Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 29)

Đề tài sử dụng chủ yếu là phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp chỉ số kết hợp với so sánh và tự luận, suy luận để phân tích và đƣa ra các kết luận.

Đối với mục tiêu 1 và 2 ta sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả kết hợp với phƣơng pháp so sánh để đối chiếu, tổng hợp giữa các năm để thấy đƣợc tình hình về hoạt động kinh doanh, cũng nhƣ tình hình nguồn vốn, doanh số cho vay, thu nợ và dƣ nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh quận Ninh Kiều.

 Phƣơng pháp thống kê mô tả là dựa trên những số liệu đã thống kê thu thập đƣợc để mô tả lại thực trạng về tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh trong những năm vừa qua.

 Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở. Đây là phƣơng pháp đơn giản và đƣợc sử dụng nhiều trong phân tích hoạt động kinh doanh. Điều kiện so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. Có hai phƣơng pháp so sánh là so sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối

+ Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa các giá trị của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu.

Phƣơng pháp này dùng để so sánh số liệu của kỳ phân tích so với kỳ gốc xem có biến động không, biến động theo hƣớng tích cực hay tiêu cực để sau đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

+ Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện số phần trăm hay số lần thay đổi khi phƣơng pháp so sánh tuyệt đối không phản ánh đƣợc.

Đối với mục tiêu 3 Sử dụng phƣơng pháp so sánh tuyệt đối, phƣơng pháp so sánh tƣơng đối kết hợp một vài chỉ tiêu tài chính cơ bản để đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng qua các năm.

 Phƣơng pháp chỉ sốlà phƣơng pháp sử dụng các chỉ số tài chính để đo lƣờng chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Đối với mục tiêu 4 dùng phƣơng pháp tự luận, suy luận để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động tín dụng tại ngân hàng.

 Phƣơng pháp tự luận, suy luận là phƣơng pháp nội suy luận từ thực trạng biến động đƣợc đánh giá qua phƣơng pháp so sánh trên để phân tích sau đó tìm ra các nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục cho hoạt động tín dụng tại chi nhánh.

CHƢƠNG 3 LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN NINH KIỀU

3.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NNo&PTNT CHI NHÁNH QUẬN NINH KIỀU

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Cần Thơ (nay là NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ) là chi nhánh của NHNO&PTNT Việt Nam đƣợc ban hành theo Quyết định số 30/QĐ-NHNN ngày 29/11/1992 do Thống đốc NHNN Việt Nam ký. NHNO&PTNT tỉnh Cần Thơ lúc đầu thành lập gồm có các chi nhánh đặt tại Châu Thành, Ô Môn, Phụng Hiệp, Vị Thanh và Long Mỹ.

Do sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của cả nƣớc nói chung và của tỉnh Cần Thơ nói riêng, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng của khách hàng và để phù hợp với việc quản lý theo địa bàn hành chính của tỉnh Cần Thơ. Kể từ ngày 02/05/1997 chi nhánh NHNo&PTNT thành phố Cần Thơ đƣợc tách riêng và hoạt động độc lập theo Quyết định số 57/QĐ-NHNN 02 ngày 03/02/1997 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ lúc này bao gồm 1 trụ sở, 1 chi nhánh ở Bình Thủy và 1 Phòng giao dịch An Bình. Tháng 9/2004 NHNO&PTNT Quận Ninh Kiều đƣợc tách ra hoạt động độc lập với NHNO&PTNT thành phố Cần Thơ.

Đến tháng 09/2007 NHNO&PTNT Quận Ninh kiều đƣợc nâng cấp thành chi nhánh cấp I chịu sự điều hành của NHNO&PTNT Việt Nam và đổi tên là NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều theo Quyết định 956/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 12/09/2007 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNO&PTNT Việt Nam. NHNO&PTNT chi nhánh Ninh Kiều có trụ sở đặt tại Số 08 –10 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng trên lĩnh vực tiền tệ từ việc huy động vốn đến việc cho vay, thực hiện các dự án uỷ thác đầu tƣ trung ƣơng và địa phƣơng, thực hiện các dịch vụ nhƣ: mua bán ngoại tệ, chi trả kiều hối, chuyển tiền…Ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nƣớc mang ý nghĩa chính trị xã hội.

Từ khi tách ra hoạt động độc lập với xuất phát điểm còn thấp nhƣ cơ sở vật chất, mạng lƣới tổ chức, nhƣng với sự cố gắng vƣơn lên của tập thể công nhân viên chi nhánh đã huy động đƣợc nhiều nguồn vốn từ các tổ chức và cá nhân, mở rộng hoạt động tín dụng đạt hiệu quả cao trong kinh doanh, đa

truyền thống đi đôi với phát triển sản phẩm dịch vụ mới, hiện đại góp phần vào sự phát triển ổn định của toàn hệ thống cũng nhƣ khẳng định vị trí, uy tín của mình trên địa bàn.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN 3.2.1 Cơ cấu tổ chức 3.2.1 Cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều chịu sự quản lý trực tiếp toàn diện của NHNo&PTNT Việt Nam. Cùng với các đơn vị trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam tạo thành một hệ thống đồng bộ, thống nhất trong tổ chức và hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng. Điều hành hoạt động của chi nhánh, phòng giao dịch là Giám đốc. Giúp việc Giám đốc là Phó giám đốc. Điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phòng chuyên môn nghiệp vụ là Trƣởng phòng. Giúp việc Trƣởng phòng là Phó trƣởng phòng. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Ngân hàng gồm: 1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc, 5 phòng ban và 2 phòng giao dịch.

Nguồn: Phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều

3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Giám đốc là ngƣời trực tiếp chỉ đạo, điều hành quyết định các hoạt động của đơn vị. Giám đốc Phó giám đốc Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Kế họach Kinh doanh Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketing Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ P.GD An Bình P.GD An Hòa

Tiếp nhận các chỉ thị đồng thời phổ biến đến từng cán bộ công nhân viên, chịu trách nhiệm Ngân hàng cấp trên về mọi quyết định của mình.

Ký kết tất cả các hợp đồng với đối tác, khách hàng...

Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban, tiếp nhận thông tin và xem xét nội dung do các phòng trình lên.

Giám đốc có quyền đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật các cán bộ công nhân viên của đơn vị.

Phó giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ Giám đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của toàn ngân hàng. Hoặc là, thay mặt Giám đốc

điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng theo sự ủy quyền của Giám đốc.

Phòng giao dịch An Bình đƣợc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều mở phòng giao dịch tại phƣờng An Bình nhằm đƣa tín dụng về phục vụ bà con nông dân nhanh chóng và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, cũng nhằm để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và tạo điều kiện cho bà con nông dân các xã vùng ven tiếp cận đƣợc với các tiện ích, công nghệ của Ngân hàng.

Phòng giao dịch An Hòa đƣợc thành lập năm 2009, phòng giao dịch An Hòa tọa lạc trên Đƣờng Trần Việt Châu, Phƣờng An Hòa, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ. Đây là nơi tập trung phần lớn các tiểu thƣơng buôn bán các mặt hàng phục vụ nhu cầu đời sống nhân dân. Với phƣơng trâm đi trƣớc đón đầu sự phát triển của Thành Phố Cần Thơ về phía Tây Bắc trong những năm tới, chắc chắn phòng giao dịch An Hòa sẽ thu hút khách hàng đến giao dịch một cách nhanh chóng.

Phòng Kế hoạch Kinh doanh là đầu mối, tham mƣu cho Giám Đốc xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn theo định hƣớng kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp.

Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh và điều hành kế hoạch kinh doanh.

Nghiên cứu xây dựng chiến lƣợc khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ƣu đãi đối với từng loại khách.

Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp an toàn và đạt hiệu quả cao.

Thẩm định, đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Tiếp nhận và thực hiện các chƣơng trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Thƣờng xuyên phân loại dƣ nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hƣớng khắc phục.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao.

Phòng Kế toán - Ngân quỹ là bộ phận trực tiếp tổ chức hạch toán kế toán - thống kê theo đúng chế độ quy định và thực hiện công tác thanh toán theo quy định của NHNN và NHNo&PTNT Việt Nam.

Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài chính, xây dựng các báo cáo tài chính theo quy định.

Quản lý và sử dụng quỹ, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nƣớc, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, tổ chức thu - chi tiền mặt tại Hội sở và điều hoà vốn trong toàn khu vực.

Chuẩn bị số liệu, tình hình mua sắm tài sản, xây dựng, sửa chữa trình Hội đồng tài chính phê duyệt theo quy định của Trung ƣơng.

Tổng hợp, lƣu trữ hồ sơ tài liệu kế toán và các báo cáo theo quy định.

Phòng Hành chính - Nhân sự lƣu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế của NHNo&PTNT Việt Nam.

Đầu mối giao tiếp với khách hàng đến làm việc, công tác tại chi nhánh, xây dựng quan hệ với tổ chức Đảng, Công đoàn, cơ quan quản lý nhà nƣớc trên địa bàn.

Thực hiện công tác hành chính, văn thƣ, lễ tân, thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định, mua sắm công cụ lao động, quản lý nhà tập thể, nhà khách, nhà nghỉ của cơ quan.

Đầu mối trong việc tham gia chăm lo đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần và chăm lo thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỷ cho cán bộ, nhân viên.

Xây dựng chính sách đào tạo, phát triển nhân sự.

Thực hiện công tác đề cử cán bộ, nhân viên đi công tác.

Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ thuộc chi nhánh quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghĩ hƣu, nghỉ chế độ theo quy định của Nhà nƣớc.

Đề xuất, hoàn thiện, lƣu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhà nƣớc, Đảng, Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên.

Thực hiện công tác thi đua, khen thƣởng của chi nhánh.

Phòng Kiểm tra - Kiểm soát nội bộ xây dựng chƣơng trình công tác quý, năm phù hợp với chƣơng trình kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.

Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mƣu cho giám đốc giải quyết đơn thƣ thuộc thẩm quyền, làm nhiệm vụ thƣờng trực ban chống tham nhũng, tham ô, lãng phái và thực hành kiết kiệm tại đơn vị mình.

Tổng hợp và báo cáo kịp thời kết quả kiểm tra, chỉnh sửa các tồn tại thiếu sót của các phòng gửi Ban Giám đốc và Ban Kiểm tra-Kiểm soát nội bộ NHNo&PTNT Việt Nam.

Góp phần quan trọng trong việc giữ gìn kỹ cƣơng, kỹ luật nội bộ nhằm đảm bảo tín trung thực của các số liệu hoạch toán, các báo cáo tài chính.

Phòng Dịch vụ khách hàng và Marketting trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng từ khâu tiếp nhận yêu cầu sử dụng dịch vụ Ngân hàng của khách hàng, hƣớng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản, gửi tiền, rút tiền, thanh toán, chuyển tiền…

Đề xuất tham mƣu cho Giám đốc về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến qui trình giao dịch, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị thông tin, tuyên truyền quản bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh, các dịch vụ sản phẩm cung ứng trên thị trƣờng.

Đầu mối tiếp cận với các cơ quan tiếp thị, báo chí, truyền thông thực hiện các hoạt động tiếp thị, thông tin tuyên truyền theo qui định của NHNo&PTNT.

Tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, giải đáp thắc mắc của khách hàng, xử lý các khiếu nại phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đề xuất cải tiến dịch vụ để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.

3.3 LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều hiện đang có nghiệp vụ sau

- Tổ chức huy động vốn, khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bằng Việt Nam đồng.

- Tổ chức cho vay gồm ngắn hạn và trung hạn.

- Kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại gồm kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối, mua bán trao đổi ngoại tệ.

- Cất giữ, mua bán, chuyển nhƣợng, quản lý các chứng từ, giấy tờ có giá. - Phát hành các loại thẻ tín dụng.

- Làm tƣ vấn tài chính, tiền tệ, xây dựng và quản lý các dự án đầu tƣ, quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.

3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG SÁU NĂM 2014. NĂM 2011 ĐẾN THÁNG SÁU NĂM 2014.

Kết quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy cả quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của NH. Trong đó thì hoạt động tín dụng là hoạt động đƣợc NH quan tâm nhất trong tất cả các hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng, vì vậy

quát quá trình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng xem nó có tốt hay không tốt để đề ra chiến lƣợc phù hợp cho Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

Nhìn chung ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Ninh Kiều có nhiều biến động qua các năm phân tích. Tình hình thu nhập giảm kéo theo mức giảm của chi phí. Lợi nhuận cũng vì vậy mà có nhiều biến động. Tình hình cụ thể nhƣ sau

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Agribank chi nhánh quận Ninh Kiều qua 3 năm từ 2011 đến 2013

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 2012/2011 2013/2012

Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị (%) Giá trị (%)

Tổng thu nhập 152.158 146.163 126.126 -5.995 -3,94 -20.037 -13,71 +Từ HĐTD 145.410 141.587 121.332 -3.823 -2,63 -20.255 -14,31 +Thu nhập khác 6.748 4.576 4.794 -2.172 -32,19 218 4,76 Tổng chi phí 123.393 122.345 98.661 -1.048 -0,85 -23.684 -19,36 +Chi HĐTD 100.465 98.822 77.655 -1.643 -1,64 -21.167 -21,42 +Chi phí khác 22.928 22.523 21.006 -405 -1,77 -1.517 -6,74 Lợi nhuận 28.765 23.818 27.465 -4.947 -17,20 3.647 15,31

Nguồn: PhòngKế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh Ninh Kiều,2014

Về thu nhập trong giai đoạn từ 2011 đến 2012 nhìn chung có xu hƣớng

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh ninh kiều (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)