Nhân vật là những hồn ma

Một phần của tài liệu YẾU tố kì ảo TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT về CHIẾN TRANH GIAI đoạn SAU 1975 (Trang 53 - 58)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1.1. Nhân vật là những hồn ma

Ma là hồn người chết hiện về. Có ma hay không? Đó là câu hỏi đến nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác. Riêng trong tâm thức người Việt, người ta tin rằng người chết chỉ mất đi phần xác còn phần hồn vẫn tồn tại nhưng sang một thế giới khác, thế giới đó tồn tại song song với thế giới cõi dương mà con người đang sống. Người ta gọi đó là cõi âm. Có quan niệm dân gian ắt sẽ có quan niệm đó trong văn học.

Những câu chuyện về hồn ma bóng quỷ đã xuất hiện từ rất lâu đời trong các tác phẩm văn học. Đặc biệt người ta thường viết nhiều về truyện ma. Trong văn học

trung đại, ma thường xuất hiện vào những đêm tối hoang vu, những nơi âm u thiếu sinh khí để thực hiện ý muốn của mình. Những hồn ma bơ vơ vất vưởng ấy thường hóa thân thành những cô gái xinh đẹp quay về dương gian hoặc để quyến rũ những thư sinh đa tình, háo sắc, hoặc để tận hưởng tình yêu, báo ân, báo oán, hoặc để quấy nhiễu dương gian. Thế giới ma quỷ cũng xuất hiện khá đậm đặc trong văn học thế kỉ XX, với các tác giả tiểu biểu như Nguyễn Tuân (Xác ngọc lam, Khoa thi cuối cùng,…), Ngô Tất Tố (Suối hoa đào), Vũ Bằng (Đám cưới hai u hồn ở chùa Dâu, Bóng ma nhà Mệ Hoát,…), Thế Lữ (Trại Bồ Tùng Linh), Nhất Linh (Bóng người trong sương mù),…

Tiếp nối những nhà văn đi trước, thế hệ các văn nghệ sĩ trẻ sau này vẫn tiếp tục gây hứng thú cho người đọc khi tiếp tục đào sâu nguồn cảm hứng với loại hình nhân vật ma quái này. Trong các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh, các nhà văn đã sử dụng bút pháp kì ảo để sáng tạo một thế giới hồn ma đầy biến ảo và kì lạ. Đó có thể là linh hồn của người đã mất nhưng còn trăn trở bởi người thân nên quay về gặp mặt, đôi khi các hồn ma trở về chỉ để được một lần nếm trải cảm giác yêu thương, có khi sự quay trở về của họ là do tâm nguyện chưa hoàn thành hoặc để giúp đỡ người còn sống, để trả ơn,...

Những hồn ma trong Bướm trắng (Thái Bá Tân), Bến trần gian (Lưu Sơn Minh), Đàn sẻ ri bay ngang rừng (Võ Thị Xuân Hà), Cặp bồ với ma (Ngô Văn Phú), tuy mất đã lâu nhưng vẫn còn lẩn khuất đâu đó bên cạnh người còn sống. Trong Bướm trắng, tuy nằm dưới mồ sâu, nhưng Bạch Điệp vẫn ôm ấp “một khối tình chưa tan” với Xuân Sinh. Linh hồn của cô cố gắng hóa thân, dẫu chỉ là một con bướm trắng với đôi cánh rách nát, để gặp lại Sinh và nên vợ nên chồng cùng anh. Sự khốc liệt của chiến tranh có thể đoạt đi sự sống của con người chứ không thể lấy đi khát vọng tình yêu, khát vọng hạnh phúc trong trái tim của họ.

Người lính trong Bến trần gian sau khi nhận được chiếc lá đã bắt đầu một cuộc hành trình trở về thăm quê hương, thăm mẹ già, thăm lại người yêu. Nhưng

không may mắn như Bạch Điệp trong Bướm trắng(nàng được sống lại bởi tình yêu của Xuân Sinh), đã qua bao nhiêu năm, người thân của anh đã chấp nhận cái sự thật là anh đã mất, sự trở về của anh lúc này đây có lẽ chỉ là một nhát dao cứa sâu thêm vào nỗi đau của người ở lại bởi hiện tại anh chỉ là một hồn ma. Sự có mặt của anh trong lúc này không phải là một sự đoàn tụ, vui vẻ. Có chăng chỉ đem lại niềm đau khổ cho những người còn sống, đem lại sự sợ hãi cho những người xung quanh. Nên cuối cùng anh đành phải ra đi trong âm thầm, lặng lẽ để không làm xáo trộn cuộc sống của những người đang sống.

Trong Cặp bồ với ma, Đàn sẻ ri bay ngang rừng là hai linh hồn đáng thương. Họ chết đi khi mà vẫn chưa một lần cảm nhận được dư vị ngọt ngào của tình yêu, thế nên đâu đó trong cõi âm, họ vẫn thường hiện về để được tận hưởng niềm hạnh phúc thật sự của một con người. Cô gái trong Cặp bồ với ma lúc sống là một nữ văn công duyên dáng, cô có người yêu nhưng anh đã hi sinh trong chiến tranh, cuộc đời sau này của cô cũng không hạnh phúc bởi chỉ gặp toàn những mối tình “chóng tàn”, có lẽ vì thế mà cô thường hiện về vào những đêm tối để được thỏa lòng trong tình yêu với chàng trai lạ mặt nơi trần thế. Còn Diễm trong Đàn sẻ ri bay ngang rừng thì luôn cảm nhận có sự hiện diện của Nẫm trong nhà (Nẫm là người anh chồng đã mất từ lâu trong chiến tranh). Nẫm thường xuất hiện thoảng qua nhưng cô luôn cảm nhận giữa anh và cô có một tình cảm đặc biệt hơn hẳn tình cảm mà Thản (em trai Nẫm) dành cho cô. Dường như giữa cô và Nẫm có một tình cảm nào đó rất đậm sâu mà không thể diễn tả bằng lời. Đó là tình yêu, và Nẫm bởi còn vương vấn một người ở lại nên hồn còn lẩn khuất mà chỉ có tình yêu chân thành mới cảm nhận được “Con người khi chết thịt da trả cốt nhục, chỉ có tâm linh thuộc về tiền duyên”.

Ở các truyện như Vòm đa xanh- Trần Văn Thước, Hồn trinh nữ- Võ Thị Hảo, Trừng phạt- Đỗ Nhật Minh, Đốm lửa- Nguyễn Thị Minh Thúy, Tiếng chuông chiều- Lê Hoài Lương, các hồn ma xuất hiện bởi nhiều lý do. Những hồn ma của

mình “Bác quên thật sao. Ngày bọn cháu nhập ngũ bác phụ trách tổ trồng cây. Bác “chịu án phê bình” mài dao cho bọn cháu leo lên cây đa đầu làng khắc dấu kỷ niệm. Bác hứa trông nom cây đa cất giữ kỷ niệm của bao nhiêu lớp người làng. Bác quên rồi ư?”. Ma trong Hồn trinh nữ, Trừng phạt đến để đòi người còn sống trả giá về những tội ác mà họ đã gây ra. Chàng trai trong Hồn trinh nữ ngỡ đã có được hạnh phúc trong tầm tay, nhưng hạnh phúc đó đã chóng tan biến bởi bóng ma của “người đàn bà trong veo tóc xõa”. Người đàn bà ấy đến để đòi lại sự công bằng cho người chồng đã mất dưới kiếm của anh ta. Còn những hồn ma trong Trừng phạt luôn hiện về ám ảnh ông Tuyển bởi ông đã gây ra nhiều lỗi lầm mà suốt đời không thể xóa được. Có lúc hồn ma cũng trở về để trả ơn hoặc để giúp đỡ người còn sống vượt qua những lúc khốn đốn, nguy hiểm (Đốm lửa, Tiếng chuông chiều). Trong Đốm lửa, hồn thiêng của người bộ đội hiện về để giúp đỡ hai cô du kích thoát khỏi sự phục kích của bọn giặc. Còn anh lính Việt cộng trong Tiếng chuông chiều đã nhiều lần cứu người lính ngụy thoát chết trong gang tấc để trả ơn bởi người lính ngụy ấy khi phát hiện bộ hài cốt của anh đã mang đi chôn cất với tấm lòng thành kính.

Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh, các tác giả cũng thường viết nhiều về ma. Các hồn ma bóng quỷ trong tiểu thuyết thường miêu tả cụ thể. Đó là hồn ma của những người lính chết trận đêm đêm trở về thì thầm trò chuyện với người còn sống để khóc than, để tâm sự “Chẳng đêm nào mà họ không lay mình dậy để chuyện gẫu. Phát khiếp lên được. Đủ loại. Lính cũ, lính mới. Lính sư 10, sư 2, quân tỉnh đội, quân cơ động 320, đoàn 559. Thỉnh thoảng có các “mộng” tóc dài” [40,44]. Hay như sự trở về của Can. Đêm đêm, Kiên nghe thấy: “Can trở về thì thào ngay bên võng, lặp lại cuộc trò chuyện nhạt nhẽo bên bờ suối chiều hôm nào. Tiếng thì thào chuyển dần thành tiếng nức nở, thành tiếng nấc nghẹn y như là tiếng nước sặc lên trong cổ họng kẻ sắp sửa chết chìm” [40,26]. Có khi hồn ma không còn hình hài cụ thể mà đó chỉ là những âm thanh hòa lẫn trong rừng núi hoang vu, nương mình theo làn gió “hóa thành những âm thanh chứ không phải là hình bóng

khi bóng tối vùi kín rừng cây trong hẻm núi thì từ đáy rừng phủ lá mục tiếng hát thì thào dâng lên, có cả tiếng đàn ghi-ta hòa theo nữa… Cuối cùng, sau mấy đêm lắng nghe, người ta đã định vị được chỗ đất có hồn người. Trong tấm tăng bó xác xương cốt đã hóa mùn cả, riêng cây đàn ghi-ta tự tạo của người chết vẫn còn nguyên vẹn” [40, 99]. Đôi khi bóng ma hiện về “rách bươm, uyển chuyển và huyền bí, lướt ngang luồng ánh sáng rồi mất hút đi với mái tóc đen dài xõa bay” [40, 104]. Trong chiến tranh có những người chết mà không có được một nấm mồ, chết mà không còn nguyên vẹn thân xác nên hồn cứ mãi lang thang như lời kể của Can: “hồn bơi ra khỏi xác biến thành con ma cà rồng đi hút máu người” [40, 26], và vào những đêm giá rét, những cô hồn không nơi nương tựa quay về thì thầm trò chuyện với Kiên, “lên tiếng rên rỉ và thở dài” [40,76] cho thân phận của chính mình.

Ma còn hiện về để người còn sống tự vấn lại lương tâm của mình (Ăn mày dĩ vãng- Chu Lai). Khi Hai Hùng lặng lẽ đến thăm nghĩa trang, nơi an nghỉ của biết bao con người ngã xuống trong chiến tranh. Dường như hàng loạt những âm hồn của người chết rùng rùng sống dậy sau những năm dài nằm dưới nấm mồ lạnh lẽo “Mắt tôi nhòa đi. Những hàng chữ khắc trên bia nhảy nhót, phồng lên, nở ra, dài ngoẵng thành những thân người, mặt người lạ lẫm và thân thuộc. Tất cả đều còn trẻ, rất trẻ, đều mang bộ đồ quân phục sắc xanh lá rừng, thịt da trắng như sáp, súng đạn đầy người, chìm lút trong người, tất cả đều tráng kiện, vạm vỡ, miệng cười tươi tỉnh, duy có đôi mắt chỉ là hai lỗ trũng sâu vô định…” [41,170]. Đó là ai, là những người thân quen, là đồng đội trước đây của anh. Tất cả đều đã chết. Chết bởi muôn ngàn lý do, nhưng đều chung một nguyên nhân, chết bởi chiến tranh.

Đôi khi tác giả còn xây dựng một thế giới cõi âm riêng biệt mà đó là nơi các hồn ma trú ngụ (Tàn đen đốm đỏ- Phạm Ngọc Tiến). Trong tác phẩm này, các hồn ma cũng giống như con người với những cảm xúc, những tình cảm cụ thể của người bộ đội. Đó là hồn ma của Phương, người chiến sĩ đã hi sinh trong chiến tranh, của cô gái – người nữ giao liên đã bị giặc giết hại dã man trong rừng sâu, của “ông già chín năm”, cũng một người chiến sĩ đã hi sinh trong lúc làm nhiệm vụ.

Đặc biệt truyện còn có sự xuất hiện hồn ma của tên ngụy. Trong thế giới ấy không có sự thù hận mà chỉ có sự tha thứ. Họ đã xóa bỏ cái ranh giới thù hận mà con người khi sống đã tự tạo ra. Tác giả đã xây dựng cho họ một thế giới cõi âm riêng biệt mà ở đó họ có những ngày sống chung với nhau, hiểu biết về nhau rõ hơn. Và cũng như người đang sống, điều mà họ mong đợi nhất chính là ngày hòa bình, chiến thắng, được về lại với gia đình, với người thân.

 Yếu tố kì ảo trong những truyện viết về chiến tranh sau 1975 đã đưa người đọc bước vào thế giới liêu trai, huyễn hoặc với sự xuất hiện của những hồn ma, bóng quế. Song nếu như trong các truyện liêu trai trước đây, ma thường xuất hiện với những phép màu kì ảo, họ có thể dùng phép màu đó để biến hóa theo mục đích của mình. Trong nhiều truyện sự quấy nhiễu của các linh hồn khi trở về dương gian thường mang đến cho người đọc cảm giác khiếp sợ; thì thế giới hồn ma trong các truyện viết về chiến tranh sau 1975 lại mang đến cho người đọc niềm xót xa, thương cảm. Đa số những hồn ma ấy đều là những linh hồn bơ vơ của người chiến sĩ anh dũng một thời. Sự khốc liệt của chiến tranh đã tước đi sinh mạng của họ khi tuổi đời còn quá trẻ. Với bao mong ước, bao nguyện vọng ấp ủ chưa thành đã khiến linh hồn những người lính đáng thương ấy vẫn thường xuyên quay về, hiện hữu bên cạnh những người còn sống.

Một phần của tài liệu YẾU tố kì ảo TRONG TIỂU THUYẾT, TRUYỆN NGẮN VIẾT về CHIẾN TRANH GIAI đoạn SAU 1975 (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)