Phân tích tình hình nợ xấu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 63 - 78)

Trong lĩnh vực hoạt động tín dụng thì dù Ngân hàng có hoạt động tốt và quản lý chặt chẽ đến đâu thì vẫn có thể xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng. Một trong những rủi ro mà NH thƣờng gặp phải đó chính là tình trạng nợ xấu tăng cao. Vì vậy để nhằm hạn chế rủi ro và đạt hiệu quả trong hoạt động tín dụng thì ta cần phân tích tình hình nợ xấu trong NH để kịp thời đƣa ra những giải pháp để cải thiện tình hình nợ xấu cũng nhƣ nâng cao kết quả hoạt động tín dụng của NH.

4.2.4.1 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn

Theo thời cho vay thì nợ xấu thƣờng xảy ra ở khoản mục là cho vay ngắn hạn. Nhìn chung thì tổng doanh số nợ xấu theo thời hạn tăng cao trong năm 2012 và có dấu hiệu giảm lại ở năm 2013. Tình hình diễn biến cụ thể nhƣ sau.

Qua bảng số liệu cho thấy tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng đều tăng liên tục qua giai đoạn 2011 - 2013. Cụ thể nợ xấu trong năm 2012 là 8.843 triệu đồng. Tăng hơn so với năm 2011 là 4.692 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 113,03%. Nợ xấu trong năm 2013 là 8.983 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2012 là 140 triêu đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,58%. Tình hình kinh tế trong năm 2012, 2013 diễn biến khá phức tạp, tình hình kinh tế khó khăn, đầu tƣ thua lỗ, hàng tồn kho ứ đọng nhiều làm cho vòng quay vốn của khách hàng gặp khó khăn nên việc trả nợ vay bị chậm trễ. Việc gia tăng nợ xấu ngắn hạn cho thấy mức độ rủi ro trong cho vay ngắn hạn là khá cao. Vì vậy chi nhánh cần xem xét lại kỹ hơn về các khoản cho vay ngắn hạn này.

Bảng 4.8 Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 NỢ XẤU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền (%) Số tiền (%) Ngắn hạn 4.151 75,79 8.843 66,48 8.983 82,96 4.692 113,03 140 1,58

Trung-dài hạn 1.326 24,21 4.458 33,52 1.414 13,06 3.132 236,20 -3.044 -68,28

Tổng cộng 5.477 100 13.301 100 10.397 96,02 7.824 142,85 -2.904 -21,83

Nợ xấu trung và dài hạn trong năm 2012 là 4.458 triệu đồng, tăng hơn so với năm 2011 là 3.132 triệu đồng. Sau đó đến năm 2013 tình hình nợ xấu ở khoản mục này đã giảm đáng kể. Ở năm 2013 doanh số nợ xấu giảm chỉ còn 1.414 triệu đồng, tƣơng đƣơng giảm 68,28%. Do trong năm 2012 tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nợ xấu tăng quá cao, nhận thấy đƣợc khoản mục cho vay trung và dài hạn là sẽ gặp nhiều rủi ro cao nên Ngân hàng đã chủ trƣơng chỉ cho vay đối với những doanh nghiệp có quan hệ tín dụng lâu dài, có uy tín, kế hoạch kinh doanh khả thi phục vụ cho đời sống kinh tế xã hội, đồng thời tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn. Cùng với sự kiểm soát chặt chẽ quy trình cho vay của cấp lãnh đạo, sự nỗ lực của các cán bộ thẩm định, các bộ tín dụng thì đến năm 2013 dấu hiệu đáng mừng là nợ xấu trong khoản mục giảm khá mạnh kéo theo tổng nợ xấu của NH giảm mạnh.

0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 2013 2014 Trung-dài hạn Ngắn hạn

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều,2014

Hình 4.8 Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn của Ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Đầu năm 2014 tình hình tổng nợ xấu có tăng mạnh, trong đó mục nợ xấu ngắn hạn và trung - dài hạn đều tăng lên. Cụ thể ở mục nợ xấu ngắn hạn là 22.406 triệu đồng tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 1,48 lần, tƣơng đƣơng số tuyệt đối là 13.386 triệu đồng. Nợ xấu trung và dài hạn là 7.214 triệu đồng, tăng 5.406 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc. Cả hai khoản mục này đều tăng quá cao so với cùng năm trƣớc. Nguyên nhân là do theo Nghị quyết số 02/NĐ-CP của Chính phủ, triển khai và mở rộng chƣơng trình kết nối giữa NH với doanh nghiệp, tăng cƣờng cho vay đối với các doanh nghiệp vừa nhỏ, hoạt động sản xuất còn yếu kém nên việc thu hồi vốn có phần khá chậm nên làm cho tổng nợ xấu trong giai đoạn này tăng cao. Bên cạnh đó còn cho thấy là năm tình hình kinh tế khó khăn và diễn biến phức tạp về cả kinh tế và chính trị chi nhánh cần cẩn thận hơn trong quá trình thẩm định và cho vay vốn. Cũng

dấu hiệu cảnh báo cho các cấp lãnh đạo trong chi nhánh cũng nhƣ cán bộ tín dụng cần đánh giá kỹ hơn về đối tƣợng khách hàng cho vay. Bên cạnh đó về

4.2.4.2 Phân tích tình hình nợ xấu theo nhóm nợ

Phân nợ xấu theo nhóm nợ thì bao gồm ba nhóm nợ chính gồm nợ nhóm 3 là nợ dƣới tiêu chuẩn, nhóm 4 là nợ nghi nhờ và nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Trong năm 2011 thì nợ nhóm 3 chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu, nhƣng đến năm 2012, 2013 thì chiếm tỷ trọng cao nhất là nợ nhóm 4 và nợ nhóm 5.

Qua bảng ta thấy tình hình nợ xấu nhóm 3 trong 2012 là 142 triệu đồng, giảm hơn so với năm 2011 là 2.875 triệu đồng. Tỷ trọng nợ nhóm này giảm đáng kể chỉ còn chiếm 1,07% trong tổng nợ xấu. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy trong năm 2012 Ngân hàng đã tăng cƣờng công tác kiểm soát chặt chẽ quy trình cho vay hạn chế đƣợc sự gia tăng của nợ xấu ở nhóm 3. Đến năm 2013 thì nợ xấu nhóm 3 này lại tăng lên nhƣng nhìn chung tỷ trọng nhóm nợ này trong tổng nợ xấu vẫn còn ở tỷ lệ rất thấp. Do trong năm này tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó NH hƣởng ứng làm theo quy định mở rộng cho vay giúp đỡ các DN vừa và nhỏ trong địa bàn. Ngân hàng cần nâng cao công tác thu hồi nợ để tránh nợ nhóm 3 sẽ chuyển thành nợ nhóm 4, 5 làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động tín dụng trong chi nhánh.

Đối với nhóm nợ 4 và nhóm 5 trong năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011 và chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nợ xấu của chi nhánh. Cụ thể trong năm 2012 nợ xấu của nhóm 4 là 6.534 triệu đồng, chiếm 47,77% trong tổng nợ xấu, tăng cao hơn so với năm 2011 là 6.422 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng gấp 55,73 lần so với cùng kỳ năm trƣớc. Nợ nhóm 5 trong năm 2012 cũng tăng lên đáng kể ở mức 6.805 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 4.135 triệu đồng. Nguyên nhân tăng ở hai nhóm nợ này là do trong năm 2012 những khoản nợ thuộc nhóm 3 chủ yếu là những món vay ngắn hạn của khách hàng do chƣa đƣợc hoàn trả kịp thời chuyển xuống, làm gia tăng có thời hạn thu hồi trong năm 2011 của nhóm 3 đã chuyển xuống. Bên cạnh đó quy trình và công tác thẩm định cho vay chƣa thực sự hiệu quả đôi khi chƣa xác định đƣợc quy mô kinh doanh của khách hàng đến vay vốn. Nguyên nhân là vì sự thiếu hụt của bộ phận nhân sự, cả quy trình từ lúc thẩm định cho vay đến công tác cho vay và thu nợ chỉ do bộ phận kinh doanh thực hiện, thời gian để thực hiện kiểm tra và hoàn thành tốt tất cả quy trình là rất khó để đạt đƣợc.

Bảng 4.9 Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ của Ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

CHỈ TIÊU

NĂM Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012 NỢ XẤU Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền (lần) Số tiền lần Nhóm 3 2.875 52,49 142 1,07 768 7,39 -2.733 -0,95 626 4,41

Nhóm 4 112 2,04 6.354 47,77 2.525 24,29 6.242 55,73 -3.829 -0,60

Nhóm 5 2.490 45,46 6.805 51,16 7.104 68,33 4.315 1,73 299 0,04

Tổng 5.477 100 13.301 100 10.397 100 7.824 1,43 -2.904 -0,22

Đến năm 2013 dấu hiệu đáng mừng là nợ xấu trong nhóm 4 đã giảm khá mạnh, giảm hơn so với cùng kỳ năm trƣớc là 3.829 triệu đồng, bên cạnh tuy nhóm 5 vẫn còn tăng nhƣng mức tăng khá nhẹ là 299 triệu đồng, sự sụt giảm nợ xấu của nhóm 4 đã làm cho tổng nợ xấu của cả chi nhánh giảm xuống thấp hơn so với năm 2012 là 22%. Tuy nhiên tổng nợ xấu của cả chi nhánh vẫn còn ở mức cao, cần tập trung công tác thu hồi nợ bên cạnh kiểm soát chặc chẽ quy trình cho vay trong giai đoạn khó khăn này.

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 2013 2014 Nhóm 5 Nhóm 4 Nhóm 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều,2014

Hình 4.9 Tình hình nợ xấu phân theo nhóm nợ của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014

Trong 6 tháng đầu năm 2014 tình hình nợ xấu tăng khá mạnh ở cả 3 nhóm nợ. Cụ thể nợ xấu ở nhóm 3 là 7.945 triệu đồng, chiếm 26,82 triệu đồng. Tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 7.468 triệu đồng (tƣơng đƣơng tăng 15,66 lần). Nợ nhóm 4 cũng tăng đáng kể là 8.058 triệu đồng, tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 5.207 triệu đồng, tƣơng đƣơng tăng 1,83 lần so với cùng kỳ năm trƣớc. Còn về nợ nhóm 5 cũng tăng 6.117 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc đó. Nguyên nhân đầu tiên phải nhắc đến ở đây đó là do tình hình nền kinh tế tăng trƣởng chậm lại làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng dẫn đến khả năng hoàn trả nợ của họ chậm lại hoặc chƣa có khả năng hoàn trả do đó các khoản nợ đến hạn chƣa đƣợc hoàn trả chuyển thành các khoản nợ xấu. Vào đầu tháng sáu 2014 Ngân hàng tiến hàng áp dụng việc phân loại, trích lập dự phòng theo Theo thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ban hành với nhiều quy định khắt khe hơn về phân loại nợ xấu, trích lập dự phòng, vì vậy khoản nợ xấu tăng lên không chỉ riêng Ngân hàng Agribank chi nhánh Ninh Kiều mà còn là tình hình

chung của toàn hệ thống Ngân hàng hiện nay. Bên cạnh đó tình hình kinh tế chính trị trong những tháng đầu năm 2014 là khá khó khăn, vì vậy khách hàng vay tiền tại Ngân hàng thƣờng là những cá nhân hoạt động nhỏ lẻ, thời gian ngắn hạn nên khách hàng gặp phải tình trạng khó khăn xoay sở vốn để trả nợ vay đúng hạn cho Ngân hàng nên khoản mục vay nợ xấu nhóm 3 tăng cao.

4.2.5 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn chi nhánh Ninh Kiều

Bên cạnh doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dƣ nợ cho vay và nợ xấu thì còn một số chỉ tiêu khác đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng nhƣ dƣ nợ trên vốn huy động, dƣ nợ trên tổng nguồn vốn, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng. Để hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều, ta sẽ phân tích từng chỉ tiêu nhƣ sau

4.2.5.1 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này đánh giá chất lƣợng công tác thu hồi nợ của Ngân hàng cũng nhƣ đánh giá hiệu quả tín dụng trong thu hồi nợ của Ngân hàng. Nó chỉ phản ánh trong một thời kỳ nhất định, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu hồi đƣợc bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của chi nhánh càng tốt, hiệu quả trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh càng cao.

Năm 2012 hệ số thu nợ tại chi nhánh đạt 101,02% tăng lên hơn năm 2011 là 10,14%. Năm 2013 hệ số giảm nhẹ nhƣng vẫn ở mức rất cao là đạt 94,32%. So với hệ số thu nợ bình quân của toàn hệ thống Ngân hàng tại TP Cần thơ là 97,98% (theo phòng Kế hoạch kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều cung cấp) thì chỉ số này tại chi nhánh thấp hơn. Tuy nhiên con số này vẫn ở mức an toàn cho phép. Hệ số thu nợ tại chi nhánh luôn đạt ở mức cao cho thấy khách hàng đã sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra thuận lợi cho công tác thu hồi nợ của nhân viên tín dụng đƣợc ngày càng hiệu quả. Nhìn chung công tác thu hồi nợ tại chi nhánh trong giai đoạn 2011-2013 đƣợc thực hiện tốt là nhờ sự cố gắng của các nhân viên tín dụng trong công tác thu nợ và tinh thần thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng. Bên cạnh đó cũng nhờ vào năng lực của cán bộ trong công tác thẩm định trƣớc khi cho vay và đôn đốc khách hàng trả tiền khi đến hạn. Chi nhánh cần nỗ lực và phát huy hơn nữa, phối hợp chặt chẽ giũa việc tăng doanh số cho vay và doanh số thu nợ.

Bảng 4.10 Chỉ tiêu hệ số thu nợ của NHNN&PTNT chi nhánh Ninh kiều

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 6 Tháng đầu năm

2011 2012 2013 2012 2013 2014

Doanh số cho vay Triệu đồng 1.397.767 1.278.352 1.093.276 762.043 485.191 479.950 Doanh số thu nợ Triệu đồng 1.270.328 1.291.357 1.031.199 783.563 502.039 524.951

Hệ số thu nợ % 90,88 101,02 94,32 102,82 103,47 109,38

Qua 6 tháng đầu năm 2014 chỉ tiêu này tiếp tục tăng cao và đạt ở mức 109,38% tăng hơn so với cùng kỳ năm 2013 là 5,91%. Do trong 6 tháng đầu năm 2014 doanh số thu nợ tăng cao hơn cùng kỳ năm trƣớc. Các món nợ ngắn hạn trong kỳ đến hạn đƣợc đẩy mạnh công tác thu hồi để tiếp tục cho vay. Nếu so với bình quân của toàn hệ thống Ngân hàng trên TP.Cần Thơ đến tháng 6 năm 2014 thì hệ số thu nợ là 96,24%(theo phòng Kế hoạch kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều), thì hệ số này tại chi nhánh cao hơn so với toàn hệ thống trên cùng địa bàn là 13,14%. Qua đó cho thấy mặc dù tình hình kinh tế vẫn diễn ra phức tạp, nhƣng Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thu hồi nợ vƣợt xa hơn so với một số Ngân hàng cùng địa bàn.

4.2.5.2 Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho ta biết đƣợc mức độ tập trung vốn tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu quá cao hay quá thấp điều không tốt. Nếu chỉ tiêu này quá cao thì khả năng huy động vốn thấp, Ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro thanh khoản. Ngƣợc lại quá thấp cho thấy Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn chƣa hiệu quả.

Từ năm 2011- 2013 tỷ lệ dƣ nợ trên tổng vốn huy động liên tục giảm qua các năm. Năm 2012 tỷ lệ dƣ nợ trên tổng vốn huy động là 0,74 lần, đã giảm hơn so với năm 2011 là 0,2 lần. Trong năm này do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn của khách hàng có tăng nhƣng chƣa đủ điều kiện để tiến hành cho vay. Sang năm 2013, tuy tỷ lệ vẫn tiếp tục giảm nhƣng mức giảm thấp hơn so với mức giảm của cùng kỳ năm trƣớc. So với bình quân toàn ngành tại TP Cần thơ đến cuối năm 2013 chỉ tiêu này đạt 1,25 lần(theo phòng Kế hoạch kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều cung cấp) lớn hơn chỉ tiêu này tại chi nhánh là 0,53 lần. Cho thấy Ngân hàng cần kiểm soát tốt nguồn vốn, tăng cƣờng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hơn.

Bảng 4.11 Chỉ tiêu dƣ nợ trên tổng vốn huy động của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều

Chỉ tiêu Đơn vị tính

Năm 6 Tháng đầu năm

2011 2012 2013 2012 2013 2014

Dƣ nợ Triệu đồng 831.559 818.554 860.631 803.989 787.141 742140

Tổng vốn huy động Triệu đồng 883.886 1.105.311 1.196.075 1.040.956 1.093.491 1.159.395

Dƣ nợ / Tổng vốn huy động Lần 0,94 0,74 0,72 0,77 0,72 0,64

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 63 - 78)