Phân tích độ nhạy

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 66 - 76)

4.3.2.1 Khi t l chiết khấu thay đổi

Tuổi thọ của các máy móc, thiết bị khá dài nên tỷ lệ chiết khấu có thể

nằm trong một khoảng dao động lớn. Suất chiết khấu chịu tác động bởi tình hình kinh tế xã hội. Nền kinh tếổn định hay gặp khủng hoảng, lạm phát sẽ tác

động trực tiếp đến giá trị của tiền, mức độ rủi ro của dự án. Khi nền kinh tế

không ổn định thì mức lãi suất thường ở mức cao hơn từ đó làm tỷ lệ chiết khấu cao hơn. Từ bảng 4.9 cho thấy tỷ lệ chiết khấu trong giai đoạn từ năm

2002-2012 cao nhất vào năm 2011 là 12,50%, thấp nhất vào năm 2009 là

7,20% từđó cho thấy độ dao động của tỷ lệ chiết khấu dao động trong khoảng 5%. Tuy nhiên do chính phủ đang có nhiều biện pháp kiềm chế tỷ lệ chiết

57

khấu và lạm phát, do đó tỷ lệ này có xu hướng giảm và ổn định hơn trong tương lai. Do đó giả sử sựdao động của tỷ lệ chiết khấu thực được chọn trong phân tích của dự án là 2% với tỷ lệ chiết khấu thực ban đầu của dự án là 4%.

Sựthay đổi của các chỉ tiêu kinh tế khi tỷ lệ chiết khấu thực dao động 2%

như sau:

Bảng 4.11 Chỉ tiêu thay đổi khi thay đổi tỷ lệ chiết khấu

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích)

Sự thay đổi tỷ lệ chiết khấu có tác động mạnh đến kết quả của các chỉ

tiêu kinh tế, đặc biệt đối với chỉ số NPV và B/C, IRR không ảnh hưởng. Do suất chiết khấu phụ thuộc vào tình hình kinh tế – xã hội nên BV không thể thay đổi yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án này. Tuy nhiên BV có thể

xem xét những biến động của tỷ lệ chiết khấu ở mức có thể xảy ra, để xem xét tính khả thi của dự án.

Khi tỷ lệ chiết khấu giảm 2% làm NPV tăng lên đến mức

96.755.012.138 đồng, B/C cũng tăng lên đáng kể 3,63, IRR không đổi. Sự tăng lên của các chỉ tiêu cho thấy tác động mạnh của suất chiết khấu đến hiệu

quả của dự án, khi suất chiết khấu giảm làm hiệu quả của dự án tăng lên. Tuy nhiên suất chiết khấu giảm không làm thay đổi IRR của dự án, IRR phụ thuộc

vào lợi ích ròng hằng năm của dự án.

Khi tỷ lệ chiết khấu tăng lên 2% NPV giảm xuống tới mức

44.833.191.901 đồng, B/C cũng giảm xuống chỉ còn 2,43, IRR không đổi. Do dự án có NPV rất cao 65.799.894.219 đồng nên dù suất chiết khấu tăng có tác động xấu làm hiệu quả của dự án giảm đi đáng kể 20.966.702.318 đồng nhưng

dự án vẫn mang lại lợi nhuận cao.

Từ đó cho thấy tác động mạnh của tỷ lệ chiết khấu đến hiệu quả đầu tư.

Tỷ lệ lạm phát và lãi suất tăng cao khiến việc đầu tư vào các dự án trở nên khó

khăn, tạo nên tâm lý e ngại cho chủ đầu tư. Vì vậy tỷ lệ lạm phát và lãi suất tăng làm giảm lượng vốn đầu tư, làm suy thoái nền kinh tế của quốc gia. Theo

Các chỉ tiêu NPV (đồng) IRR (%) B/C Suất chiết khấu giảm 2% 96.755.012.138 17 3,63 Suất chiết khấu ban đầu 65.799.894.219 17 2,94 Suất chiết khấu tăng 2% 44.833.191.901 17 2,43

58 0 20.000.000.000 40.000.000.000 60.000.000.000 80.000.000.000 100.000.000.000 120.000.000.000

Giảm 2% Không đổi Tăng 2%

96.755.012.138

65.799.894.219

44.833.191.901

Hội đồng nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa VIII vào ngày 14/07/2011, nhận định tỷ lệ lạm phát và lãi suất tăng cao ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất – kinh doanh và cải thiện dân sinh, làm chậm tốc độ tăng trưởng các ngành dịch vụ,

công nghiệp – xây dựng, nông nghiệp so với cùng kỳ. Qua đó cho thấy tác động của lạm phát và lãi suất không chỉ ảnh hưởng mạnh đến huy động vốn

đầu tư mà còn gây ra nhiều tác động đến kinh tế – xã hội.

Nhưng đối với dự án đầu tư bảo vệ môi trường như dự án xây dựng HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương với nguồn vốn ODA không vì mục đích

lợi nhuận. Dự án được thực hiện với mục tiêu bảo vệ môi trường, mang lại những phúc lợi xã hội khác. Do đó trong khoảng dao động của tỷ lệ chiết khấu và lạm phát được dự đoán, dù ở mức tỷ lệ suất chiết khấu cao khiến NPV của dự án xuống đáng kể nhưng so với những lợi ích to lớn dự án mang lại dự án

đáng được thực hiện.

Biểu đồ biểu diễn sự thay đổi của NPV khi tỷ lệ suất chiết khấu thay đổi

như sau:

Hình 4.1 Sựthay đổi của NPV khi tỷ lệ suất chiết khấu thay đổi

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích)

NPV (Đồng)

59

4.3.2.2 Khi thay đổi giá bán nước

Giá bán nước phụ thuộc tình hình kinh tế, sự sẵn có của tài nguyên nước, nhu cầu sử dụng, phụ thuộc các chính sách sử dụng nước, vì vậy giá nước có thểthay đổi trong tương lai.

Theo hóa đơn tiền nước của BV Nguyễn Tri Phương trong 4 năm từnăm

2010-2013 giá nước thuộc đối tượng sử dụng là đơn vị hành chính sự nghiệp,

đoàn thểluôn tăng. Năm 2010 giá nước là 7.100 đồng/m3 đến năm 2011 giá nước là 8.100 đồng/m3 tăng lên 1.000 đồng/m3. Năm 2012 giá nước là 9.300

đồng/m3tăng lên 1.200 đồng/m3 so với năm 2011. Năm 2013 giá nước lên đến

10.200 đồng/m3 tiếp tục tăng lên nhưng vẫn nằm trong tốc độ tăng khoảng

1.000 đồng/năm. Sự tăng lên hằng năm của giá nước sạch cho thấy tình trạng khan hiếm nước tại địa bàn TP Hồ Chí Minh, tài nguyên nước trong tương lại trở nên ngày càng quý giá hơn, giá nước tăng càng thể hiện giá trị quan trọng của nước sạch trong sinh hoạt cũng như trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc tăng giá nước sạch hằng năm của chính phủ là một động lực giúp người

dân và các đơn vị sản xuất, kinh doanh sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên

này. Do đó giả sửgiá nước trong vòng đời 30 năm của dựán tăng lên theo tốc

độtăng trung bình và ổn định hằng năm như đã phân tích trên 1.000 đồng/năm

so với giá nước ban đầu khi HTXLNT đi vào vận hành là 9.300 đồng/m3. Sự thay đổi các chỉ tiêu kinh tế khi giá nước hằng năm tăng lên 1.000 đồng/m3như sau:

Bảng 4.12 Chỉtiêu thay đổi khi giá nước tăng

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích)

Khi giá nước tăng làm tăng phí bảo vệ môi trường của các đơn vị gây ô nhiễm, tăng chi phí sử dụng nước sạch. Do đó lợi ích giảm phí bảo vệ môi

trường, lợi ích tái sử dụng nước sạch của BV được tăng lên như sau:

• Lợi ích giảm phí bảo vệmôi trường tăng hằng năm:

22.500 x 12 x 950 x 10% = 25.650.000 đồng/năm.

Các chỉ tiêu NPV

(đồng)

IRR

(%) B/C

Giá nước tăng 1.000 đồng/năm

118.178.434.621 21 4,45

60

• Lợi ích tái sử dụng nước sạch tăng hằng năm:

28 x 24 x 365 x 1.000 = 245.280.000đồng/năm. • Tổng lợi ích tăng hằng năm:

25.650.000 + 245.280.000 = 270.930.000 đồng/năm.

Từđó cho thấy việc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên nước sạch của BV trong tình hình giá nước đang ngày càng tăng làm tăng hiệu quả của dự án. Khi giá nước tăng lên 1.000 đồng/năm, làm NPV của dự án tăng ở mức rất cao 118.178.434.621 đồng, IRR cũng tăng lên đáng kể 21%, B/C cũng đạt

ở mức rất cao 4,45. Sự tăng lên của tất cả các chỉ tiêu càng thể hiện tầm quan trọng của giá nước đối với dự án. Giá nước điều tăng qua các năm cho thấy với tình hình gia tăng dân số, phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ô nhiễm môi trường làm nguồn tài nguyên nước sạch trở nên ngày càng quý giá hơn. Giá nước sạch tăng lên hằng năm có tác động lớn đến phát triển kinh tế, làm tăng gánh nặng chi phí của hoạt động sản xuất, ảnh

hưởng đến sinh hoạt của người dân đặc biệt là những người có thu nhập thấp. Vì vậy xây dựng HTXLNT tại BV có tác động tích cực đến tài nguyên nước, không chỉ bảo vệ nguồn tài nguyên nước ngầm mà dự án còn tạo ra một nguồn

nước sạch phục vụ cho các hoạt động không đòi hỏi chất lượng nước sạch cao của BV.

4.3.2.3 Khi thay đổi vốn đầu tư ban đầu

Xây dựng HTXLNT tại BV tốn rất nhiều chi phí đấu tư có thể lên tới vài chục tỷđồng đối với các BV ở các TP lớn. Vốn đầu tư còn phụ thuộc vào quy mô của BV, lượng bệnh nhân, khả năng tài chính của BV, nguồn vốn hỗ trợ trong và ngoài nước, quá trình thực hiện dự án. Vốn đầu tư vào dự án HTXLNT tại BV quá cao, trong khi đó có nhiều chi phí có thể tiết kiệm được

như chi phí xây dựng và chi phí mua máy móc, thiết bịđể làm giảm chi phí

đầu tư. Trong quá trình thi công dự án có thể có nhiều sự cố phát sinh, những

chi phí phát sinh này làm tăng vốn đầu tư của dự án. Theo báo cáo Dự án xây dựng HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương năm 2011 được tài trợ bởi nguồn vốn ODA, tổng chi phí đầu tư được dự toán là 34.072.598.000 đồng. Tuy nhiên theo Ban dự án xây dựng tại BV, trên thực tế xây dựng dự án chi phí này có thể chênh lệch khoảng 2% so với vốn đầu tư được dựđoán ban đầu. Do

đó giả sử vốn đầu tư có sự chênh lệch 2% so với vốn đầu ban đầu được dự đoán. Sựthay đổi của các chỉtiêu đánh giá hiệu quả của dự án khi vốn đầu tư tăng giảm 2% như sau:

61

Bảng 4.13 Chỉtiêu thay đổi khi thay đổi vốn đầu tư

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích)

Sự thay đổi vốn đầu tư ban đầu tác động đến tất cả các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C ảnh hưởng đến hiệu quả của dựán nhưng không đáng kể. HTXLNT của BV Nguyễn Tri Phương phải đầu tư một nguồn vốn rất lớn gần 34 tỷ đồng, nhưng do vốn đầu tư chỉ có thểthay đổi ít so với ban đầu nên không ảnh

hưởng nhiều đến hiệu quả của dự án. Khi vốn đầu tư giảm tất cả chỉ tiêu NPV,

IRR, BCR điều tăng, do vậy để dự án mang lại hiệu quả BV nên cần có những biện pháp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, việc tiết kiệm chi phí

đầu tư cần phải đảm bảo không ảnh hưởng đến chất lượng của các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả của dựán khác, đặc biệt là thời gian khấu hao của dự án. Vốn đầu tư giảm 2% NPV tăng ở mức 66.455.136.488 đồng, IRR tăng

lên ở mức 18%, B/C cũng tăng lên ở mức 2,99. Từđó cho thấy khi vốn đầu tư

giảm làm hiệu quả của dựán tăng lên.

Vốn đầu tư tăng 2% NPV giảm ở xuống ở mức chỉ còn 65.144.651.950

đồng, IRR vẫn ở mức 17%, B/C giảm xuống chỉ còn 2,86. Từđó cho thấy khi vốn đầu tư tăng làm hiệu quả của dự án giảm xuống.

Vốn đầu tư cho dự án là nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài năm 2012, Việt Nam là nước đứng đầu trong danh sách nhận ODA Nhật Bản với 1,64 tỷ USD. Vốn đầu tư có mặt hầu hết ở các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội. Các công trình sử dụng vốn ODA đã góp phần tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của nhân dân. Việc sử dụng vốn đầu tư hiệu quả cho dự án còn góp phần thực hiện mục tiêu của chính phủ

là sử dụng vốn ODA một cách tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích, tránh lãng phí, tham ô. Nhằm tạo nên sựtin tưởng và tiếp tục hỗ trợ của các nhà tài trợnước ngoài.

Sựthay đổi NPV khi vốn đầu tư ban đầu thay đổi được thể hiện trên biểu

đồ sau:

Các chỉ tiêu NPV (đồng)

IRR

(%) B/C

Vốn đầu tư giảm 2% 66.455.136.488 18 2,99

Vốn đầu tư không đổi 65.799.894.219 17 2,94

62 0 10.000.000.000 20.000.000.000 30.000.000.000 40.000.000.000 50.000.000.000 60.000.000.000 70.000.000.000

Giảm 2% Không đổi Tăng 2%

66.455.136.488

65.799.894.219

65.144.651.950

Hình 4.2 Sựthay đổi NPV khi thay đổi vốn đầu tư

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích)

4.3.2.4 Khi thay đổi thi gian s dng d án

Thời gian sử dụng các máy móc, thiết bị, công trình xây dựng của dự án phụ thuộc vào tuổi thọ kỹ thuật theo thiết kế và các yếu tố liên quan khác đến sự hoạt động của các máy móc thiết bị. Trên thực tế thời gian sử dụng thường khó dựđoán vì một số nhân tốnhư là sự hao mòn, hư hỏng, không tương xứng và lỗi thời với công nghệ sử dụng. Như đã phân tích thời gian sử dụng của dự án là 30 năm tuy nhiên theo Ban dự án xây dựng của BV Nguyễn Tri Phương

trên thực tế thời gian này có thể thay đổi, dao động trong khoảng 5 năm. Đối với một dự án bảo vệ môi trường thời gian sử dụng càng tăng càng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội.

Sự thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án khi thay đổi thời gian sử dụng dự án được thể hiện trong bảng sau:

NPV (Đồng)

63 0 10.000.000.000 20.000.000.000 30.000.000.000 40.000.000.000 50.000.000.000 60.000.000.000 70.000.000.000 80.000.000.000 25 30 35 73.623.394.866 65.799.894.219 56.281.409.450

Bảng 4.14 Chỉtiêu thay đổi khi thay đổi thời gian sử dụng dự án

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích)

Sựthay đổi NPV khi thời gian sử dụng dự án thay đổi được thể hiện trên biểu đồ sau:

Hình 4.3 Sựthay đổi NPV khi thời gian sử dụng dự án thay đổi

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phân tích)

Sựthay đổi của thời gian sử dụng dự án ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án nhưng không đáng kể. Khi dự án giảm thời gian sử dụng NPV của dự án giảm xuống, các chỉ tiêu khác như IRR, BCR thay đổi không đáng kể. Khi dự

Các chỉ tiêu NPV (đồng) IRR (%) BCR Thời gian sử dụng giảm 5 năm 56.281.409.450 17 2,68 Thời gian sử dụng không thay đổi 65.799.894.219 17 2,94 Thời gian sử dụng tăng 5 năm 73.623.394.866 17 3,20 NPV (Đồng) Thời gian sử dụng (năm)

64

án tăng thời gian sử dụng NPV của dự án cũng tăng lên, các chỉtiêu khác như

IRR, BCR thay đổi không đáng kể.

Thời gian sử dụng của dự án giảm 5 năm nên vòng đời của dự án còn lại

25 năm NPV giảm xuống nhưng không đáng kể còn 56.281.409.450 đồng, các chỉ số khác như IRR, BCR không thay đổi nhiều. Thời gian sử dụng của

tăng lên 5 năm nên vòng đời của dự án cũng được tăng lên 35 năm NPV tăng lên nhưng ở mức không đáng kể so với thời gian sử dụng ban đầu của dự án 73.623.394.866 đồng, các chỉtiêu khác như IRR, BCR cũng không có sự thay

đổi nhiều. Do khi HTXLNT vận hành hằng năm điều mang lại lợi ích ròng rất lớn 5.927.844.702 đồng trong đó chủ yếu là những lợi ích xã hội. Vì thế tăng

thời gian sử dụng làm tăng lợi ích ròng, tăng hiệu quả của dự án.

4.3.2.5 Khi thay đổi chi phí vn hành

Chi phí vận hành phụ thuộc vào công nghệ, vốn đầu tư của hệ thống, chi phí vận hành của HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương hằng năm là

197.632.900 đồng/năm. Trong quá trình vận hành HTXLNT có thể phát sinh nhiều sự cốhư hỏng máy móc, thiết bị làm tăng chi phí sửa chữa, lương nhân

viên làm việc tại nhà điều hành tăng hằng năm theo kinh nghiệm làm việc, giá

điện tăng do đó làm chi phí vận hành tăng. BV cũng có thể thực hiện tốt việc quản lý vận hành của HTXLNT làm giảm chi phí sửa chữa, hạn chế sự cố máy móc thiết bị, áp dụng nhiều biện pháp giảm tiêu thụđiện năng của các máy xử

lý. Vì vậy chi phí vận hành trong tương lai có thểthay đổi so với lúc ban đầu, trong vòng đời của dự án chi phí vận hành chỉ có thể chênh lệch chỉ khoảng 5% theo nhận định của Ban dự án xây dựng tại BV Nguyễn Tri Phương.

Sựthay đổi của các chỉtiêu đánh giá hiệu quả của dựán khi thay đổi chi phí vận hành như sau:

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)