển vọng chiếm tỉ lệ ít nhất, chỉ 13%. Điều này thể hiện rằng các doanh nghiệp nước ta có xu hướng bảo thủ hơn là cách tân đổi mới, một phần là do nền kinh tế chưa thật sựổn định ở nước ta.

3.3.1.2 Các biến định lượng

Như đã đề cập ở trên, tác giả không sử dụng các giá trị nhân tố do EFA tạo ra và vì thế, các thành phần trong mô hình được tính toán như sau:

− MONI = Mean(MONI1, MONI2, MONI3): thành phần giám sát

− COAC = Mean(COAC1, COAC2, COAC3, COAC4): thành phần kiểm soát

− EFFE là thành phần hiệu quả, trong đó EFFE được đo lường gián tiếp qua 3 thành phần phụ EFFI, RELI, LAW. Trong đó mỗi thành phần này được tính như sau:

− EFFE = Mean( EFFI,RELI,LAW)

EFFI = Mean(EFFI1, EFFI2, EFFI3, EFFI4) RELI = Mean(RELI1, RELI2, RELI3, RELI4) LAW = Mean(LAW1, LAW2, LAW3)

Bảng 3.7 Thống kê mô tả các biến đinh lượng

Mẫu(N) Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn EFFE 108 3.91 6.75 5.3932 .56348 MONI 108 3.67 6.33 4.8981 .58797 COAC 108 3.25 6.25 4.6752 .53444 Valid N 108

Trang 50

Thông qua giá trị trung bình của mỗi thành phần thì các thành phần có đều có giá trị cảm nhận khá tốt ở nhà quản lý khi đánh giá về HTKSNB. Trong đó sự hữu hiệu được nhà quản lý đánh giá là tốt nhất so với 2 biến còn lại.

3.3.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Bảng 3.8 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

EFFE MONI COAC STRAT

1 .45** .36** .03 EFFE N 108 108 108 108 .36** 1 -.59** .06 MONI N 108 108 108 108 .45** -.59** 1 .08* COAC N 107 108 108 108 .03 -.06 .08* 1 N 108 108 108 108 STRAT N 108 108 108 108

*. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 5% **. Tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Nguồn: số liệu khảo sát với n = 108

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình cho thấy các biến có tương quan với nhau. Chiến lược doanh nghiệp có mối tương quan cùng chiều với hoạt động kiểm soát, với hệ số tương quan r= 0.08 và ý nghĩa thống kê (p=1%). Điều này thể hiện rằng các doanh nghiệp dạng triển vọng có hoạt động kiểm soát mạnh mẽ hơn so với dạng phòng vệ và dạng phân tích.

Cả hoạt động kiểm soát và giám sát đều có mối quan hệ cùng chiều với sự hữu hiệu một cách riêng lẻ, lần lượt với các giá trị là 0.36 và 0.45 với mức ý nghĩa thống kê 1%.

Giữa hoạt động kiểm soát và giám sát có mối quan hệ ngược chiều với nhau, r=(- 0.59) với mức ý nghĩa là 5%. Mối tương tác cụ thể giữa các biến này được phân tích ở phần sau, mô hình hồi quy.

3.3.3 Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến

Ở bài này gồm 3 thành phần và tổng cộng 5 biến quan sát độc lập vì thế kích thước mẫu được lựa chọn là phù hợp với n=108 >50+8.5= 90.

Trang 51

Mô hình hồi quy đa biến trong bài luận văn có dạng như sau:

Y = αααα0 + ββββ1X + ββββ2Z + ββββ3W + ββββ4XZ + ββββ5XW + ββββ6ZW + ββββ7XZW + εεεε Trong đó:. , là các hệ số hồi quy

Y: Sự hữu hiệu của HTKSNB X: Chiến lược doanh nghiệp Z: Hoạt động kiểm soát W: Giám sát

3.3.3.1 Kết quả mô hình hồi quy đa biến cho thấy

Kết quả từ mô hình hồi quy đa biến: Hệ số xác định R2=0.22 (khác 0) và R2 hiệu chỉnh bằng 0.21. Vì giá trị của R2 hiệu chỉnh không có sự khác biệt lớn so với R2 (0.21 và 0.22) nên các biến quan sát trong mô hình là phù hợp. Kiểm định F ( bảng ANOVA) cho thấy mức ý nghĩa p (Sig)= .000 nên mô hình hồi quy là phù hợp, các biến độc lập giải thích được khoảng 21% phương sai của biến phụ thuộc (phụ lục 5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xem xét bảng trọng số hồi quy ta thấy trọng hệ hồi quy đã chuẩn hoá của mối tương tác XZW là b7 có ý nghĩa thống kê (p=0.001) chứng tỏ rằng giữa mối tương quan giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát tác động tới sự hữu hiệu của HTKSNB. Kết quả này ủng hộ cho giả thuyết H1 đặt ra( phụ lục 5).

Ngoài ra hệ số hồi quy của biến Z và W tác động tới Y có ý nghĩa thống kê ( p đều =0.001) chứng tỏ hoạt động kiểm soát và giám sát có mối tương quan với sự hữu hiệu. Vì thế, tác giả sẽ tiến hành phân tích cụ thể hơn về mối tương tác này( phụ lục 5).

3.3.3.2 Kiểm định mối tương tác giữa các dạng chiến lược khác nhau tới sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Để kiểm định cụ thể hơn về mối tương tác giữa các dạng chiến lược, ta thực hiện so sánh từng cặp chiến lược với nhau. Và vì biến độc lập chiến lược doanh nghiệp là biến định tính nên để có thể thực hiện kiểm định, chúng ta cần chuyển X thành biến định lượng. Ởđây biến X được mã hóa thành 3 biến giả kí hiệu là X1, X2,X3. Trong đó X1 nhận giá trị bằng 1 khi nhà quản lí theo chiến lược triển vọng và bằng 0 khi theo chiến lược phòng vệ. Tương tự, X2 nhận giá trị bằng 1 khi nhà quản lí theo chiến lược triển vọng và bằng 0 khi theo chiến lược phân tích, X3 nhận giá trị bằng 1 khi nhà quản lí theo chiến lược phòng vệ và bằng 0 khi theo chiến lược phân tích. Từđó ta có ba phương trình tuyến tính sau:

Trang 52

Y = α0 + β1X1 + β2Z + β3W + β4X1Z + β5X1W + β6ZW + β7X1ZW + ε (1) Y = α0 + β1X2 + β2Z + β3W + β4X2Z + β5X2W + β6ZW + β7X2ZW + ε (2) Y = α0 + β1X3 + β2Z + β3W + β4X3Z + β5X3W + β6ZW + β7X3ZW + ε (3)

Kết quả kiểm định từng cặp riêng lẻ cho thấy mối tương tác ba chiều giữa mô hình (1) và (2) có ý nghĩa thống kê ( hệ số hồi quy b7 của hai mô hình này lần lượt có p =0.001 và p=0.05), tức là giữa dạng triển vọng với dạng phân tích và dạng triển vọng với dạng phòng vệ có mối tương quan ba chiều với nhau. Kết quả phân tích mô hình tuyến tính (3) giữa dạng phân tích và phòng vệ không có ý nghĩa thống kê (phụ lục 5).

Để trình bày về mối tương tác ba chiều giữa các chiến lược khác nhau ảnh hưởng đến sự hữu hiệu, tác giả vẽ sơđồ tuyến tính giữa Y trên X ở các tổ hợp Z và W khác nhau:

1. Z cao, W cao 2. Z cao, W thấp 3. Z thấp, W cao 4. Z thấp, W thấp

Ở đây Z và W được gán giá trị tương đương với trung bình của chúng cộng trừ với giá trị của đô lệch chuẩn để làm tiêu chuẩn giá trị cao thấp. Cụ thể là: Zcao=Z+Sd; Z thấp= Z- Sd, W cao = W+ Sd; W thấp = W- Sd.

Trang 53

So dạng triển vọng với dạng phân tích

Sơ đồ 3.1 So sánh dạng triển vọng với dạng phản ứng với hoạt động giám sát ở mức độ thấp

Chú thích: Hoạt động kiểm soát mức độ thấp Hoạt động kiểm soát mức độ cao

Sơ đồ 3.1 thể hiện mối tương tác giữa chiến lược, hoạt động kiểm soát và giám sát ở mức độ thấp tới sự hữu hiệu giữa dạng phân tích và dạng phòng vệ. Sơđồ 3.11 cho kết quả:

• Z cao và W thấp, Y của dạng triển vọng sẽ cao hơn là phân tích, tức là khi kết hợp hoạt động kiểm soát mạnh mẽ với hoạt động giám sát ở mức độ thấp sẽ đem lại sự hữu hiệu cao hơn cho HTKSNB của doanh nghiệp dạng triển vọng so với dạng phân tích.

• Z thấp và W thấp thì không có sự chênh lệch nhiều giữa hai dạng chiến lược, vì thế không có ý nghĩa so sánh ởđây. 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 5.3 - 5.2 - 5.1 - 5.0 - 4.9 - 4.8 - 4.7 - 4.6 -

Trang 54

Sơ đồ 3.2 So sánh dạng triển vọng với dạng phản ứng với hoạt động giám sát ở mức độ cao

Chú thích: Hoạt động kiểm soát mức độ thấp Hoạt động kiểm soát mức độ cao

Sơ đồ 3.2 thể hiện mối tương tác giữa chiến lược, hoạt động kiểm soát và giám sát ở mức độ cao tới sự hữu hiệu và cho kết quả:

• Z thấp và W cao thì Y của X dạng triển vọng sẽ cao hơn, tức khi kết hợp hoạt động giám sát cao và hoạt động kiểm soát thấp thì sự hữu hiệu của dạng triển vọng sẽ tốt hơn so với dạng phân tích.

• Z cao và W cao thì Y của X dạng phân tích sẽ cao hơn X dạng triển vọng. Sự kết hợp hoạt động kiểm soát mạnh mẽ và hoạt động giám sát ở mức độ cao sẽđem lại sự hữu hiệu tốt hơn cho doanh nghiệp dạng phân tích so với doanh nghiệp dạng triển vọng. 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 5.7 - 5.7 - 5.6 - 5.5 - 5.4 -

Trang 55

So dạng triển vọng với dạng phòng vệ

Sơ đồ 3.3 So sánh dạng triển vọng với dạng phòng vệ với hoạt động giám sát ở mức độ thấp

Chú thích: Hoạt động kiểm soát mức độ thấp Hoạt động kiểm soát mức độ cao

Sơ đồ 3.3 thể hiện mối tương tác giữa chiến lược, hoạt động kiểm soát và giám sát ở mức độ thấp tới sự hữu hiệu giữa dạng triển vọng và dạng phòng vệ.

• Z thấp và W thấp hì không có sự chênh lệch nhiều giữa hai dạng chiến lược, vì thế không có ý nghĩa so sánh ởđây.

• Z cao và W thấp, Y của dạng triển vọng sẽ cao hơn là phân tích, tức là khi kết hợp hoạt động kiểm soát mạnh mẽ với hoạt động giám sát ở mức độ thấp sẽ đem lại sự hữu hiệu cao hơn cho HTKSNB của doanh nghiệp dạng triển vọng so với dạng phân tích và dạng phòng vệ. 0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 5.7 - 5.2 - 5.0 - 4.8 - 4.6 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trang 56

Sơ đồ 3.4 So sánh dạng triển vọng với dạng phòng vệ với hoạt động giám sát ở mức độ cao

Chú thích: Hoạt động kiểm soát mức độ thấp Hoạt động kiểm soát mức độ cao

Sơ đồ 3.4 thể hiện mối tương tác giữa chiến lược, hoạt động kiểm soát và giám sát ở mức độ cao tới sự hữu hiệu giữa dạng triển vọng và dạng phòng vệ.

• Z cao và W cao thì Y của X dạng phòng vệ sẽ cao hơn X dạng triển vọng. Sự kết hợp hoạt động kiểm soát mạnh mẽ và hoạt động giám sát ở mức độ cao sẽđem lại sự hữu hiệu tốt hơn cho doanh nghiệp dạng phòng vệ so với doanh nghiệp dạng triển vọng. • Z thấp và W cao thì Y của dạng triển vọng sẽ cao hơn so với dạng phòng vệ, tức khi

kết hợp hoạt động giám sát cao và hoạt động kiểm soát thấp thì sự hữu hiệu của dạng triển vọng sẽ tốt hơn so với dạng phân tích.

3.4 Thảo luận về kết quả nghiên cứu

Giả thuyết chính của bài luận văn này là nghiên cứu mối tương tác giữa hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa chiến lược và sự hữu hiệu của HTKSNB. Và kết quả kiểm định trên ủng hộ cho giả thuyết này.

Cụ thể kết quả hay bài nghiên cứu chỉ ra rằng hoạt động kiểm soát mạnh mẽ kết hợp với hoạt động giám ở mức độ thấp sẽđem lại sự hữu hiệu cao hơn cho HTKSNB của doanh

0.0 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 5.7 - 5.7 - 5.5 - 5.6 - 5.3 - 5.5 - 5.1 - 5.4 -

Trang 57

nghiệp dạng triển vọng so với dạng phân tích và dạng phòng vệ. Ở khía cạnh còn lại, các doanh nghiệp dạng phân tích và dạng phòng vệ sẽđạt được sự hữu hiệu tốt hơn khi kết hợp hoạt động kiểm soát mạnh mẽ và hoạt động giám sát ở mức độ cao. Vì thế, kết quả của bài luận văn này ủng hộ cho quan điểm của Simons (1987), dạng triển vọng cần áp dụng hoạt động kiểm soát chặt chẽđể hỗ trợ cho môi trường năng động của họ.

Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây của Simon còn cho rằng dạng triển vọng sẽ sử dụng hoạt động giám sát chặt chẽ nhưng kết quả của tác giả cho thấy rằng để đạt được sự hữu hiệu, dạng triển vọng cần áp dụng giám sát thấp kết hợp với hoạt động kiểm soát chặt chẽ. Như đã đề cập ở các cơ sơ lý thuyết trên, giám sát cao được cho là gắn liền với cách tiếp cận truyền thống tới kiểm soát và chỉ thích hợp với các môi trường dựđoán hay các môi trường cốđịnh, ít thay đổi. Trong khi đó, dạng triển vọng luôn đối diện với các thay đổi tức thời trong quá trình và sản phẩm và môi trường nên sự cần thiết để các hoạt động giám sát duy trì sẽ tạo áp lực cho các nhà quản lý. Sử dụng hoạt động giám sát cao sẽ làm quá tải thông tin và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự hữu hiệu.

Kết quả còn chỉ ra rằng hoạt động kiểm soát thấp và giám sát lỏng lẻo sẽ không mang lại bất kì tác dụng nào cho sự hữu hiệu của cả ba dạng chiến lược. Điều này cho thấy rằng các hoạt động kiểm soát và giám sát cơ bản này có mặt trên mọi doanh nghiệp và không chỉ ở riêng dạng chiến lược nào.

Trong kết hợp giữa giám sát cao và hoạt động kiểm soát thấp, tác giả thấy các doanh nghiệp dạng triển vọng thể hiện sự hữu hiệu tốt hơn so với dạng phòng vệ và phản ứng. Hoạt động kiểm soát thấp sẽ cung cấp nhiều sáng tạo và cách tân hơn, trong khi hoạt động giám sát cao đảm bảo rằng các ý tưởng này được truyền đạt theo mục tiêu của tổ chức. Cũng vì điều này, nên khi so sánh triển vọng và phòng vệ, kết quả chỉ ra rằng giám sát thấp và kiểm soát cao sẽ mang lại sự hữu hiệu tốt cho dạng triển vọng.

Ngoài ra kết quả của ma trận tương quan chỉ ra rằng giữa hoạt động kiểm soát và giám sát có mối quan hệ biến động ngược chiều với nhau. Kết quả này ủng hộ cho quan điểm của Geiger và các cộng sự của ông (2004) cho rằng hoạt động kiểm soát mạnh mẽ thường dẫn đến hoạt động giám sát ở mức độ thấp nhằm mục đích nâng cao sự hữu hiệu.

Tổng hợp lại các kết quảđược trình bày ở trên, tác giảđưa ra kết luận rằng hoạt động kiểm soát và giám sát tương tác với nhau và ảnh hưởng đến sự hữu hiệu tuỳ thuộc vào dạng

Trang 58 chiến lược được lựa chọn.

Trang 59

TÓM TT CHƯƠNG 3

Ở chương này, tác giả trình bày kết quả nghiên cứu định lượng chính với 108 mẫu là những đối tượng nghiên cứu hiện đang giữ vai trò lãnh đạo của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp, gửi email, điện thoại. Công cụ kiểm định độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA cũng được sử dụng ở đây nhằm đảm bảo được giá trị phân biệt và mức độ phù hợp của mô hình với cấu trúc dữ liệu nghiên cứu. Sau đó tác giả tiến hành kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp mô hình mô hình hồi quy tuyến tính và kết quả kiểm định ủng hộ cho giả thuyết H1 đã đặt ra. Vì thế tác giả tiếp tục kiểm định sâu hơn về mối tương tác giữa các biến quan sát tới sự hữu hiệu thông qua so sánh từng cặp với các dạng chiến lược khác nhau. Việc

Một phần của tài liệu Tương tác giữa chiến lược với hoạt động kiểm soát và giám sát ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp niêm yết tại thành phố hồ chí minh (Trang 58)