Phân phối chương trình Hóahọc lớp 10 THPT

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 63)

Cả năm: 37 tuần (70 tiết) Học kì I: 19 tuần (36 tiết) Học kì II: 18 tuần (34 tiết)

Bảng 2.2. Phân phối chương trình Hóa học lớp 10 THPT Nội dung Số tiết thuyết Luyện tập Thực hành Ôn tập Kiểm tra

Ôn tập đầu năm 2

Chương 1. Nguyên tử 6 3

Chương 2. Bảng tuần hoàn và định luật tuần hoàn các nguyên tố hoá học

6 2

Chương 3. Liên kết hoá học 5 2

Chương 4. Phản ứng hoá học 3 2 1 Kiểm tra 45 phút 2 Ôn tập học kì I 1 Kiểm tra học kì I 1 Tổng số học kì I: 36 tiết 20 9 1 3 3 Chương 5. Nhóm Halogen 7 2 2

Chương 6. Oxi - Lưu huỳnh 7 2 2

Chương 7. Tốc độ phản ứng

và cân bằng hoá học 4 2 1

Kiểm tra 45 phút 2

Ôn tập học kì II 2

Kiểm tra cuối năm 1

Tổng số học kì II: 34 tiết 18 6 5 2 3

2.1.4. Tổng quan một số chương mục của chương trình Hóa học lớp 10 THPT

2.1.4.1. Chương 1. Nguyên tử

Mục tiêu của chương

Kiến thức

- Hạt nhân, khối lượng và điện tích hạt nhân, proton, notron.

- Số khối, đồng vị, nguyên tố hóa học.

- Lớp electron, phân lớp electron, cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc vỏ nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng, sự liên quan giữa số electron lớp ngoài cùng với tính chất cơ bản của nguyên tố hóa học.

Kĩ năng

- Viết cấu hình electron nguyên tử.

- Giải các bài tập về thành phần, cấu tạo nguyên tử, xác định tên nguyên tố hóa học.

- Có kĩ năng hoạt động độc lập và hợp tác tốt.

- Tin tưởng vào khoa học, rèn luyện tính nghiêm túc, chính xác, thận trọng trong khoa học.

Một số điểm cần lưu ý

Hệ thống kiến thức của chương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thành phần, cấu tạo nguyên tử học sinh đã được biết sơ lược ở lớp 8. Trong chương 1, giáo viên cần chú trọng đến đặc điểm về điện tích, khối lượng của electron, hạt nhân nguyên tử và các hạt thành phần của hạt nhân (proton và notron). Các đơn vị như u (đvC), angstrom (𝐴̇), nm, culong (C), điện tích đơn vị cần được lưu ý.

- Khái niệm nguyên tố hóa học được chính xác hóa hơn so với chương trình lớp 8. Học sinh phân biệt các khái niệm nguyên tử, nguyên tố hóa học và đồng vị.

- Nội dung sự chuyển động của electron trong nguyên tử là trọng tâm kiến thức của chương 1. Học sinh nắm vững các khái niệm như: lớp, phân lớp electron, cấu hình electron của nguyên tử và đặc điểm của lớp electron ngoài cùng.

Phương pháp dạy học

Các kiến thức của chương 1 là mới và khó tưởng tượng đối với học sinh. Những hiểu biết về electron, về hạt nhân, cấu tạo nguyên tử và hạt nhân được tìm ra từ thực nghiệm. Tuy nhiên, phần lí thuyết về sự chuyển động của electron trong

nguyên tử được xây dựng trên cơ sở các tiên đề, do đó phương pháp dạy học khác như dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ, dạy tự học, tự đọc tài liệu, thảo luận trên lớp cũng nên được coi trọng. Các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ dạy học như máy tính, máy chiếu, các phần mềm mô phỏng thí nghiệm tìm ra tia âm cực, thí nghiệm tìm ra hạt nhân… nên được khuyến khích sử dụng ở những nơi có điều kiện.

2.1.4.2. Chương 2.Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học và Định luật tuần hoàn

Mục tiêu của chương

- Học sinh hiểu các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn. Hiểu mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố hóa học với vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.

- Hiểu sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố, các đơn chất và hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử. Biết ý nghĩa của bảng tuần hoàn.

- Học sinh có thể trình bày một cách rõ ràng các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn, mối quan hệ giữa cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố hóa học với vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.

- Biết cách học tập một cách độc lập và cộng tác trong nhóm.

- Có những kĩ năng về công nghệ thông tin như tìm kiếm thông tin, xây dựng bài trình diễn, xây dựng và quản lí dữ liệu và biết chia sẻ thông tin với các học sinh khác.

Một số điểm cần lưu ý

BÀI TÊN BÀI NỘI DUNG

7 Bảng tuần hoàn các nguyên tốhóa học

- Sơ lược về sự phát minh bảng tuần hoàn.

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm.

8

Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.

nguyên tốhóa học nhóm A. 9

Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

- Tính kim loại, tính phi kim.

- Hóa trị với oxi và hidro.

- Oxit, hidroxit của các nguyên tố nhóm A.

- Định luật tuần hoàn.

10

Ý nghĩa của bảng tuần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoàn các nguyên tố hóa học

- Mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo và tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố cùng 1 nhóm A, cùng 1 chu kì.

- So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố cùng 1 nhóm A, cùng 1 chu kì.

11 Luyện tập chương 2 - Củng cố, hệ thống hóa kiến thức.

- Rèn kĩ năng giải bài tập.

Phương pháp dạy học

Đặc điểm của chương 2 là bảng tuần hoàn được nghiên cứu dưới ánh sáng của thuyết cấu tạo nguyên tử. Bảng tuần hoàn được xây dựng để thể hiện các quy luật biến thiên tính chất của các nguyên tố hóa học, cũng như đơn chất và các hợp chất tạo nên từ những nguyên tố đó. Để thực hiện tốt mục tiêu của chương 2, giáo viên có thể thiết kế các hoạt động của học sinh theo một số gợi ý sau:

- Tổ chức hoạt động nhóm, giáo viên chia nội dung bài học thành một số đơn vị kiến thức, có thể tổ chức thảo luận chung cả lớp hoặc mỗi nhóm thảo luận một đơn vị kiến thức. Sau khi thảo luận nhóm, đại diện của nhóm sẽ trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét và giáo viên kết luận.

- Sử dụng phương tiện trực quan như bảng tuần hoàn, các bảng thống kê số liệu, các phần mềm mô phỏng để gây hứng thú, tăng hiệu quả dạy học.

- Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích số liệu, phát hiện quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A.

2.1.4.3. Chương 5. Nhóm halogen

Mục tiêu của chương

- Học sinh biết:

+ Cấu tạo nguyên tử của các halogen.

+ Số oxi hóa của các halogen trong các hợp chất.

+ Tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của các halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

+ Ứng dụng và phương pháp điều chế halogen và một số hợp chất quan trọng của chúng.

- Học sinh hiểu:

+ Nguyên nhân các halogen có tính oxi hóa mạnh.

+ Sự giống nhau về tính chất hóa học cũng như sự biến đổi có quy luật tính chất của các đơn chất và hợp chất của chúng.

+ Nguyên tắc chung để điều chế các halogen.

Kĩ năng

- Quan sát và giải thích hiện tượng quan sát khi được làm thí nghiệm về halogen.

- Dựa vào cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm điện, số oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử để giải thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất của các halogen.

- Giải bài tập hóa học liên quan đến kiến thức của chương.  Một số điểm cần lưu ý

Hệ thống kiến thức

- Cần giải thích được phản ứng clo tác dụng với nước là phản ứng thuận nghịch.

- Làm rõ được nguyên nhân tính tẩy màu, sát trùng của axit hipocloro, của nước Javel là do tính oxi hóa mạnh của gốc hipocloro ClO-.

- Làm rõ clorua vôi là muối hỗn tạp.

- Khi đơn chất clo và hợp chất clot ham gia phản ứng hóa học, tùy điều kiện của phản ứng có thể thu được những sản phẩm khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương pháp dạy học

Halogen là nhóm nguyên tố đầu tiên được nghiên cứu sau khi học sinh đã được học các lí thuyết chủ đạo (cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn, định luật tuần

hoàn, liên kết hóa học, phản ứng oxi hóa – khử… ), vì vậy giáo viên nên sử dụng phương pháp suy diễn hay diễn dịch để dự đoán tính chất:

Vị trí ⇔ cấu tạo ⇔ tính chất ⇔ ứng dụng.

Đa số các thí nghiệm trong chương này được sử dụng như là thí nghiệm minh họa, chứng minh, kiểm chứng những dự đoán của học sinh.

Khi nghiên cứu flo, brom, iot nên sử dụng phương pháp loại suy.

Khi dạy bài luyện tập chương, giáo viên sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để khắc sâu và hệ thống hóa kiến thức, nêu bật được sự giống nhau và sự biến đổi có tính quy luật tính chất của các halogen phù hợp với nội dung của định luật tuần hoàn.

2.2. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ HỆ THỐNG CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 THPT DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 THPT

2.2.1. Những yêu cầu đối với hệ thống câu hỏi [13], [20]

Có thể nói rằng, mỗi giáo viên khi đặt các câu hỏi thường dựa vào thế mạnh của mình, vào thói quen hay dựa vào khả năng tư duy của học sinh. Tuy nhiên, một số giáo viên còn đưa ra những câu hỏi đúng – sai, hỏi với mức độ ai cũng trả lời được thậm chí lúc giảng bài rất ít đưa ra câu hỏi nào. Chính vì thế, để học sinh định hướng được những câu trả lời một cách chính xác, đòi hỏi giáo viên phải đặt những câu hỏi có chất lượng, phải hay. Câu hỏi có chất lượng và hay là câu hỏi phải hỏi đúng bản chất vấn đề, sát đối tượng. Đặc biệt, tính đối tượng rất quan trọng bởi vì một lớp có rất nhiều học sinh với nhiều khả năng tư duy khác nhau từ xuất sắc đến khá giỏi và thậm chí trung bình yếu.

Chính vì thế, để hệ thống câu hỏi đạt chất lượng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

a. Tính hệ thống và vừa sức, phù hợp với trình độ và điều kiện học tập cũng như quỹ thời gian cho phép. Trong hệ thống câu hỏi giáo viên đặt ra cho một bài dạy, câu nào dành cho học sinh kém, câu nào dành cho học sinh giỏi và câu nào dành cho học sinh trung bình... và hệ thống câu hỏi đó bao giờ cũng đi từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ thấp lên cao... có như vậy thì câu hỏi mới có tác dụng nâng cao được sự nỗ lực trí tuệ của học sinh cả lớp.

b. Đặt câu hỏi là nhằm mục đích định hướng, nghĩa là giúp học sinh tập trung chú ý một vấn đề gì, vào một ý nào hoặc một tri thức nào đó mà giáo viên cần hỏi đến để củng cố hoặc để kiểm tra việc nắm tri thức hoặc trình độ của học sinh.

c. Câu hỏi khi giáo viên đặt ra không nên quá bóng bẩy, khó hiểu, nhiều nghĩa mà phải gọn, rõ ràng, không mập mờ có thể hiểu nhiều cách. Không nên dùng các thuật ngữ trừu tượng, không phổ thông. Không nên gộp những vấn đề không hoàn toàn đồng nhất với nhau torng một câu hỏi. Đặc biệt không nên đặt những câu hỏi mà khả năng trả lời đúng (hoặc sai) cũng có thể là... nói mò.

d. Độ dài và độ phức tạp cũng như từ ngữ của câu hỏi đặt ra phải phù hợp với lứa tuổi học sinh. Đặc biệt câu hỏi dài, buộc phải có nhiều mệnh đề phụ. Có nhiều mệnh đề phụ bao nhiêu càng có nguy cơ làm cho học sinh khó nắm được ý chính của câu hỏi và không biết trả lời cái gì.

e. Câu hỏi đặt ra phải kích thích được trí thông minh và tư duy sáng tạo khoa học của học sinh khi trả lời.

f. Các câu hỏi đặt ra cho những học sinh lớp dưới, không nên cho học sinh trả lời một cách cộc lốc như có – không, đúng – sai, được – không được, đồng ý – không đồng ý... trừ những trường hợp câu hỏi test.

g. Hệ thống câu hỏi trong một bài học phải có sự liên hệ và kế thừa nhau nhằm phát triển nhận thức của học sinh một cách logic.

h. Câu hỏi đặt ra cho học sinh bao giờ cũng cần học sinh có sự giải thích, chứng minh.

i. Trong hệ thống câu hỏi cần có những câu hỏi mang tính tích hợp để buộc học sinh khi trả lời không những phải vận dụng tri thức trong bài học, trong môn học mà đòi hỏi phải biết liên hệ vận dụng những kiến thức có liên quan đến những môn học khác, các nguồn thu nhận khác.

j. Hệ thống câu hỏi của mỗi bài cần có những câu hỏi kiểm tra về kiến thức và câu hỏi kiểm tra về kĩ năng.

k. Trong hệ thống câu hỏi đặt ra nên tránh những câu hỏi hùng biện mà nên tăng cường những câu hỏi mang tính hài hước. Dĩ nhiên, đặt ra những câu hỏi loại này là vấn đề khó.

l. Đặc biệt, khi đặt câu hỏi, giáo viên cần có sự suy nghĩ, đắn đo, cân nhắc trước, nhất là đối với từng đối tượng mà mình muốn hỏi. Tránh những câu hỏi bột phát, ngẫu hứng mà ngay cả bản thân giáo viên cũng chưa có thể sẵn sàng trả lời ngay được. Những câu hỏi như vậy đặt ra chỉ gây nên sự tranh cãi làm mất thì giờ của thầy và trò, và thường ít đem lại kết quả mong muốn.

m. Khi đặt câu hỏi, người giáo viên không chỉ phản ánh những vấn đề quan tâm riêng của nhà khoa học về vấn đề đó mà người giáo viên phải nêu ra được câu hỏi làm cho học sinh hiểu được vấn đề đó nếu không sẽ làm cho học sinh khó trả lời và nếu có trả lời thì dễ phạm sai lầm. Điều đó nói lên rằng, giáo viên không nên hỏi những câu hỏi của nhà khoa học đang đặt ra mà nên hỏi những câu hỏi để học sinh hiểu những cái mà nhà khoa học đã tìm ra, hoặc để biết con đường mà nhà khoa học đã khám phá và đi đến kết quả.

n. Khi đặt câu hỏi giáo viên cần tránh những câu hỏi mà trong câu hỏi đã có chứa câu trả lời. Tránh đặt những câu hỏi đã có định hướng trả lời ngay trong bản thân nó, cũng như trong câu hỏi không được bao hàm ý đánh giá về giá trị. Nếu không, vô hình chung giáo viên đã chuẩn bị sẵn câu trả lời của học sinh.

o. Mỗi câu hỏi khi giáo viên đặt ra phải mang tính logic nội tại, nghĩa là làm sao cho học sinh khi được hỏi phải hiểu được logic nội tại đó, làm cho học sinh có được sự chuẩn bị về mặt tâm lí. Phải làm cho nội dung phức tạp phát triển từ nội dung đơn giản.

p. Nghệ thuật đặt câu hỏi là một điều quan trọng đối với thầy giáo. Ví dụ, khi đã sử dụng nhiều câu hỏi phức tạp, giáo viên cần đưa ra những câu hỏi đơn giản (cốt là để tạo ra ở học sinh một cảm giác xả hơi, làm cho học sinh tỉnh táo trở lại, gây sự tin tưởng, hứng thú rồi sau đó tập trung trở lại và tiếp tục các câu hỏi khó hơn). Việc phân chia những giai đoạn như vậy tùy thuộc vào nội dung bài học, tùy thuộc vào thời gian đặt câu hỏi, thời gian kiểm tra...

Như vậy, khi đặt câu hỏi cho mỗi bài dạy để củng cố, kiểm tra hay truyền đạt kiến thức... một lĩnh vực nào đó đòi hỏi câu hỏi phải hợp lệ, tức là phải có giá trị. Mỗi câu hỏi đặt ra, giáo viên phải xác định được đầy đủ các điều kiện và những yếu tố định giá năng lực cần phải có đối với một kĩ năng nhất định, chẳng hạn khi

kiểm tra kĩ năng nghe và kĩ năng nói mà câu hỏi đặt ra lại đánh giá qua trả lời viết là không có giá trị.

Để học sinh trả lời đúng, đầy đủ và chính xác câu hỏi giáo viên đặt ra, cần đảm bảo 3 đặc trưng sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Câu hỏi phải đảm bảo độ chính xác (về nội dung và về cấu trúc).

- Câu hỏi phải đảm bảo độ tin cậy (đó là độ ổn định của kết quả đánh giá thông qua việc kiểm tra tại các thời điểm khác nhau do người chấm khác nhau, bằng các hình thức kiểm tra khác nhau).

- Câu hỏi phải đảm bảo tính khả thi (chất lượng câu hỏi tốt, lượng thời gian trả lời câu hỏi sát với từng đối tượng).

Câu hỏi giáo viên đặt ra, thường yêu cầu học sinh trả lời ở 3 trình độ sau theo từng đối tượng học sinh: kém, trung bình, khá - giỏi:

- Nhớ lại được những sự kiện (sự việc, nguyên tắc, quá trình, phương pháp,

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 63)