VaR là công cụ, thƣớc đo rủi ro

Một phần của tài liệu các phương pháp tính giá trị rủi ro của cổ phiếu vinamilk từ năm 2011 đến version 1.0 (Trang 43 - 44)

4 .VÀI KHÁI NIỆM LIÊN QUAN

2.4.2VaR là công cụ, thƣớc đo rủi ro

Markowitz (1952) trong bài viết về lựa chọn danh mục đầu tƣ (Portfolio Selection) đã nhấn mạnh mối quan tâm đồng thời đến cả rủi ro và lợi suất và đƣa ra việc sử dụng độ lệch chuẩn là thƣớc đo độ phân tán của phân bố. Hầu hết các công trình nghiên cứu của ông tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất trong cơ chế phân tích trung bình và phƣơng sai của phân bố xác suất. Các phân tích này phù hợp khi lợi suất có quy luật phân bố chuẩn hoặc hàm lợi ích của các nhà đầu tƣ có dạng toàn phƣơng.

Roy (1952) là ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm rủi ro gắn với độ tin cậy. Ông là ngƣời đƣa ra phƣơng pháp lựa chọn danh mục đầu tƣ tối ƣu theo nghĩa tối thiểu xác suất xảy ra tổn thất ở mức lớn hơn mức thảm hoạ có thể. Baumol (1963) sau này đƣa ra tiêu chuẩn đo rủi ro dựa trên khái niệm xác suất và độ tin cậy cho phép:L 

Artzner (1999) gần đây đã đƣa ra 4 tính chất của một thƣớc đo rủi ro, là cơ sở để ban hành các thể chế pháp lý về vốn an toàn rủi ro tối thiểu. Một thƣớc đo rủi ro có thể đƣợc xem nhƣ là hàm của phân bố giá trị của một danh mục đầu tƣ V, ký hiệu (v) với các tính chất:

(i) Tính đơn điệu: Nếu V1V2 , V1  V2 ; nếu một danh mục đầu tƣ có các lợi suất thấp hơn một cách hệ thống so với danh mục đầu tƣ khác đối với mọi trạng thái có thể thì rủi ro của danh mục này phải lớn hơn.

(ii) Tính bất biến:Vk V k: thêm vào danh mục đầu tƣ một lƣợng tiền mặt k sẽ làm giảm mức độ rủi ro đúng bằng k.

(iii) Tính thuần nhất: bV b. V : quy mô của danh mục đầu tƣ tăng hoặc giảm

b lần thì rủi ro sẽ tăng hoặc giảm bấy nhiêu lần. (giả định tính thanh khoản không thay đổi khi thay đổi quy mô của danh mục đầu tƣ).

(iv) Tính cộng:V1V2 V1  V2 hoà trộn hai danh mục đầu tƣ không làm tăng thêm rủi ro của danh mục đầu tƣ mới.

Trừ tính chất (iv), VaR thoả mãn cả 3 tính chất còn lại. Khi lợi suất có phân bố chuẩn, VaR thoả mãn đồng thời cả 4 tính chất trên. Rõ ràng VaR đƣợc xem là thƣớc đo rủi ro

với các ƣu điểm nổi bật là tính minh bạch trong tính toán và tính có thể so sánh đƣợc trong các phạm vi sử dụng khác nhau.

VaR không chỉ là một công cụ để thông báo về các mức độ rủi ro thị trƣờng, mà chúng còn đƣợc sử dụng nhƣ các công cụ nhằm kiểm soát mức độ rủi ro. Ở quy mô một lĩnh vực kinh doanh hoặc một cơ sở, VaR có thể đƣợc sử dụng để xác lập các giới hạn vị thế cho các nhà kinh doanh quyết định sẽ bỏ vốn đầu tƣ vào đâu. Ƣu điểm lớn nhất của VaR là chúng tạo thành một mẫu số chung để có thể so sánh mức độ rủi ro của các hoạt động kinh doanh và đầu tƣ khác nhau.

Thông thƣờng, giới hạn vị thế thƣờng đƣợc xác lập theo giá trị tuyệt đối. Ví dụ, một nhà kinh doanh có thể đặt ra mức giới hạn 20 triệu USD đối với các giao dịch trái phiếu chính phủ 5 năm. Tuy nhiên, cũng với mức giới hạn này đối với các giao dịch trái phiếu 30 năm hoặc các hợp đồng tƣơng lai trái phiếu chính phủ thì giao dịch sẽ trở nên rất rủi ro. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng, các giới hạn vị thế theo giá trị tuyệt đối không phải là thƣớc đo chuẩn trong xác lập giới hạn độ rủi ro chung trong mọi loại hình kinh doanh hoặc bộ phận kinh doanh.

Thực tế cho thấy rằng, VaR đã trở thành mẫu số chung để so sánh các loại hình chứng khoán khác nhau và có thể đƣợc sử dụng nhƣ những chuẩn mực để xác lập giới hạn vị thế cho các bộ phận kinh doanh.

Ngoài ra, do VaR có tính đến hiệu ứng tƣơng quan, nên giới hạn vị thế xác lập ở mức độ cao hơn thậm chí có thể có giá trị thấp hơn tổng các giới hạn vị thế của các bộ phận kinh doanh cấu phần.

Một phần của tài liệu các phương pháp tính giá trị rủi ro của cổ phiếu vinamilk từ năm 2011 đến version 1.0 (Trang 43 - 44)