Vai trò của việcsửdụngcâuhỏitrongdạy học

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33)

1.3.1.1. Đối với học sinh

Hầu hết mọi người đều đồng ý là phương pháp đặt câu hỏi là một hoạt động thú vị và sôi nổi đối với học sinh. Các em được chủ động tham gia vào bài giảng chứ không chỉ thụ động ngồi nghe và cách giảng có đặt câu hỏi kích thích được sự tò mò, gây hứng thú nhận thức cho học sinh.

Giúp học sinh khám phá tri thức. Đây là mục tiêu đòi hỏi học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới phải trải qua giai đoạn tìm tòi, nghiên cứu, không đơn thuần là chỉ bị động tiếp thu kiến thức đó.

Câu hỏi dạy học tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện cho học sinh những phẩm chất trong giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác…

Giúp học sinh phát triển được tư duy. Đây cũng là hoạt động mà học sinh phải tham gia trong suốt cuộc đời của mình. Chính vì thế, để đánh giá bộ câu hỏi

có chất lượng hay không người ta quan tâm đến tiêu chuẩn này.

Cho phép học sinh thực hành và sử dụng những ý tưởng và từ ngữ mà giáo viên vừa dạy cho học sinh để bày tỏ những ý kiến của bản thân. Điều này giúp cho học sinh phát triển được kĩ năng lập luận, diễn đạt cũng như là thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè.

Khi nghiên cứu về động cơ học tập, ta đã biết rằng học sinh cần biết được là các em nắm được vấn đề. Không có gì có thể động viên các em bằng tâm trạng thỏa mãn có được khi trả lời đúng một câu hỏi, và nhận ngay lời khen nồng nhiệt của giáo viên. Đó là một phần thưởng tức thì rất có giá trị khuyến khích người học. Khi các em trả lời đúng câu hỏi mà giáo viên đặt ra các em sẽ có được một cảm giác thành công mà cảm giác này bao giờ cũng khích lệ học sinh giúp các em học sinh tham gia tích cực vào việc hỏi và trả lời. Vì thế mà các em học sinh cho dạy học bằng cách đặt câu hỏi không chỉ là một hoạt động thú vị mà còn là hoạt động mang lại phần thưởng tức thì cho cố gắng của các em, nó chứng tỏ các em đã thành công trong việc học.

1.3.1.2. Đối với giáo viên

Việc sử dụng câu hỏi trong dạy học là một trong những phương pháp chính làm cho lời giảng của giáo viên sống động hơn.

Câu hỏi giúp giáo viên khám phá được thái độ học tập của học sinh. Từ đó có những phương pháp để khuyến khích động viên cũng như nhắc nhở các học sinh chú ý hơn trong giờ học.

Câu hỏi dạy học là phương tiện hữu hiệu, độc đáo để giáo viên truyền đạt tri thức. Giáo viên có thể có nhiều cách khác nhau trong việc giúp học sinh tiếp thu kiến thức mới nhưng chỉ bằng cách sử dụng câu hỏi, học sinh mới có cơ hội vừa lĩnh hội tri thức, vừa phát triển tư duy.

Câu hỏi dạy học là công cụ chủ yếu để kiểm tra tri thức, giúp giáo viên phát hiện những chỗ mà học sinh hiểu sai, những lỗ hổng kiến thức đồng thời đánh giá được mức độ hiểu bài của học sinh một cách tức thì. Nhờ đó, giáo viên có thể tự đề ra phương pháp giảng dạy phù hợp.

Dạy học bằng cách đặt câu hỏi còn đảm bảo tốc độ bài giảng phù hợp với học sinh, nội dung bài giảng đi đúng trọng tâm.

Câu hỏi dạy học còn được dùng để khắc sâu, củng cố kiến thức trong quá trình truyền đạt kiến thức mới.

Câu hỏi còn là một trong những biện pháp giúp giáo viên gợi động cơ học tập cho học sinh. Và đó cũng chính là biện pháp nhằm thu hút sự chú ý của học sinh.

Câu hỏi dạy học tạo cơ hội cho giáo viên rèn luyện cho học sinh những phẩm chất trong giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác…

1.3.2. Yêu cầu đối với câu hỏi dạy học [13], [20], [17], [27], [48]

1.3.2.1. Yêu cầu về nội dung

Câu hỏi phải phát huy năng lực tư duy, đặc biệt là năng lực tư duy sáng tạo của học sinh

Học sinh bằng sự cố gắng của mình, vận động mạnh mẽ về trí tuệ trong việc phân tích câu hỏi, đấu tranh quyết liệt trong việc so sánh, đối chiếu vấn đề, khái quát hóa, phát hiện vấn đề, quy luật… mới có thể tìm ra câu trả lời nhằm chiếm lĩnh kiến thức cho mình.

Ví dụ: Dựa vào số oxi hoá của lưu huỳnh trong phân tử H2SO4, hãy dự đoán tính chất hoá học của axit sunfuric. Viết phương trình phản ứng minh hoạ. (Bài 33 SGK HH 10)

Để giải đáp câu hỏi trên đòi hỏi học sinh phải vận dụng những kiến thức về phản ứng oxi hoá khử, lựa chọn các chất hoá học phù hợp để viết phương trình phản ứng minh họa. Như vậy câu hỏi đã tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy.

Song, do đã được định hướng trước: dựa vào số oxi hoá của lưu huỳnh nên câu hỏi hạn chế khả năng tìm tòi sáng tạo của học sinh. Cho dù câu hỏi có đạt yêu cầu về phát triển tư duy cho học sinh nhưng câu hỏi chưa đạt yêu cầu về phát

triển năng lực sáng tạo.

Yêu cầu hợp lí hơn có thể là: “Hãy dự đoán tính chất hóa học của axit H2SO4. Làm thí nghiệm để so sánh tính chất hóa học của H2SO4 loãng và H2SO4 đặc”.

Câu hỏi phải có tính định hướng rõ ràng nhằm đúng bản chất của vấn đề và trọng tâm bài giảng, phù hợp với đặc điểm của môn học

Khi xây dựng câu hỏi dạy học phải xác định rõ câu hỏi đặt ra thuộc dạng câu hỏi nào? Phục vụ cho mục đích gì? Có nhắm đến trọng tâm bài giảng hay không?

Ví dụ: [ 2 7 ] Khi giới thiệu về nhóm halogen trong bảng tuần hoàn các nguyên tố. Giáo viên có thể sử dụng hai cách đặt câu hỏi sau:

- Cách 1: Em hãy dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho biết nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Số thứ tự là bao nhiêu?

- Cách 2: Gồm ba yêu cầu nhỏ:

+ Câu 1. Cho biết số nguyên tố hóa học trong chu kì 2, 3, 4, 5, 6.

+ Câu 2. Cho biết vị trí của nguyên tố F (Z=9) trong bảng tuần hoàn hóa học. + Câu 3. Hãy tìm số hiệu nguyên tử của các nguyên tố còn lại trong nhóm Halogen.

Cả hai cách đặt câu hỏi trên đều dựa trên mục đích là giới thiệu các nguyên tố trong nhóm halogen. Tuy nhiên cách 1 dùng cho đối tượng học sinh là trung bình. Cách 2 dùng cho học sinh khá, giỏi.

Hệ thống câu hỏi trong một bài phải có sự liên hệ và kế thừa nhau nhằm phát triển nhận thức của học sinh một cách logic

Ví dụ: [27] Khi dạy bài lưu huỳnh (SGK HH10), giáo viên có thể dùng các câu hỏi sau:

- Lưu huỳnh có thể có những trạng thái oxi hóa nào?

- Tại sao lưu huỳnh lại có nhiều số oxi hóa hơn oxi?

- Dựa vào số oxi hóa hãy dự đoán tính chất hóa học của lưu huỳnh.

- Khi nào lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa? tính khử?

mạnh hơn.

- Nêu phương pháp loại bỏ Hg khi Hg rơi vào rãnh bàn ghế.

1.3.2.2. Yêu cầu về mặt hình thức

Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu và trong sáng.

Câu hỏi giáo viên đặt ra không nên quá bóng bẩy, khó hiểu, nhiều nghĩa mà phải ngắn gọn, rõ ràng, không mập mờ có thể hiểu theo nhiều cách. Không nên dùng các từ ngữ trừu tượng, ít phổ thông. Không nên gộp những vấn đề không hoàn toàn đồng nhất với nhau trong một câu hỏi.

Ví dụ: [ 2 7 ] Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất? A. O2 và O3 cùng có tính oxi hóa, nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn.

B. H2O và H2O2 có cùng tính oxi hóa, nhưng H2O2 có tính oxi hóa mạnh hơn. C. H2SO4 và H2SO3 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh hơn. D. H2S và H2SO4 cùng có tính chất oxi hóa, nhưng H2S có tính oxi hóa yếu hơn. Phần câu dẫn có thể sửa lại “Chọn câu SAI?” như vậy đề bài sẽ ngắn gọn hơn.  Độ dài và độ phức tạp cũng như từ ngữ của câu hỏi đặt ra phải phù hợp với

lứa tuổi học sinh.

Không nên dùng những ngôn từ khó hiểu và những câu hỏi rườm rà vì nó đòi hỏi nhiều câu hỏi phụ mà càng có nhiều câu hỏi phụ bao nhiêu thì càng có nguy cơ làm cho học sinh khó nắm được ý chính bấy nhiêu và không biết trả lời cái gì.

Ví dụ: Những nguyên nhân nào khiến cho những định luật của Newton chưa hoàn thiện? Tôi muốn hỏi là theo Einstein thì vấn đề chính là gì? Sau này chúng ta có thể sử dụng định luật của Newton được không? Một vài người cho rằng những định luật của Newton không nên áp dụng trong một vài trường hợp cụ thể. Vậy vấn đề ở đây là gì? [27]

Hệ thống câu hỏi sử dụng nên đa dạng về hình thức thể hiện.

Giáo viên nên phối hợp nhiều loại câu hỏi như: câu đúng – sai, câu ghép đôi, câu trả lời ngắn, câu hỏi dạng điền khuyết… được thể hiện trên nhiều phương tiện dạy học khác nhau như sơ đồ, mô hình, bảng biểu, máy chiếu, thí

nghiệm, hình vẽ, vật thật,… có liên quan nhằm phát triển khả năng tổng hợp và hoạt động tư duy khoa học của học sinh.

Đặc biệt, trong hệ thống câu hỏi đặt ra nên tăng cường những câu hỏi mang tính chất hài hước, “Tính hài hước làm cho cơ chế của trí tuệ hoạt động” (M.Tulen), những câu hỏi mang tính chất nghiên cứu về các sơ đồ, biểu bảng, hình vẽ, thí nghiệm… cũng tạo hứng thú, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.

Sử dụng phối hợp nhiều loại câu hỏi có nhiều tác dụng, nó không chỉ tạo điều kiện để giáo viên đánh giá học sinh một cách toàn diện mà còn là một trong những biện pháp tạo sự sinh động trong lớp học, thu hút sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh.

1.3.2.3. Yêu cầu về mặt phương pháp

Yêu cầu xác định rõ câu hỏi trọng tâm, phù hợp với đối tượng đặt câu hỏi, đảm bảo tính vừa sức và đặc điểm của môn học, mục tiêu của bài học

Ví dụ: [ 2 7 ] Khi dạy bài Oxi (SGK HH10), dựa vào vị trí của Oxi trong bảng tuần hoàn. Em hãy cho biết tính chất hoá học của oxi? Đây là câu hỏi không khó nhưng đối với học sinh yếu, học sinh trung bình thì vẫn có thể không trả lời được. Vì vậy giáo viên có thể dùng những câu hỏi bài học để gợi mở học sinh đi đến kết luận như hoàn thành phiếu học tập sau:

(3) (1)

(2) (4)

(1) Viết cấu hình e của nguyên tử 8O;

(2) Khuynh hướng chính của oxi khi tham gia các phản ứng hóa học;

(3) Cho biết ba nguyên tố có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn;

(4) Cho biết khả năng hút electron của oxi mạnh hay yếu?

(5) Kết luận về tính chất hóa học của oxi?

(6) Viết các phương trình phản ứng minh họa.

Yêu cầu câu hỏi dạy học phải gây được hứng thú nhận thức, kích thích học sinh suy nghĩ trả lời

Để kích thích sự tập trung chú ý của học sinh vào bài học, giáo viên thường mở đầu bài giảng bằng cách sử dụng những câu hỏi đặt học sinh trước tình huống có vấn đề, có thể là sự nghịch lý bế tắc, hoặc câu hỏi về ứng dụng của các đơn chất, hợp chất có trong bài học, hoặc giáo viên có thể kể một câu chuyện hóa học với kết thúc mở đặt ra nhiều nghi vấn cho học sinh.

Ví dụ:

+ Các nguyên tử làm thế nào để kết hợp với nhau tạo thành phân tử trong khi lớp vỏ của chúng là các hạt mang điện âm lẽ ra phải đẩy nhau? (Bài 5 SGK HH 10)

+ Tại sao các nguyên tử khí hiếm không kết hợp lại thành phân tử và trơ về mặt hóa học? (Bài 8 SGK HH 10)

Yêu cầu câu hỏi dạy học phải đảm bảo thời lượng tiết học

Phân chia hợp lí các câu hỏi kể cả số lượng lẫn chất lượng khi giảng bài để tính thời gian cho từng vấn đề sao cho phù hợp với bản chất, độ rộng, độ sâu của câu hỏi. Nghĩa là giáo viên phải xác định thời gian cho học sinh suy nghĩ để trả lời cho từng câu hỏi sao cho hợp lý nhất. Đây là yêu cầu nhằm đảm bảo tiến độ tiết học.

Để thực hiện được yêu cầu này giáo viên cần ước lượng thật cụ thể thời gian mà giáo viên cho học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Nếu thời gian cho phép học sinh suy nghĩ để trả lời câu hỏi quá dài thì học sinh sẽ có thời gian rảnh để nói chuyện riêng thì giải quyết xong câu hỏi và nó cũng rất dễ khiến cho giáo án của giáo viên bị “cháy”. Nếu thời gian đó quá ngắn thì học sinh không kịp tìm ra

gợi mở. Nhưng việc sử dụng hệ thống quá nhiều câu hỏi gợi mở sẽ không phát huy được tính tích cực cũng như là trí thông minh của học sinh.

1.3.3. Các hình thức sử dụng câu hỏi [5], [13], [15], [20], [33]

1.3.3.1. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra miệng hay trả bài đầu tiết học

Ý nghĩa

Việc kiểm tra bài cũ đóng vai trò quan trọng khi giảng dạy kiến thức mới.

- Giúp cho học sinh ôn lại những kiến thức đã học. Từ đó, học sinh sẽ khắc sâu hơn, nắm rõ hơn kiến thức đó.

- Giúp giáo viên nắm được mức độ lĩnh hội tri thức của học sinh, có phải tất cả học sinh đều lĩnh hội chính xác điều đã học không? Từ đó giáo viên điều chỉnh lại những kiến thức thiếu xót, chưa chính xác xác của học sinh. Điều này giúp cho giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức mới, lựa chọn những kiến thức mới thích hợp để giảng dạy.

Câu hỏi sử dụng khi kiểm tra bài cũ

- Nội dung câu hỏi tuỳ thuộc vào nội dung bài đã được học ở tiết học trước và bài tập cho về nhà.

- Thường hỏi những kiến thức trọng tâm của bài trước. Những kiến thức hay sử dụng khi làm bài tập, những kiến thức có liên quan đến kiến thức mới, dẫn dắt học sinh đi vào kiến thức mới.

- Câu hỏi ngắn gọn, chính xác, không đánh đố học sinh, ít tốn thời gian.

- Thường sử dụng câu hỏi tái hiện. Đối với học sinh khá có thể sử dụng câu hỏi yêu cầu cao hơn để học sinh phải vận dụng kiến thức, suy nghĩ tích cực, tuy nhiên không nên hỏi quá khó.

- Không nên sử dụng câu hỏi lớn, tổng quát để hỏi học sinh. Câu hỏi nên được chia nhỏ nhiều phần để học sinh có thể trả lời từng phần.

1.3.3.2. Sử dụng câu hỏi trong giảng bài mới

Ý nghĩa

Cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Vận dụng kiến thức cũ vào kiến thức mới.  Câu hỏi sử dụng khi giảng kiến thức mới

- Thường sử dụng cả câu hỏi tái hiện và câu hỏi phát huy tính tích cực của học sinh. Số lượng của hai loại câu hỏi tuỳ thuộc nội dung bài.

- Có thể sử dụng câu hỏi nêu vấn đề không cần học sinh trả lời.

- Câu hỏi đặt ra phải thoả các nguyên tắc khi xây dựng câu hỏi.

1.3.3. Sử dụng câu hỏi trong củng cố và hoàn thiện kiến thức

Ý nghĩa

- Đây là phần không thể thiếu trong mỗi bài dạy. Kiến thức mà giáo viên cung cấp cho học sinh trong một bài dạy rất nhiều, khó có thể yêu cầu học sinh nắm rõ toàn bộ kiến thức đó. Do đó, muốn học sinh hiểu bài, giáo viên phải lựa chọn những kiến thức trọng tâm, những kiến thức cần nhấn mạnh cho học sinh qua hình thức củng cố bài từng phần và củng cố toàn bài.

- Đây là hình thức giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu các kiến thức trọng tâm của bài. Giúp học sinh biết được đâu là kiến thức nhất thiết phải nắm và đâu là kiến thức mở rộng.

Sử dụng câu hỏi khi củng cố bài

- Thường là câu hỏi đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, vận dụng, tổng hợp những kiến thức vừa mới học và những kiến thức cũ để trả lời.

- Nội dung câu hỏi tập trung vào kiến thức trọng tâm, đòi hỏi học sinh phải suy luận.

- Câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, nêu bật trọng tâm bài.

1.3.3.4. Sử dụng câu hỏi trong kiểm tra viết

Ý nghĩa

thức, về kĩ năng, về khả năng vận dụng. Qua kết quả thu được, giáo viên tự đánh giá cách dạy của mình để kịp thời sửa đổi cho phù hợp. Giáo viên cũng phát hiện các lỗi để sửa cho học sinh và cũng là biện pháp cần thiết để nhắc nhở cho học sinh chăm chỉ, siêng năng học tập tự rèn luyện và hoàn thiện.

Câu hỏi sử dụng trong kiểm tra viết

- Câu hỏi phải kiểm tra được hầu hết các vấn đề cơ bản của phần đã học.

- Trong một bài kiểm tra cần có nhiều loại câu hỏi khác nhau, câu hỏi phù hợp với trình độ của học sinh, câu hỏi thông minh đòi hỏi học sinh phải tư duy sáng tạo.

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)