Loại nhân vật dị thường, kì lạ

Một phần của tài liệu YẾU tố kì ảo TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT về CHIẾN TRANH GIAI đoạn SAU 1975 (Trang 58 - 61)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.2. Loại nhân vật dị thường, kì lạ

Trong các tiểu thuyết, truyện ngắn viết về chiến tranh sau này, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu thẩm mỹ của người đọc, đặc biệt để tạo hiệu ứng cho tác phẩm, các tác giả thường xây dựng nhiều dạng nhân vật đặc biệt, tạm gọi là nhân vật dị thường, kì lạ. Khảo sát các truyện có thể thấy dạng nhân vật dị thường, kì lạ được thể hiện chủ yếu qua ngoại hình (người mọc đầy lông lá, người to lớn dị thường), hoặc người có những hành vi, khả năng kì lạ.

Người biến thành vượn, người mọc đầy lông lá xuất hiện trong các truyện như Nỗi buồn chiến tranh- Bảo Ninh, Người sót lại của rừng cười- Võ Thị Hảo,

Truyền thuyết về quán tiên – Xuân Thiều. “Người vượn” trong Nỗi buồn chiến tranhhình thù lồm xồm, lông lá”, thoắt ẩn, thoắt hiện, nhanh nhẹn, uyển chuyển mà người ta chỉ có thể nghe được những tiếng cười “kinh dị” của nó chứ không thể nào giáp tận mặt. Người vượn trong tác phẩm này có thể gắn với những truyền thuyết bí hiểm về những “mạch suối ma” trong rừng, nó cũng có thể gắn với câu chuyện bi thương và kinh hoàng về cái chết trong chiến tranh “sự đau đớn như thế có thể từ thân xác ăn vào đất mọc lên thành cây rừng, gây lên những vang âm và những ảo hình không tan được về tấm thảm kịch” [40, 107].

Trong Người sót lại của rừng cười nhân vật người biến thành vượn khiến người đọc xót xa bởi nỗi mất mát mà chiến tranh gây ra cho con người. Đó là những “con vượn trắng” mà khi nhìn kỹ hóa ra lại là những “người con gái hoàn toàn trần truồng, tóc xõa, vẻ mặt bơ phờ và đang ngửa cổ ra sau cười khanh khách”. Họ bị nỗi cô đơn, tuyệt vọng giày vò “biến” thành những con vượn với những tiếng cười man dại, đau đớn.

Trong Truyền thuyết về quán tiên, đó là hình ảnh một con khỉ đen to lớn “ức

có chùm lông trắng” rất láu lỉnh và luôn xuất hiện mỗi khi Mùi ra suối một mình. Nó thường “giương đôi mắt hau háu” nhìn cô tắm và biết cách thể hiện những động tác của con người để chòng ghẹo cô. Sự xuất hiện của con khỉ này đã làm thay đổi rất nhiều số phận của các cô thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ ở quán Tiên (cái quán nước ở núi rừng phục vụ cho anh em bộ đội).

Dạng nhân vật kì lạ, dị thường cũng xuất hiện trong những truyện như Tổ tông truyền- Hòa Vang, Mắt ma – Y Ban, Bàn chân ma – Nguyễn Thế Tường, Họ đã trở thành đàn ông- Phạm Ngọc Tiến, Tiếng vạc sành- Phạm Trung Khâu. Trong

Trái tim con rắn, khi giải phẩu tử thi cho Thuật, mọi người không khỏi sởn gai óc “khi thấy ở giữa lồng ngực trái của Thuật là một trái tim nhỏ xíu, chỉ bằng đầu ngón tay, đã bị vỡ đôi.”. Trong Mắt ma, nhân vật chính là một người lính tên Huấn, anh được Đồng - một người bạn đã hi sinh trong chiến tranh “cho mượn đôi mắt”.

Từ đó, anh trở thành một người dương có đôi mắt âm, có thể nhìn “thấu mọi vật ở đời”. Người đàn ông trong Bàn chân ma đã bị chiến tranh lấy mất một bàn chân, nhưng lúc nào anh cũng có cảm giác đôi chân mình vẫn con nguyên vẹn. Vì vậy, một lần đang ngồi ăn cơm, anh “bỗng quài tay đập mạnh vào một con ruồi đậu gần đoạn chân cụt” bởi anh cảm nhận rằng “con ruồi ấy đã đậu vào bàn chân phải của anh, làm nó nhồn nhột khó chịu”. Trong Tiếng vạc sành, sự xuất hiện người đàn ông với khuôn mặt dị dạng “xương hàm dưới bị cắt một nửa. Răng trên gãy gần hết. Cái lưỡi rụt vào trong làm lộ rõ cái miệng như một cái hang sâu hoắm, đỏ lòm trông rõ cả cuống họng. Khi nói chuyện, lời nói chỉ phát ra những tiếng “tọc, tọc” liên hồi cùng với đờm dãi rớt ra” khiến người đọc không khỏi bàng hoàng, khiếp sợ. Và sau khi anh ta chết, người ta đồn rằng “hồn anh hóa thành con vạc sành, khoác đôi cánh màu xanh của người lính. Hằng đêm, với gương mặt xấu xí anh ẩn mình trong các lùm cây” phát ra tiếng kêu “crọc crọc” ròng rã từ chạng vạng tới sáng”. Ở tác phẩm Tổ tông truyềnlà hình ảnh người đàn ông “cao – lớn dị thường”, trãi qua những việc bình thường như lấy chặt củi, đốt than, lấy vợ, … đến những việc cao cả như đánh giặc, ông không sao, nhưng vào “một ngày, giữa trời quang, trong một cuộc tuần du thanh bình, ông bị sét đánh chết”. Cả người ông “bùng lên như một bó đuốc” rồi “héo quắt, vón lại”, duy chỉ có đôi mắt là vẫn mở to “chẳng ai vuốt cho nhắm được”, chỉ người vợ là hiểu ý ông và chỉ bà mới có thể khiến ông nhắm mắt, và theo ý chồng, bà đã “rạch đôi mắt mình, chắt được bốn chén huyết” bắt bốn đứa con phải uống hết và dặn dò các đời sau rằng “không được to lớn khác thường. Phải nhỏ bé đi… để sống”. Theo lời di huấn của bà, các thế hệ sau đều có hình dáng nhỏ bé, và thế hệ chắt của bà gần đây mang một hình thể rất lý tưởng một anh chàng “cao 1m53, vòng ngực 53cm, cân nặng 19kg. Vai xuôi đuột như vai lọ, lưng mỏng như lưng con gián”, hay một đứa bé to “bằng cái hạt hồng xiêm” vừa ra đời là kết quả tuyệt vời của lời nguyền năm xưa. Người phụ nữ trong Họ đã trở thành đàn ông là một cô gái rất bình thường, điều làm cô trở nên cao lớn, vĩ đại chính là trái tim tràn đầy thương yêu, cao cả của cô. Cô sẵn sàng hiến dâng đời con gái của mình cho tất cả những anh bộ đội còn rất trẻ mà phải đi đánh giặc để họ

được một lần trong đời trở thành đàn ông. Để rồi sau đó, dù có hi sinh nơi chiến trường ác liệt, họ cũng không hối tiếc.

 Với sự tham dự của yếu tố kì ảo, những nhân vật trong truyện hiện ra trong hình hài, dáng dấp dị thường, kì lạ. Sự khác biệt lạ kì của họ không chỉ mang đến cảm giác tò mò, thu hút sự chú ý của người đọc mà còn thể hiện nhiều sắc thái, ý nghĩa khác nhau. Thông qua các nhân vật, người đọc không chỉ thấy được nhiều góc khuất khác nhau của chiến tranh mà còn có thể thấu hiểu hơn về những tâm tư, tình cảm của con người, đặc biệt là người lính.

Một phần của tài liệu YẾU tố kì ảo TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT về CHIẾN TRANH GIAI đoạn SAU 1975 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)