Câuhỏi hiệu quả cao–highly effective questioning

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 26 - 31)

1.2.4.1. Khái niệm

"Phương pháp đặt câu hỏi có hiệu quả cao", viết tắt là HEQ. Những gì HEQ đưa ra là một phương pháp lý giải những ý kiến rất khác về đặt câu hỏi trên lớp học phổ thông. HEQ không phải là một "chương trình" mà còn hơn thế, nó lý giải, việc đặt câu hỏi có thể cải thiện trình độ hiểu biết và phương pháp tư duy.

Như lời chính tác giả mở đầu rằng “hầu hết giáo viên phổ thông vẫn tiếp tục không được đào tạo về cách thức sử dụng câu hỏi có chiều sâu trên lớp làm nền tảng cho công việc giảng dạy của họ. Dùng câu hỏi để giao tiếp - và giảng dạy cho người khác vẫn đang bị quan niệm chỉ là một trong những biện pháp dạy học. Tất nhiên có những cách dạy học khác, như thuyết trình (giảng giải), làm mẫu (trình diễn), khai

- Những lý do nào khiến em đưa ra kết luận này?

Câu hỏi nghi ngờ - Có lý do nào để nghi ngờ bằng chứng này không?

- Điều gì khiến em tin như thế?

Câu hỏi về nguồn gốc

- Đây là ý kiến của em hay là em lấy từ một nguồn nào khác?

Câu hỏi hàm ý

và hệquả

- Nó có thể gây ra tác động nào?

- Điều đó chắc chắn xảy ra hay có khả năng xảy ra?

- Có cách thay thế nào không?

- Em hàm ý điều gì qua việc này?

- Nếu điều đó xảy ra, nó có thể gây ra hậu quả gì? Tại sao?

Câu hỏi

quan điểm

- Các nhóm khác sẽ phản hồi câu hỏi này như thế nào?

- Bạn sẽ đáp lại một ý kiến phản đối rằng ... như thế nào?

- Những người tin rằng ... sẽ nghĩ gì?

- Có cách thay thế nào không?

thác kinh nghiệm và thử nghiệm. Nhưng đặt câu hỏi là một phương pháp quan trọng để thay đổi các cách dạy người ta cho là duy nhất đó.Vì vậy, phương pháp này đáng được nghiên cứu” – thì chúng ta càng thêm khẳng định rằng: đặt câu hỏi sao cho hiệu quả cao là một vấn đề quan trọng nhưng ít được đầu tư nghiên cứu hiện nay.

Có thể định nghĩa một cách tổng quát như sau:

- Câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học là câu hỏi hướng tới sự phát triển khả

năng tư duy phê phán và sáng tạo của người học, phù hợp với môi trường dạy học

và có sự liên kết với hệ thống câu hỏi trong bài học nhằm hình thành nên các khái

niệm hoàn chỉnh (đáp ứng yêu cầu mục đích người học)

- Câu hỏi hiệu quả cao là một hệ thống các câu hỏi cho một bài học, được đặt

ra theo các bậc nhận thức Bloom; nhằm mục đích hình thành và phát triển khả

năng tư duy phê phán và sáng tạo cho người học.

1.2.4.2. Các tiêu chuẩn xác định tính hiệu quả của câu hỏi

Câu hỏi hiệu quả cao theo Ivan Hannel được xác định bởi các yếu tố:

- Chất lượng câu hỏi, mục đích của câu hỏi do người dạy đặt ra cho học sinh.

- Chất lượng câu trả lời của học sinh: Có 3 tiêu chuẩn đánh giá câu trả lời của một học sinh cho một câu hỏi:

+ Mức đặc trưng/cụ thể.

+ Sự hoàn thiện.

+ Sự đánh giá/minh chứng.

- Mức độ hứng thú với các câu hỏi và cuối cùng là mức độ kiến thức học sinh

thu nhận được sau tiết học.

Vì vậy, câu hỏi hiệu quả cao không chỉ là một câu hỏi độc lập mà đó là một hệ thống các câu hỏi. Hệ thống câu hỏi này kích thích được khả năng tư duy phê phán sáng tạo của người học.

1.2.4.3. Quy tắc đặt câu hỏi của Ivan Hannel

Hannel đã đưa ra một lý thuyết gần như hoàn chỉnh về cách đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học. Ông khẳng định “Đặt câu hỏi hiệu quả cao là cách thức giúp

học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động học tập”. Ông đưa ra đầy đủ các tác dụng, các quy tắc và các bước đặt câu hỏi hiệu quả trong dạy học.

Ý tưởng của ông đã được sử dụng khá rộng rãi, hiệu quả ở nhiều nước. Ý tưởng này cũng đã bắt đầu được nghiên cứu tới ở Việt Nam trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, chưa có những ứng dụng cụ thể, rõ nét ý tưởng này trong quá trình dạy học.

Quy tắc 1: Chúng ta tin rằng học sinh đến trường để học và khi chúng ở trường, chúng bắt buộc phải học

Quy tắc 2: Học sinh là những người chưa được giáo dục, rèn luyện đầy đủ, chứ không phải thiếu đầu óc suy nghĩ; chúng không hoạt động chứ không phải đã chết!

Theo thống kê, 90% học sinh có một bộ óc khoẻ mạnh, có thể tham gia hoạt động ở mức chấp nhận được hay ở mức cao trong các hoạt động mang tính học thuật. Do đó hãy hỏi học sinh cùng một lượng câu hỏi có chất lượng như nhau; chọn câu hỏi rồi chọn học sinh trả lời.

Quy tắc 3: Chúng tôi cho rằng chiều sâu của câu hỏi tạo ra những kết quả khác nhau.

Mục đích của việc đặt câu hỏi hiệu quả là kích thích tư duy phê phán của

học sinh. Kết quả của hoạt động tư duy phê phán thể hiện khác nhau tùy theo chất lượng câu hỏi đặt ra. Vì vậyhỏi nhiều câu hỏi và cố tránh kể chuyện, gợi ý, giúp đỡ hay những hình thức dạy học không đặt câu hỏi khác.

Quy tắc 4: Sự chứng minh cũng quan trọng như câu trả lời được đưa ra.

Để thực hiện nguyên tắc này giáo viên hãy đề nghị học sinh đánh giá câu trả lời của bạn , đưa ra lí do cho câu trả lời của mình.

Quy tắc 5: Duy trì môi trường đặt câu hỏi tích cực và thúc đẩy nó.

Nguyên tắc này không chỉ được lưu ý trong các giờ học sử dụng câu hỏi mà còn cần chú ý với tất cả các phương pháp dạy học, nghĩa là tạo được sự chú ý và duy trì hứng thú của học sinh trong suốt giờ học.

Quy tắc 6: Đặt câu hỏi có mục đích chứ không phải ngẫu nhiên

Một câu hỏi ngẫu nhiên có thể không đúng hay không phù hợp với hệ thống câu hỏi của bài học làm cho sự hình thành kiến thức của học sinh thêm khó khăn.

Do vậy giáo viên không nên hỏi vì mục đích suy đoán.

Quy tắc 7: Khi học sinh trả lời "Em không biết" đa phần là một cách trốn tránh sự tham gia vào bài học.

Hãy hỏi 1 - 3 hay nhiều câu hỏi hơn thế sau khi nhận được câu trả lời "Em không biết".

1.2.4.4. Các bước đặt câu hỏi của Ivan Hannel.

Bước 1: Đặt tên (ứng với bậc 1: nhớ của phân loại Bloom)

- Thao tác đầu tiên của tư duy có phê phán trong HEQ là đặt tên, xác định hay tìm thông tin chính trong các nội dung.

- Đây là một kỹ năng tư duy bậc thấp.

Ví dụ: Các em đã đọc được gì về bài học ngày hôm nay của chúng ta?

Hình 1. Các bước đặt câu hỏi của Ivan Hannel

Bước 2: Liên kết (ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)

Bước 2 trong trật tự đặt câu hỏi là yêu cầu học sinh liên kết, suy luận, so sánh, đối chiếu và nhận ra những sự rời rạc trong nội dung.

Bước 3: Thứ tự, trật tự, phân loại, nhóm họp, tóm tắt trước và tổng hợp (Ứng với bậc 2: Hiểu của phân loại Bloom)

Các câu hỏi trong bước 3 yêu cầu học sinh sắp xếp theo thứ tự, trật tự,phân loại hay tóm tắt trước một loạt các ý hay một phần nội dung.

Ghi chú: Ba bước đầu tiên trong 7 bước giúp cho học sinh đi từ bước cơ

bản đặt tên cho các ý đến kết hợp cả chu trình hay các quá trình. Một cách khác để kết hợp là đi từ bộ phận đến tổng thể.

Bước 4: Giải mã (ứng với bậc 2 Áp dụng của phân loại Bloom)

Bước 4 áp dụng cho việc giúp học sinh giải mã, hiểu hay đơn giản tìm ra một câu hỏi kiểm tra viết hỏi gì. Trong khi bước 1, 2 và 3 nhằm vào nội dung của bài học, bước 4 được áp dụng khi bạn gặp phải các câu hỏi kiểm tra viết, câu hỏi ôn tập.  Bước 5: Mã hóa, trả lời (Ứng với bậc 2: Áp dụng của phân loại Bloom)

Trong bước 5 học sinh được đề nghị lựa chọn hay trả lời cho các câu hỏi viết mà các em đã giải mã trong bước 4. Nếu bước 4 là "câu hỏi muốn hỏi gì và tại sao bạn cho là như thế?" Thì bước 5 là "câu trả lời của bạn là gì và tại sao bạn lựa chọn câu trả lời đó?”

Bước 6: Áp dụng, chẩn đoán, dự án và khái niệm hóa (Ứng với bậc 3: Áp dụng của phân loại Bloom)

Bước 6 là yêu cầu học sinh áp dụng, dự đoán, thay đổi hay sử dụng những gì đã được học trong bài học vào một hoàn cảnh mới và khác biệt. Một vài ví dụ mẫu về các câu hỏi trong bước 6 là:

- Bạn sử dụng điều này trong một ngữ cảnh khác như thế nào?

- Bạn sẽ áp dụng phần kiến thức này cho cuộc sống của riêng bạn ra sao?  Bước 7: Tóm tắt và kết luận (Ứng với bậc 4: Tổng hợp và bậc 5: Đánh giá của

phân loại Bloom)

Bước 7 yêu cầu học sinh làm một bản tóm tắt cuối cùng về những gì các em đã học trong bài học hay trong tiết học. Bước 7 có thể nói đơn giản là hỏi học sinh "Các em có hiểu gì trong tiết học ngày hôm nay?". Mục tiêu của bước 7 là tóm tắt nội dung đã cho và khiến học sinh nhận ra sự liên kết giữa các kiến thức đã học.

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)