Kết quả định tính

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 150)

Sau thực nghiệm định lượng, chúng tôi đã phát phiếu thăm dò ý kiến cho học sinh và giáo viên đã tham gia TNSP (phụ lục 3, 4) nhằm đánh giá chất lượng của hệ thống câu hỏi đã thiết kế.

3.5.3.1. Kết quả thăm dò ý kiến học sinh tham gia TN

Bảng 3.18. Số lượng phiếu thăm dò

STT Trường

Sốphiếu

Phát ra Hợp lệ

1 Trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1. 46 42 2 Trường THPT Thái Bình, Quận Tân Bình. 51 49 3 Trường THPT Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 40 38 4 Trường THPT Nguyễn Du, tỉnh ĐakLak. 35 32

Tổng cộng 172 161

Bảng 3.19. Tâm trạng của học sinh khi được đặt nhiều câu hỏi

STT Tâm trạng của học sinh Sốlượng Tỉ lệ % 1 Phấn khởi khi được tham gia xây dựng bài, được nêu

lên ý kiến của bản thân.

99 61,49 2 Hứng thú với các câu hỏi hay, có vấn đề. 75 46,58 3 Tập trung hơn vào bài học, biết nhận ra kiến thức trọng

tâm.

87 54,04 4 Thích thú khi trả lời, vì có thêm điểm thưởng, được

Thầy/cô và bạn bè khen ngợi.

64 39,75 5 Bình thường như các tiết họckhác. 39 24.22 6 Còn chưa dám trả lời, vẫn còn chưa quen với phương

pháp này.

43 26,71 Dựa vào những thống kê trên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng câu hỏi trong dạy học đã góp phần rất nhiều trong việc nâng cao tính tích cực trong học tập của học sinh. Cụ thể là:

- Học phấn khởi khi tham gia xây dựng bài, nêu lên ý kiến của bản thân (61,49%).

- Tập trung hơn vào bài học, biết nhận ra kiến thức trọng tâm (54,04%).

- Hứng thú với các câu hỏi hay, có tính vấn đề (46,58%).

- Thích thú khi trả lời, vì có thêm điểm thưởng, được Thầy/cô và bạn bè khen ngợi (39,75%).

Bảng 3.20. Ý kiến của học sinh về những ưu điểm của việc sử dụng câu hỏi

STT Ý kiến của học sinh Sốlượng Tỉ lệ % 1 Thầy/ cô và học sinh gần gũi nhau hơn. 134 83,23 2 Các học sinh quan tâm và hiểu nhau hơn. 83 51,55 3 Tự đánh giá khả năng của bản thân và đánh giá khả

năng của bạn.

4 Học sinh là chủthểcủa hoạt động trong giờhọc. 77 47,83 5 Tạo không khí lớp học sôi nổi. 91 56,52

Từ bảng 3.20, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự hưởng ứng tích cực của học sinh khi lựa chọn những ưu điểm của việc sử dụng câu hỏi trong dạy học của giáo viên. Có thể liệt kê ra như sau:

- Thầy/ cô và học sinh gần gũi nhau hơn 83,23%).

- Tạo không khí lớp học sôi nổi (56,52%).

- Các học sinh quan tâm và hiểu nhau hơn. (51,55%).

- Học sinh là chủ thể của hoạt động trong giờ học (47,83%).

- Tự đánh giá khả năng của bản thân và đánh giá khả năng của bạn (40,99%). Ngoài ra, khi thống kê các phiếu thăm dò, chúng tôi còn nhận được một số ý kiến như:

- Giúp học sinh mạnh dạn hơn.

- Rèn luyện cho học sinh khả năng giao tiếp, diễn đạt bằng lời.

- Giúp học sinh phát hiện ra lỗ hổng kiến thức của bản thân.

- Giúp học sinh mở rộng kiến thức bên ngoài khi có câu hỏi liên hệ thực tế.

Bảng 3.21. Ý kiến của học sinh để việc sử dụng câu hỏi đạt hiệu quả

STT Ý kiến của học sinh Sốlượng Tỉ lệ % 1 Thầy/cô nên chú ý đến các bạn thụđộng, học kém hơn. 57 35,40 2 Thầy/cô nên động viên, khen ngợi nhiều hơn và không

nên la mắng HS nếu các em phát biểu sai.

93 57,76 3 Thầy/cô nên giải thích, phân tích câu trả lời của các

bạn.

116 72,05 4 Thầy/cô nên phân tán câu hỏi thành nhiều phần nhỏ, đi

từ dễ tới khó.

98 60,87 5 Thầy/cô nên hỏi nhiều đối tượng học sinh, tránh chú ý

tới một vài bạn trong lớp.

Dựa vào những ý kiến trên, ta thấy rằng học sinh vẫn rất quan tâm và mong muốn được tham gia vào các hoạt động trong giờ học. những ý kiến các em đóng góp là những hạn chế mà giáo viên còn ít nhiều gặp phải, giúp chúng ta cải thiện dần phương pháp dạy học. Cụ thể là:

- Thầy/cô nên giải thích, phân tích câu trả lời của các bạn (72,05%).

- Thầy/cô nên phân tán câu hỏi thành nhiều phần nhỏ, đi từ dễ tới khó (60,87%).

- Thầy/cô nên động viên, khen ngợi nhiều hơn và không nên la mắng HS nếu các em phát biểu sai (57,76%).

- Thầy/cô nên hỏi nhiều đối tượng học sinh, tránh chú ý tới một vài bạn trong lớp (49,07%).

- Thầy/cô nên chú ý đến các bạn thụ động, học kém hơn (35,40%). Bên cạnh đó, các em học sinh cũng đóng góp một số ý kiến hay như:

- Thầy/cô nên hướng dẫn học sinh cách trả lời đơn giản, cô đọng và trọng tâm hơn.

- Thầy/cô nên yêu cầu học sinh xem trước bài học ở nhà và đặt câu hỏi cho giáo viên trả lời.

- Thầy/cô có thể tổ chức hình thức thi đua giữa các tổ, cho các bạn học sinh đặt câu hỏi lẫn nhau và trả lời lấy điểm.

Tóm lại:

- Học sinh có thái độ tích cực khi tham gia trả lời câu hỏi trên lớp.

- Học sinh nhận ra được nhiều ưu điểm của việc sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học.

- Học sinh đề ra được những biện pháp giúp cho việc sử dụng câu hỏi hiệu quả và khả thi hơn.

3.5.3.2. Kết quả thăm dò ý kiến của giáo viên tham gia TN

Sau khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã xin ý kiến nhận xét của các giáo viên dạy lớp thực nghiệm về một số nội dung liên quan đến “Hệ thống câu hỏi trong dạy học Hóa học lớp 10 THPT”.

Ý kiến về chất lượng hệ thống câu hỏi

Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Tú, trường Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM

- Hệ thống câu hỏi logic, khoa học. Có tính khả thi cao.

- Có nhiều câu hỏi phân loại học sinh tốt.

- Cách thức đặt câu hỏi dễ hiểu, trọng tâm.

- Còn đưa quá nhiều câu hỏi vào một số kiến thức chưa trọng tâm lắm.

- Cần đưa các câu hỏi ứng dụng thực tiễn cho học sinh tìm tòi thêm.

Giáo viên Võ Đức Tài, trường Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Câu hỏi đặt ra bám sát mục tiêu bài học, có tính hệ thống cao.

- Các câu hỏi diễn giải đơn giản, dễ hiểu.

- Một số câu hỏi có vấn đề hay, giúp học sinh chú ý và hứng thú với bài học.

- Một số câu hỏi còn có tính lặp lại, trả lời “đúng – sai” chưa cần thiết.

Giáo viên Phan Thị Xuân Hoa, trường Nguyễn Du, Tỉnh DakLak

- Các câu hỏi khái quát bài tốt, có tính nêu vấn đề.

- Một số câu hỏi bổ sung, liên hệ thực tế phong phú, giúp mở rộng bài học.

- Cần tăng thêm các câu hỏi hỏi về bản chất vấn đề, nêu nguyên nhân và giải thích vấn đề.

Ý kiến về không khí lớp học

Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Tú, trường Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM

- Lớp học sôi nổi, không khí lớp học sinh động.

- Học sinh hăng hái phát biểu xây dựng bài.

- Khoảng cách của giáo viên và học sinh được rút ngắn lại.

- Một số em chưa kịp thích nghi, còn tâm lí dè chừng.

Giáo viên Võ Đức Tài, trường Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Học sinh chủ động tiếp thu bài, nhiều em hứng thú với các câu hỏi thực tế.

- Các em học sinh bắt đầu làm quen với cách đặt câu hỏi của giáo viên, tự đề ra câu hỏi và biết đánh giá, nhận xét câu trả lời của các học sinh khác.

Giáo viên Phan Thị Xuân Hoa, trường Nguyễn Du, Tỉnh DakLak

- Học sinh hăng hái phát biểu, trả lời câu hỏi.

- Trong lớp có sự thi đua với nhau, các học sinh muốn chứng tỏ khả năng của bản thân. Tuy nhiên, một số em vẫn chưa kịp làm quen, còn thụ động.

Ý kiến về hiệu quả dạy học

Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Tú, trường Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM

- Hiệu quả dạy học tốt, chất lượng điểm kiểm tra được tăng lên đáng kể.

- Các em học sinh đã được rèn luyện kĩ năng tự đánh giá bản thân và đánh giá người khác.

- Kĩ năng diễn đạt bằng lời của học sinh được nâng cao, có thể phát biểu trọng tâm.

- Tuy nhiên, để thực hiện lượng lớn câu hỏi và hỏi nhiều học sinh thì mất khá nhiều thời gian, không kịp chương trình.

Giáo viên Võ Đức Tài, trường Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

- Học sinh đã bước đầu rèn luyện việc chuẩn bị bài ở nhà, sưu tầm tài liệu về ứng dụng thực tế của môn hóa học.

- Kiến thức được hệ thống hóa nên học sinh tiếp thu bài nhanh chóng, có hiệu quả cao.

- Một số học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, tuy nhiên một số em thụ động thì vẫn chưa đáng kể.

Giáo viên Phan Thị Xuân Hoa, trường Nguyễn Du, Tỉnh DakLak

- Học sinh phát huy được khả năng tư duy của mình, giáo viên phát hiện ra nhiều học sinh có khả năng tư duy tốt, một số em bị hổng kiến thức cần nắm lại.

- Học sinh trong lớp đã thân thiện hơn, mạnh dạn nhận xét câu trả lời của nhau.

- Thông qua hệ thống câu hỏi và phiếu học tập, các học sinh đã có thể tự lĩnh hội kiến thức.

3. Một số đề xuất và kiến nghị của giáo viên tiến hành thực nghiệm

Giáo viên Nguyễn Thị Ngọc Tú, trường Bùi Thị Xuân, Quận 1, TP.HCM

- Tiếp tục thiết kế câu hỏi những chương còn lại.

- Tăng cường thêm những câu hỏi có khả năng phân hóa học sinh.

- Xây dựng hệ thống câu hỏi dưới dạng ebook kèm theo các phiếu học tập, giúp học sinh có thể tự học ở nhà.

- Cần thiết kế thêm các câu hỏi về lịch sử hóa học, nâng cao lòng yêu thích bộ môn cho các em học sinh.

Giáo viên Phan Thị Xuân Hoa, trường Nguyễn Du, Tỉnh DakLak

- Cần thiết kế thêm các câu hỏi dành cho giờ thí nghiệm, thực hành hóa học.

- Phát triển đề tài theo hướng dành cho học sinh giỏi, rèn luyện khả năng tư duy.

- Thiết kế các phiếu học tập, grap dạy học để tiết kiệm thời gian ghi bài, tăng thời gian trao đổi giữa giáo viên – học sinh và học sinh – học sinh với nhau.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày nội dung và phương pháp triểm khai TNSP để đánh giá hiệu quả và khẳng định tính khả thi của đề tài. Chúng tôi đã thực hiện:

1. Tiến hành TNSP với 4 bài lên lớp tại 10 lớp thuộc khối 10 THPT cơ bản của 4 trường THPT: trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1; trường THPT Thái Bình, Quận Tân Bình; trường THPT Bà Rịa, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; trường THPT Nguyễn Du, tỉnh ĐakLak; với sự tham gia của 4 giáo viên và 341 học sinh.

2. Thực nghiệm định lượng: Tiến hành kiểm tra làm 4 bài kiểm tra ở 5 cặp TN – ĐC với số lượng 1705 bài kiểm tra, chấm bài và xử lí kết quả theo phương pháp thống kê toán học. Các số liệu thu được là cơ sở để khẳng định tính hiệu quả và khả năng áp dụng của hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học lớp 10 THPT.

3. Thực nghiệm định tính:

- Thông qua việc khảo sát từ 172 học sinh bằng phiếu thăm dò kết quả cho thấy:

+ Học sinh có thái độ tích cực khi tham gia trả lời câu hỏi trên lớp.

+ Học sinh nhận ra được nhiều ưu điểm của việc sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học.

+ Học sinh đề ra được những biện pháp giúp cho việc sử dụng câu hỏi hiệu quả và khả thi hơn.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo viên dạy TN ở trường phổ thông đã có những ý kiến, đề nghị nhằm hoàn thiện thêm cho đề tài.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN

Đề tài đã hoàn thành được mục đích và nhiệm vụ đề ra.

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Trình bày tổng quan vấn đề nghiên cứu.

- Nghiên cứu những nét đặc trưng và một số xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về sử dụng câu hỏi trong dạy học hóa học ở trường THPT.

- Làm rõ khái niệm câu hỏi và phân loại các loại câu hỏi trong dạy học.

- Một số kĩ thuật, kinh nghiệm để sử dụng câu hỏi trong dạy học đạt hiệu quả.

- Điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi trong dạy học Hóa học ở trường THPT bằng cách phát phiếu thăm dò ý kiến giáo viên. Đã thu được 42 phiếu ý kiến của giáo viên tại 20 trường THPT, trên 5tỉnh thành. Tiến hành thăm dò ý kiến của

268 học sinh tại 2 trường THPT Thái Bình và Bùi Thị Xuân, TP.HCM. - Nghiên cứu chương trình và SGK hóa học lớp 10 THPT.

1.2. Thiết kế và sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học

- Đề xuất quy trình khi thiết kế hệ thống câu hỏi trong dạy học: 8 bước.

- Đề xuất quy trình sử dụng câu hỏi trong dạy học: 8 bước.

- Thiết kế hệ thống bao gồm 228 câu hỏi của 14 bài học trên 3 chương trong nội dung chương trình hóa học lớp 10 THPT cơ bản.

+ Chương 1. Nguyên tử.

+ Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

+ Chương 5. Nhóm Halogen.

1.3.Thiết kế 6 bài lên lớp có sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học đã thiết kế

- Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị.

- Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử (đã thực nghiệm).

- Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (đã thực nghiệm).

- Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn (đã thực nghiệm).

- Bài 21. Clo (đã thực nghiệm).

1.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả và tính khả thi của hệ thống câu hỏi đã thiết kế

Thực nghiệm định lượng

- Thực nghiệm 4 bài lên lớp có sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học ở 5 cặp lớp TN và ĐC thuộc 4 trường THPT (172 học sinh lớp TN và 169 học sinh lớp ĐC)

- Thống kê và xử lí điểm số 1705 bài kiểm tra trên phép thử kiểm định. Kết quả phân tích cho thấy giáo án có sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học đã thiết kế trong đề tài là có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học.

Thực nghiệm định tính

- Thông qua việc khảo sát từ 172 học sinh bằng phiếu thăm dò kết quả cho thấy:

+ Học sinh có thái độ tích cực khi tham gia trả lời câu hỏi trên lớp.

+ Học sinh nhận ra nhiều ưu điểm của việc sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học.

+ Học sinh đề ra được những biện pháp giúp cho việc sử dụng câu hỏi hiệu quả và khả thi hơn.

- Bên cạnh những kết quả đạt được, giáo viên dạy TN ở trường phổ thông đã có những ý kiến, đề nghị nhằm hoàn thiện thêm cho đề tài.

Chúng tôi nhận thấy các bài thiết kế thiết kế trong đề tài có khả năng áp dụng trong điều kiện thưc tế đồng thời đạt được hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn hóa học ở trường THPT. Kết quả này đã khẳng định tính thực tiễn của đề tài.

2. KIẾN NGHỊ

Để góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học hóa học trong trường THPT, chúng tôi có một số ý kiến đề xuất như sau:

2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy tiến hành đồng bộ đổi mới phương pháp và tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cụ thể là không chỉ đánh giá dưới hình thức thi giấy, cần đề ra các tiêu chí đánh giá được kĩ năng giao tiếp, phân tích kiến thức dưới dạng thi vấn đáp, thuyết trình và thái độ học tập của học sinh thông qua các hoạt động cá nhân xoay quanh chủ đề của môn học.

2.2. Với trường phổ thông

- Ban lãnh đạo nhà trường chỉ đạo, khuyến khích và tạo điều kiện đề giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.

- Sĩ số học sinh mỗi lớp vừa phải (30-35 HS/lớp) đảm bảo việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học tác động tích cực đến mọi đối tượng học sinh. Thành viên nào cũng có cơ hội tham gia hoạt động, thể hiện tiềm năng và rèn luyện những kĩ năng quan trọng cho cuộc sống và công việc trong tương lai.

2.3. Với giáo viên

Giáo viên đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng dạy học, xu hướng tâm sinh lí lứa tuổi thiếu niên hiện nay. Giáo viên cần năng động, tích cực đổi mới phương pháp dạy học bên cạnh mục đích dạy học sinh tích cực, có khả

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)