Các hình thức sửdụngcâuhỏi

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 40 - 42)

1.3.3.1. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra miệng hay trả bài đầu tiết học

Ý nghĩa

Việc kiểm tra bài cũ đóng vai trò quan trọng khi giảng dạy kiến thức mới.

- Giúp cho học sinh ôn lại những kiến thức đã học. Từ đó, học sinh sẽ khắc sâu hơn, nắm rõ hơn kiến thức đó.

- Giúp giáo viên nắm được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh, có phải tất cả học sinh đều lĩnh hội chính xác điều đã học không? Từ đó giáo viên điều chỉnh lại những kiến thức thiếu xót, chưa chính xác xác của học sinh. Điều này giúp cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức mới, lựa chọn những kiến thức mới thích hợp để giảng dạy.

Câu hỏi sử dụng khi kiểm tra bài cũ

- Nội dung câu hỏi tuỳ thuộc vào nội dung bài đã được học ở tiết học trước và bài tập cho về nhà.

- Thường hỏi những kiến thức trọng tâm của bài trước. Những kiến thức hay sử dụng khi làm bài tập, những kiến thức có liên quan đến kiến thức mới, dẫn dắt học sinh đi vào kiến thức mới.

- Câu hỏi ngắn gọn, chính xác, không đánh đố học sinh, ít tốn thời gian.

- Thường sử dụng câu hỏi tái hiện. Đối với học sinh khá có thể sử dụng câu hỏi yêu cầu cao hơn để học sinh phải vận dụng kiến thức, suy nghĩ tích cực, tuy nhiên không nên hỏi quá khó.

- Không nên sử dụng câu hỏi lớn, tổng quát để hỏi học sinh. Câu hỏi nên được chia nhỏ nhiều phần để học sinh có thể trả lời từng phần.

1.3.3.2. Sử dụng câu hỏi trong giảng bài mới

Ý nghĩa

Cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Vận dụng kiến thức cũ vào kiến thức mới.  Câu hỏi sử dụng khi giảng kiến thức mới

- Thường sử dụng cả câu hỏi tái hiện và câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh. Số lượng của hai loại câu hỏi tuỳ thuộc nội dung bài.

- Có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề không cần học sinh trả lời.

- Câu hỏi đặt ra phải thoả các nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi.

1.3.3. Sử dụng câu hỏi trong củng cố và hoàn thiện kiến thức

Ý nghĩa

- Đây là phần không thể thiếu trong mỗi bài dạy. Kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh trong một bài dạy rất nhiều, khó có thể yêu cầu học sinh nắm rõ toàn bộ kiến thức đó. Do đó, muốn học sinh hiểu bài, giáo viên phải lựa chọn những kiến thức trọng tâm, những kiến thức cần nhấn mạnh cho học sinh qua hình thức củng cố bài từng phần và củng cố toàn bài.

- Đây là hình thức giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu các kiến thức trọng tâm của bài. Giúp học sinh biết được đâu là kiến thức nhất thiết phải nắm và đâu là kiến thức mở rộng.

Sử dụng câu hỏi khi củng cố bài

- Thường là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, vận dụng, tổng hợp những kiến thức vừa mới học và những kiến thức cũ để trả lời.

- Nội dung câu hỏi tập trung vào kiến thức trọng tâm, đòi hỏi học sinh phải suy luận.

- Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, nêu bật trọng tâm bài.

1.3.3.4. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra viết

Ý nghĩa

thức, về kĩ năng, về khả năng vận dụng. Qua kết quả thu được, giáo viên tự đánh giá cách dạy của mình để kịp thời sửa đổi cho phù hợp. Giáo viên cũng phát hiện các lỗi để sửa cho học sinh và cũng là biện pháp cần thiết để nhắc nhở cho học sinh chăm chỉ, siêng năng học tập tự rèn luyện và hoàn thiện.

Câu hỏi sử dụng trong kiểm tra viết

- Câu hỏi phải kiểm tra được hầu hết các vấn đề cơ bản của phần đã học.

- Trong một bài kiểm tra cần có nhiều loại câu hỏi khác nhau, câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh, câu hỏi thông minh đòi hỏi học sinh phải tư duy sáng tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 40 - 42)