Quy trình sửdụngcâuhỏitrong hoạt độngdạy học

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 76)

B6. Học sinh nhận xét

B1.Tạo không khí vui vẻ,

thoải mái cho học sinh B2. Lí thuyết Câu hỏi khái quát, câu hỏi khắc sâu kiến thức

Câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi phân kì, có gợi ý B3. Đặt câu hỏi B4. Thời gian chờ

Cơ bản, liên quan đến kiến thức cũ

Khó, đòi hỏi khả

năng tư duy cao

GV lặp lại, chốt lại, làm rõ ý câu trả lời của HS

B5. Học sinh trả lời

Đúng Sai

B7. GV nhắc lại, cô đọng,

chính xác hóa câu trả lời

B7. Gọi HS khác ý kiến

(Gv có thể gợi mở)

B7. GV phân tích chỗ

sai, đưa ra đáp án đúng

B8. Động viên, khen ngợi,

Hình 2.3. Quy trình sử dụng câu hỏi trong hoạt động dạy học

Bước 1. Tạo không khí lớp học

Vui vẻ, cởi mở, tự nhiên và dễ gần được xem là những yếu tố rất cơ bản nhưng quan trọng để học sinh có cảm giác tự tin, an toàn khi trả lời. Không nên dùng thái độ trang nghiêm, chất vấn hay nghiêm trọng hóa vấn đề như kiểm tra hay thi cử để hỏi vì điều đó sẽ tạo khoảng cách giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên cần phải tạo được không gian thân thiện, không áp lực nặng nề, không có sự mạo hiểm để học sinh cảm thấy thoải mái trong việc tiếp thu câu hỏi và đưa ra câu trả lời theo đúng khả năng của mình.

Bước 2. Giảng dạy các nội dung của bài học

Giáo viên cần thường xuyên thay đổi âm giọng, ngữ điệu thậm chí pha hài hước nhằm tránh sự đơn điệu kéo dài, sự lặp lại rất dễ gây nhàm chán, mất hứng thú cho người nghe. Ngoài ra, cần thể hiện được những từ trọng tâm, từ khóa khi nêu câu hỏi để học sinh dễ dàng xác định được nội dung chính cần giải quyết. Giọng nói lớn vừa phải, đủ để các học sinh cuối lớp vẫn còn nghe rõ. Giảm bớt các từ đệm, những câu không cần thiết (không có thông tin, không có tác dụng dẫn dắt). Thỉnh thoảng, có thể dùng những câu khôi hài, tạo bầu không khí lớp học vui vẻ giúp học sinh hứng khởi tiếp tục tiết học.

Giọng nói lớn cũng là một trong những yếu tố thu hút sự chú ý, đồng thời cũng thể hiện vai trò chỉ đạo của giáo viên. Hãy nghe David Bellamy, David Attenborough hoặc những người giao tiếp giỏi khác nữa - nhưng đừng nghe điều họ nói mà hãy nghe cách họ nói. Họ có một kĩ thuật nói tuyệt vời, luôn thay đổi độ cao giọng nói và âm lượng, truyền được sự nhiệt tình cho người nghe.

Bước 3. Đặt câu hỏi

Phải luôn tỏ ra trân trọng, quan tâm thực sự đến tất cả học sinh trong lớp. Không nên chỉ tập trung vào những học sinh khá, giỏi (những học sinh tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hoàn thành bài giảng). Ngoài ra giáo viên có thể dùng những ngôn ngữ cử chỉ như ánh mắt để bao quát lớp, sử dụng nhiều cử chỉ thể hiện ở nét mặt.

- Câu hỏi dễ: gọi tên, cho HS xung phong.

- Câu hỏi vừa sức: động viên.

Bước 4. Thời gian chờ

Đừng ngại phải dành thời gian cho học sinh suy nghĩ trả lời, thời gian chờ không phải là thời gian chết. Hãy tươi cười trong khi đợi các em trả lời, nếu như giáo viên lo rằng mình đang tạo quá nhiều áp lực đối với học sinh.

Nếu câu hỏi dẫn đến hội thoại giữa giáo viên và một học sinh, hãy sử dụng ánh mắt và ngôn ngữ cử chỉ của mình để liên lạc với các học sinh khác trong lớp.

Thời gian chờ học sinh trả lời phụ thuộc vào đặc điểm của câu hỏi. Những câu hỏi hay, những câu hỏi sâu thường đòi hỏi thời gian suy nghĩ lâu hơn. Tuy nhiên, giáo viên phải tính toán thật kỹ lưỡng lượng thời gian cho phép. Thời gian này phải đảm bảo hai yêu cầu: học sinh có được câu trả lời và giáo viên hoàn thành tiết dạy theo đúng lượng thời gian quy định. Chờ đợi cũng là một dấu hiệu của giáo viên muốn nhận được sự tham gia trả lời câu hỏi một cách nhiệt tình của các em học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xét về khía cạnh tâm lý học, với cùng một trình độ hiểu biết nhưng đứng trước một vấn đề thì mỗi người cũng có phản ứng khác nhau: có người phản ứng rất nhanh, có người phản ứng chậm, có người rất quyết đoán nhưng cũng có người rất do dự… Như vậy, khí chất của học sinh có quan hệ chặt chẽ với tốc độ tiếp thu câu hỏi cũng như giải quyết những yêu cầu của câu hỏi. Do đó, để xác định thời gian chờ học sinh trả lời cho phù hợp thì trong quá trình sử dụng câu hỏi, ngoài việc biết được trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên cũng phải hết sức quan tâm đến đặc điểm tâm lý của học sinh, đặc biệt là thuộc tính khí chất.

Biết được mối quan hệ giữa đặc điểm nhận thức và khí chất giáo viên có thể trang bị cho mình một kỹ năng tâm lý đặc biệt trong việc sử dụng câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh đó là khả năng ước lượng thời gian trả lời.

Bước 5 – 6. Học sinh trả lời – nhận xét

Giáo viên gọi ngẫu nhiên vài học sinh trả lời câu hỏi. Có thể gọi cả những em không xung phong đối với các câu hỏi mà giáo viên đánh giá là câu hỏi dễ. Tùy theo mức độ tư duy của từng câu hỏi mà giáo viên nên lựa chọn sao cho phù hợp. Chú ý nên nâng cấp dần khả năng tư duy cho từng học sinh trong việc gọi các em trả lời các câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp.

thanh ngọt ngào và quan trọng nhất” (Dale Carnegie). Vì thế, giáo viên nên cố gắng nhớ tên của học sinh và gọi tên học sinh khi yêu cầu các em trả lời câu hỏi.  Bước 7. Đánh giá câu trả lời

Sau khi học sinh trả lời giáo viên nên cố gắng tìm ra chỗ đúng trong câu trả lời sai và cuối cùng tỏ vẻ đồng cảm với câu trả lời của học sinh. Lúc này giáo viên yêu cầu cả lớp phải cân nhắc kĩ trước khi đánh giá câu trả lời để kiểm tra và làm cho nó tốt hơn. Giáo viên có thể ghi chép ý chính những câu trả lời của học sinh lên bảng nếu cần. Hỏi các em có đồng ý với câu trả lời này không? hoặc là có em nào không đồng ý với câu trả lời này? Sau đó mời các em trình bày ý kiến của mình. Cảm ơn các em đã đóng góp xây dựng bài, nhưng cũng đừng vội nói câu trả lời của các em đúng hay sai. Yêu cầu học sinh đánh giá câu trả lời của bạn trên tinh thần góp ý và không hề phê bình người đưa ra câu trả lời đó.

Ví dụ: “Theo em câu trả lời A là không đúng” nhưng không khuyến khích kiểu nói “Câu trả lời A của bạn Toàn là sai”.

Thuận lợi của giai đoạn này là tăng sự tham gia của học sinh, khẳng định câu trả lời đúng, sửa chữa câu trả lời sai, và nói chung rất thú vị. Lí tưởng là việc đánh giá câu trả lời nên hướng tới tương lai và tập trung vào sự tiến bộ, chứ không nên nhìn lại phía sau hay tập trung vào lỗi. Hãy để cho học sinh thống nhất câu trả lời với nhau, hoặc nêu rõ những ý kiến khác nhau.

Bước 8. Động viên, khuyến khích

Đến giai đoạn này giáo viên mới đưa ra câu trả lời đúng, giải thích và nhận xét chi tiết câu trả lời. Đồng thời, đưa ra câu trả lời một cách rõ ràng, chính xác và thuyết phục.

Những lời nhận xét của giáo viên về câu trả lời của học sinh nếu được như sau thì rất tốt:

- Tập trung vào năng lực của học sinh, chứ không hướng vào cá tính, phê phán có tính xây dựng chứ không công kích. Nếu giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh là chưa đúng thì phải chỉ rõ chỗ chưa đúng như thế học sinh mới tiến bộ được.

- Biểu dương ý kiến và nỗ lực của các em phát biểu xây dựng bài, nếu câu trả lời của các em rõ ràng sai thì ít nhất cũng cám ơn các em. Nếu không có câu trả

lời đúng thì hãy nhận xét về ý kiến đóng góp và cách lập luận của các em.

- Tạo ra một không khí lớp học, chấp nhận câu trả lời chưa đầy đủ hoặc thiếu sót để học sinh không quá lo sợ khi trả lời, các học sinh kém không mặc cảm về trình độ của mình. Bên cạnh đó giáo viên cũng nên khuyến khích động viên sự cố gắng của các em học sinh nhằm giúp các em nỗ lực phấn đấu. giáo viên nên trân trọng sự tiến bộ dù nhỏ của học sinh. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng lời khen. giáo viên biểu dương và cám ơn đích danh các em sẽ có tác dụng rất lớn và khuyến khích các em xây dựng bài trong tương lai. Đồng thời, giáo viên cũng nên biểu dương những em không đóng góp vào cuộc thảo luận, ví dụ nói: “Ai đã trả lời câu hỏi ấy nhỉ?… Tuyệt vời!”.

2.3. HỆ THỐNG CÂU HỎI DÙNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 10 BAN CƠ BẢN [19], [23], 24], [34], [35], [36]

2.3.1. Hệ thống câu hỏi chương 1. Nguyên tử

2.3.1.1. Bài 1. Thành phần nguyên tử a) Mục tiêu

Kiến thức

- Thành phần cấu tạo, khối lượng và kích thước của nguyên tử.

- Kích thước, khối lượng, điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử.

Kĩ năng

- Kĩ năng tóm tắt tài liệu, tìm kiếm tài liệu bổ sung.

- Giải các bài tập có liên quan, năng lực tự học và cộng tác.

b) Chuẩn bị

- Phóng to hình 1.3 và 1.4 trang 5 – 6 SGK.

- Bài trình diễn Powerpoint về thành phần, cấu tạo nguyên tử.

- Phần mềm Micromedia Flash mô phỏng thí nghiệm của Thomson và Rutherford.

- Phiếu học tập để đánh giá năng lực học tập của học sinh hoặc hướng dẫn học sinh chủ động tự lĩnh hội kiến thức.

c) Hệ thống câu hỏi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Nguyên tử là gì? Lịch sử ra đời của nguyên tử?

2. Giả kim thuật nghĩa là gì? Trước đây các nhà giả kim thuật tìm mọi cách để điều chế vàng nhân tạo, nhưng mọi cố gắng đều vô ích, tại sao?

3. Sự tìm ra thành phần nguyên tử trong khoảng thời gian nào? Có ý nghĩa gì đối với ngành hóa học hiện đại?

Câu hỏi bài họcCâu hỏi nội dung

1. Nguyên tử có thành phần cấu tạo như thế nào?

2. Kích thước, khối lượng và điện tích của hạt tạo thành nguyên tử là bao nhiêu?

1.1. Electron được tìm ra như thế nào? 1.2. Nguyên tử trung hòa về điện, vậy phần mang điện dương được phân bố như thế nào trong nguyên tử?

1.3. Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử khác gì so với electron?

1.4. Hạt α là hạt gì? Tại sao hầu hết hạt α xuyên thẳng qua lá vàng, trong khi chỉ có một số ít hạt α bị lệch hướng và một số ít hơn nữa hạt α bị bật trở lại?

1.5. Phân biệt phản ứng hóa học và phản ứng hạt nhân.

1.6. Cấu tạo của hạt nhân như thế nào? 1.7. Cấu tạo của nguyên tử gồm những loại hạt nào?

1.8. Giải thích tại sao người ta có thể xác định được điện tích của các hạt electron, proton và notron.

2.1. Làm cách nào để người ta đo được khối lượng của các loại hạt, cũng như đo được điện tích của chúng?

2.2. Tại sao đvC được gọi là đơn vị khối lượng nguyên tử?

2.3. Hãy tính khối lượng của 1 hạt proton theo đơn vị đvC biết rằng 1 nguyên tử C có khối lượng là 19,9265.10-27 kg.

Câu hỏi bổ sung

2. Số Avogadro có ý nghĩa gì trong việc tính toán khối lượng?

2.3.1.2. Bài 2. Hạt nhân nguyên tử. Nguyên tố hóa học. Đồng vị a) Mục tiêu

Kiến thức

- Biết sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron.

- Biết cách tính số khối của hạt nhân nguyên tử.

- Hiểu khái niệm nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình. Thế nào là số hiệu nguyên tử.

Kĩ năng

Giải các bài tập về xác định điện tích hạt nhân, nguyên tử khối, tính nguyên tử khối trung bình, và tính thành phần phần trăm các đồng vị.

b) Chuẩn bị

- Phóng to hình 1.5 trang 12 SGK.

- Bài trình diễn Powerpoint về năng lượng hạt nhân, các nhà máy điện hạt nhân, bom nguyên tử…

- Bài khoa học về ứng dụng trong khảo cổ học của đồng vị 146𝐶 .

c) Hệ thống câu hỏi

Câu hỏi khái quát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Hạt nhân nguyên tử đóng vai trò gì đối với tính chất hóa học của nguyên tử? 2. Vì sao điện tích hạt nhân được coi là đại lượng đặc trưng cho nguyên tố hóa học?

3. Giữa hạt nhân nguyên tử và nguyên tố hóa học có mối liên hệ gì với nhau?  Câu hỏi bài họcCâu hỏi nội dung

1. Sự liên quan giữa số đơn vị điện tích hạt nhân với số proton và số electron.

1.1.Hạt nhân có thành phần như thế nào? Điện tích của chúng ra sao?

1.2.Rút ra nhận xét điện tích hạt nhân dựa vào điện tích của hạt nào?

2. Số khối của hạt nhân được tính như thế nào?

3. Thế nào là nguyên tố hóa học, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình?

mối liên hệ giữa số electron và số proton. 2.1.Khối lượng của hạt nhân được tính theo khối lượng của những loại hạt nào?

2.2.Quy về đơn vị khối lượng nguyên tử u, hãy suy ra mối liên hệ giữa số hạt proton Z và số hạt notron N với khối lượng của chúng.

2.3. Từ đó rút ra công thức tính khối lượng hạt nhân gọi là số khối A dựa trên Z và N.

3.1.Người ta nói rằng Z là đặc trưng của nguyên tố hóa học, tại sao?

3.2.Từ đó rút ra định nghĩa nguyên tố hóa học. 3.3.Hãy quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tử của

proti, đơteri và triti. Chúng đều là những nguyên tử đồng vị của nguyên tố hidro, hãy cho biết sự giống nhau và khác nhau của chúng, từ đó rút ra định nghĩa đồng vị.

3.4.Nguyên tử khối M là khối lượng nguyên tử tính theo đơn vị u, từ khối lượng của các loại hạt, hãy cho biết A và M có thể tính gần đúng được không.

3.5.Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ta nhận thấy rằng khối lượng của nguyên tử Cl không phải là số nguyên, tại sao, dù trong thực tế Cl có 2 đồng vị là 1735𝐶𝑙 và 1737𝐶𝑙?

3.6.Từ đó khái quát ra công thức tính nguyên tử khối trung bình.

Câu hỏi bổ sung

1. Năng lượng hạt nhân được tìm ra như thế nào? Mục đích ban đầu là gì? 2. Năng lượng hạt nhân có vai trò tích cực và tiêu cực gì trong cuộc sống? 3. Năng lượng hạt nhân có nên được sử dụng ở Việt Nam? Em có suy nghĩ gì khi Việt Nam đang xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận? Những

mặt lợi và hại từ dự án này mang lại cho đời sống kinh tế, xã hội và an ninh của nước ta.

4. Ứng dụng của các đồng vị trong cuộc sống?

2.3.2.3. Bài 4. Cấu tạo vỏ nguyên tử

a) Mục tiêu

Kiến thức

- Biết sự chuyển động của electron trong nguyên tử.

- Biết thế nào là lớp và phân lớp electron.

- Biết số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp.

Kĩ năng

Giải các bài tập có liên quan.

b) Chuẩn bị

- Phóng to hình 1.6 trang 19, hình 1.7 trang 21 và bảng 2 trang 26 SGK. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mô phỏng mô hình nguyên tử của Rutherford, Born và Zumerphel.

- Học sinh được giao nhiệm vụ chuẩn bị, tìm kiếm các thông tin liên quan đến bài học qua SGK, tài liệu tham khảo, internet…

c) Hệ thống câu hỏi

Câu hỏi khái quát

1. Bản chất chuyển động của electron trong nguyên tử là gì? Liệu nó có chuyển động giống chuyển động của trái đất xung quanh mặt trời hay không?

2. Electron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân có proton mang điện tích dương, vậy có khi nào electron bị dính chặt vào hạt nhân hay không?

3. Các nguyên tử làm thế nào để kết hợp với nhau tạo thành phân tử trong khi lớp vỏ của chúng là các hạt mang điện âm lẽ ra phải đẩy nhau?

4. Trong 2 yếu tố: hạt nhân và lớp vỏ, yếu tố nào quyết định tính chất hóa học

Một phần của tài liệu THIẾT kế và sử DỤNG hệ THỐNG câu hỏi TRONG dạy học hóa học lớp 10 TRUNG học PHỔ THÔNG (Trang 76)