2. RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XÁC SUẤT PHÁ SẢN
2.2.5 Chỉ số nguy cơ phá sản Z– Score của E.I.Altman
Chỉ số này do giáo sƣ Altman tại đại học New York lập ra. Altman đã khai thác thống kê trong khoảng 300 doanh nghiệp lớn nhỏ ở Mỹ và lựa chọn ra đƣợc 22 biến số là các tỷ số đã xem xét. Các biến số đó lại đƣợc phân loại thành 5 loại tỷ số tiêu biểu bao gồm cả tính thanh khoản, khả năng thu lợi nhuận, tính chất đòn bẩy phát triển, khả năng thanh toán nợ và linh hoạt. Các tỷ số đó đƣợc lựa chọn trên cơ sở tính chất phổ biến sử dụng trong các tƣ liệu kinh tế và tính xu hƣớng trong nghiên cứu.
Dựa vào phƣơng pháp phân tích phân biệt trong thống kê nhiều chiều, Altman đã tìm đƣợc hàm phân biệt cuối cùng gọi là chỉ số nguy cơ phá sản Z – Score nhƣ sau:
1 2 3 4 5
1,2. 1,4. 3,3. 0,6 1,0
Z X X X X X
Trong đó, các biến X1, X2,…, X5 là các tỷ số sau
X1 = Vốn luân chuyển / Tổng tài sản: Tỷ số này rất hay gặp trong khảo sát các nghiên cứu các vấn đề của doanh nghiệp, đó là một độ đo tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản của doanh nghiệp trên tổng số vốn hóa của họ. Vốn luân chuyển đƣợc tính nhƣ hiệu của giá trị tài sản ngắn hạn trừ đi số nợ ngắn hạn.
X2 = Lợi nhuận chƣa phân chia / Tổng tài sản: Tỷ số này phản ánh khả năng đem lợi nhuận tái đầu tƣ vào hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ đo lƣờng mức độ đòn bẩy kinh tế của doanh nghiệp.
X3 = Lợi nhuận chƣa trừ lãi vay và thuế / Tổng tài sản: Tỷ số này đo lƣờng khả năng thực sự tạo ra tài sản doanh nghiệp, độc lập với các nhân tố về thuế và đòn bẩy kinh tế.
X4 = Giá trị thị trƣờng của các cố phiếu mà doanh nghiệp sở hữu / Tổng nợ: Tỷ số này đo lƣờng mức độ sụt giảm giá trị tài sản của công ty trƣớc khi tổng nợ vƣợt quá khả năng thanh toán của công ty. Ý tƣởng này về sau đƣợc phát triển bởi S.Kealhofer và O.Vasicek dựa trên mô hình Merton về rủi ro tính dụng và lập nên mô hình KMV (Kealhofer – Merton – Vasicek) về xác suất phá sản. Mô hình này đƣợc hãng đánh giá rủi ro Moody’s mua lại năm 2002 và tiếp tục phát triển ứng dụng.
X5 = Doanh thu / Tổng tài sản: Đây là một tỷ số tài chính tiêu biểu nói lên sức khỏe của doanh nghiệp. Nó cũng nói lên khả năng điều hành của doanh nghiệp trong những điều kiện cạnh tranh trên thị trƣờng.
Sau khi xem xét tỷ số Z – Score dựa trên các dữ liệu thống kê ở Mỹ của 86 công ty có nguy cơ phá sản trong khoản thời gian 1969 – 1975, 110 công ty phá sản trong khoản thời gian 1976 – 1995 và 120 công ty hoạt động bình thƣờng trong khoản thời gian 1997 – 1999, Altman đƣa ra một khoản đối chiếu nhƣ sau:
Với mỗi doanh nghiệp, sau khi tính đƣợc giá trị Z – Score thì có thể dự đoán tình hình sức khỏe của doanh nghiệp nhƣ sau:
Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn có tài chính lành mạnh.
Nếu 1,81 < Z < 2,99: Vùng “Xám”, doanh nghiệp không có vấn đề quá nghiêm trọng ngắn hạn, nhƣng có thể gặp khó khăn trong dài hạn và phải xem xét hoạt động tài chính một cách thận trọng.
Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
Các giới hạn định mức trên có thể thay đổi tùy thuộc vào các ƣớc lƣợng, các giá trị Z – Score cho khối các doanh nghiệp tƣ nhân hay khối dịch vụ phi sản xuất.
Ở Việt Nam cũng đã có những có gắng xây dựng các chỉ số nguy cơ Z – Score nhƣng các cơ sở dữ liệu chƣa đƣợc đầy đủ và chƣa có độ tin cậy cao. Hy vọng dần dần chúng ta cũng có đƣợc những đánh giá xác đáng về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp để đƣa ra các chỉ số Z – Score riêng cho Việt Nam và các bảng nguy cơ có thể tin cậy.