Hệ thống câuhỏi chương 2.Bảng tuầnhoàn cácnguyên tố hóa học và

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 88 - 96)

2.3.2.1. Bài 7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học a) Mục tiêu

- Hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn; cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm.

- Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo và tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố cùng 1 nhóm A cùng 1 chu kì.

- Đọc được các thông tin về nguyên tố hóa học ghi trong một ô của bảng tuần hoàn. Vận dụng sắp xếp nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn khi biết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại.

b) Chuẩn bị

- Bảng hệ thống tuần hoàn dạng dài.

- Các clip video, bài hát hài hước, sinh động về bảng tuần hoàn.

- Bài trình diễn powerpoint.

- Phiếu học tập.

c) Hệ thống câu hỏi

1. Lịch sử tìm ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học?

2. Trước Mendeleev, đã có những loại bảng tuần hoàn nào được phát minh bởi những nhà hóa học khác?

3. Sự ra đời của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có vai trò gì đối với cơ sở lí thuyết môn hóa học?

Câu hỏi bài họcCâu hỏi nội dung

1. Các nguyên tố hóa học được xếp vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học theo nguyên tắc nào?

2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có cấu tạo như thế nào?

 Tìm hiểu về ô nguyên tố.

1.1. Dựa vào bảng hệ thống tuần hoàn ta nhận xét gì về STT của các nguyên tố? biết rằng STT này là Z, hãy rút ra nguyên tắc sắp xếp đầu tiên.

1.2. Viết cấu hình electron của các nguyên tố (3Li, 11Na, 19K) và (12Mg, 14Si, 15P). Hãy nhận xét sự giống nhau giữa chúng.

1.3. Dựa vào bảng tuần hoàn, quan sát vị trí của những nguyên tố trên, hãy rút ra 2 quy tắc sắp xếp còn lại.

1.4. Hãy viết cấu hình electron của 26Fe,

30Zn, 13Al và 18Ar. Từ vị trí cột của chúng, nhận xét gì về số electron ngoài cùng, số electron kế bên và STT cột?

Từ vị trí nguyên tố trong nhóm, hãy rút ra khái niệm electron hóa trị.

2.1. Dựa vào bảng tuần hoàn, một nguyên tố nằm trong 1 ô gọi là ô nguyên tố. Hãy cho biết các thông tin của nguyên tố có trong 1 ô nguyên tố.

2.2. Từ những chỉ số đó, hãy cho biết các thông tin về số Z, cấu hình electron, số lớp và số electron hóa trị.

2.3. Nhận xét cấu hình electron của các nguyên tố từ hàng 1 đến hàng 4. Nhận xét về

 Tìm hiểu về chu kì.

 Tìm hiểu về nhóm.

tính lặp lại của chúng, từ đó rút ra khái niệm chu kì.

2.4. Dựa vào cấu hình electron, hãy nhận xét mối liên hệ STT chu kì với số lớp electron.

2.5. Có bao nhiêu chu kì trong bảng tuần hoàn? Tại sao có sự khác nhau về số nguyên tố giữa các chu kì với nhau?

2.6. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy quan sát các cột hàng dọc gọi là các nhóm. Chúng có điểm gì giống nhau?

2.7. Li, Na, K là những nguyên tố có tính chất hóa học gần giống nhau, đều nằm nhóm IA. Vậy hãy khái quát rằng, các nguyên tố cùng 1 nhóm thì tính chất hóa học của chúng như thế nào?

2.8. Nhận xét về các nhóm A và nhóm B trong bảng tuần hoàn. Và rút ra quy tắc sắp xếp các nguyên tố theo nhóm.

2.3.2.2.. Bài 8. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học

a) Mục tiêu

- Học sinh biết sơ lược về sự ra đời của bảng tuần hoàn và cuộc đời cũng như sự nghiệp của nhà bác học Mendeleev.

- Hiểu được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn; Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm.

- Hiểu được mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo và tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố cùng 1 nhóm A cùng 1 chu kì.

- Đọc được các thông tin về nguyên tố hóa học ghi trong một ô của bảng tuần hoàn. Vận dụng sắp xếp nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn khi biết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại.

b) Chuẩn bị

- Bảng hệ thống tuần hoàn dạng dài.

- Các clip video, bài hát hài hước, sinh động về bảng tuần hoàn.

- Bài trình diễn powerpoint.

c) Hệ thống câu hỏi

Câu hỏi khái quát

1. Tại sao có sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học khi xếp chúng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân?

2. Nguyên nhân của sự biến đổi này là gì?

Câu hỏi bổ sung

1. Tại sao gọi nhóm IA là nhóm kim loại kiềm, nhóm VIIA là nhóm halogen và nhóm VIIIA là khí hiếm hay khí trơ?

2. Vai trò của các nguyên tố trong các nhóm A tiêu biểu này đối với cuộc sống.  Câu hỏi bài họcCâu hỏi nội dung

1. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn không?

2. Mối liên hệ giữa cấu hình electron nguyên tử với tính chất của các nguyên tố trong chu kì và trong nhóm A.

1.1. Quan sát bảng 5 SGK trang 38, hãy nhận xét cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm A từ chu kì 2 đến chu kì 7.

1.2. Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn dẫn tới hệ quả nào?

2.1. Tại sao các nguyên tố trong một nhóm A lại có tính chất tương tự nhau.

2.2. Dựa vào bảng 5, hãy nhận xét mối liên hệ giữa số electron ngoài cùng và số electron hóa trị.

2.3. Hãy nhận xét sự giống nhau của loại nguyên tố s, p, d, f của các nguyên tố nhóm IA, IIA và nhóm IIIA đến VIIIA.

2.4. Hãy nhận xét số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố nhóm IA, VIIA và VIIIA.

2.3.2.3. Bài 9. Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn

a) Mục tiêu

- Học sinh hiểu cấu hình electron của các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Học sinh hiểu số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm A. Nắm được đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm IA, VIIA và VIIIA.

- Từ vị trí của nguyên tố nhóm A trong bảng tuần hoàn suy ra số electron hóa trị và tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố.

- Giải thích được nguyên nhân sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học là do sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng.

- Phân biệt rõ ràng các electron hóa trị của các nguyên tố nhóm A và nhóm B.

b) Chuẩn bị

- Phóng to bảng 5 trang 38 SGK.

- Bảng hệ thống tuần hoàn dạng dài.

c) Hệ thống câu hỏi

Câu hỏi khái quát

1. Làm sao ta biết được một nguyên tố có tính kim loại hay phi kim?

2. Bản chất của tính phi kim và kim loại của một nguyên tố? Tính phi kim và kim loại của các nguyên tố được xác định mạnh hay yếu như thế nào?

Câu hỏi bài họcCâu hỏi nội dung

1. Tính kim loại và phi kim của các nguyên tố biến đổi ra sao?

1.1.Hãy nhắc lại số electron ngoài cùng của kim loại, phi kim và khí hiếm.

1.2.Cấu hình electron của khí hiếm có 8e ngoài cùng (trừ He) là bền vững và xu hướng của các nguyên tử là đạt trạng thái này. Vậy kim loại và phi kim có xu hướng gì để đạt được trạng thái đó?

2. Hóa trị của các nguyên tố có thay đổi theo quy luật nào không?

3. Thành phần và tính chất của hợp chất các nguyên tố biến đổi như thế nào?

của các kim loại hay phi kim là bao nhiêu? Sau khi đạt trạng thái cấu hình của khí hiếm, chúng tồn tại trạng thái gì, tên gọi như thế nào?

1.4.Các nguyên tố của nhóm A nào có tính kim loại và nhóm A nào có tính phi kim? 1.5.Dựa vào chu kì 3, hãy dự đoán quy luật biến thiên tính kim loại và phi kim khi Z tăng. 1.6.Dựa vào nhóm IA và VIA, hãy hãy dự đoán quy luật biến thiên tính kim loại và phi kim khi Z tăng.

1.7.Nguyên nhân của sự biến đổi đó?

1.8.Mối liên hệ giữa độ âm điện và tính phi kim như thế nào? Hãy nêu quy luật biến đổi độ âm điện theo chu kì và theo nhóm theo chiều tăng Z.

2.1.Nhắc lại khái niệm hóa trị của một nguyên tố. Hãy xác định hóa trị cao nhất của các nguyên tố theo chu kì và nêu lên quy luật biến đổi của chúng.

2.2.Vì sao các nguyên tố nhóm VIIIA không có hóa trị?

3.1.Dựa vào bảng 8 trang 46 SGK hãy rút ra quy luật biến đổi tính oxit và hidroxit của các nguyên tố.

3.2.Hãy nhận xét mối liên hệ giữa tính phi kim và sự biến đổi tính axit, tính kim loại và tính bazơ.

3.3.Tại sao các axit H2SiO3, H3PO4, H2SO4, HClO4 được gọi là các hidroxit?

4. Định luật tuần hoàn được phát biểu như thế nào?

tuần hoàn trên, em hãy khái quát hóa chúng và nêu lên định luật tuầnhoàn.

Câu hỏi bổ sung

Dựa vào những quy luật biến đổi trên, ta có thể dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học khi biết vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn không?

2.3.2.4. Bài 10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học a) Mục tiêu

- Học sinh củng cố được kiến thức về bảng tuần hoàn.

- Học sinh hiểu mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất.

- Biết so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố hóa học trong cùng một nhóm A, một chu kì.

- Hiểu được ý nghĩa, trình bày được cấu tạo của bảng tuần hoàn.

- Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ bảng tuần hoàn để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau.

b) Chuẩn bị

- Bảng hệ thống tuần hoàn dạng dài.

- Phiếu học tập.

c) Hệ thống câu hỏi

Câu hỏi khái quát

Dựa vào những quy luật biến đổi trên, ta có thể dự đoán tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học khi biết vị trí của cúng trong bảng tuần hoàn không?

Câu hỏi bài họcCâu hỏi nội dung

1. Vị trí của một nguyên tố trong bảng tuần hoàn cho ta các thông tin gì về nguyên tố đó?

2. Khi biết số hiệu nguyên tử của 1 nguyên tố, ta có thể suy ra vị trí của nó trong bảng tuần hoàn được

1.1.Số ô nguyên tố cho ta biết điều gì? 1.2.STT chu kì của 1 nguyên tố cho ta biết điều gì?

1.3.STT nhóm của 1 nguyên tố cho ta thông tin gì?

2. Hãy trình bày cách tìm ra vị trí trong bảng tuần hoàn dựa vào Z.

không?

3. Các quy luật biến đổi tính chất hóa học như thế nào?

3.1. Dựa vào SGK, hãy trình bày các quy luật biến đổi:

- độ âm điện,

- bán kính nguyên tử,

- tính kim loại và tính phi kim

của các nguyên tốtrong cùng 1 chu kì,

trong cùng 1 nhóm A theo chiều điện tích hạt nhântăng dần.

3.2.Tại sao trong một chu kì, khi bán kính nguyên tử giảm thì tính kim loại giảm, tính phi kim tăng?

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)