3.1.6.1 Tác động đến môi trường nước
Bao gồm các nguồn phát sinh nước thải sau:
• Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế.
• Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh và rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, chùi, rửa, làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc, nền sàn khu tập trung và phân loại rác, giặt giũ quần áo, chăn
màn cho bệnh nhân. Tiêu chí Đơn vị Năm 2011 Năm 2013 Nội trú
Tổng số bệnh nhân nhập viện Người 40.656 41.409
Tổng số ngày điều trị Ngày 205.846 207.205
Ngày điều trị trung bình Ngày/1 bệnh
nhân 5,78 5,57
Công suất sử dụng giường bệnh % 98,67 97,31
Ngoại
trú
Tổng số bệnh nhân nhập viện Người 11.653 12.570
Tổng số ngày điều trị Ngày 52.876 67.212
Ngày điều trị trung bình Ngày/1 bệnh
nhân 5,54 4,32 Công suất sử dụng giường bệnh % 102, 31 98,78 Chuẩn đoán Tổng số lượt khám Lượt 546.964 547.823
Tổng số bệnh nhân tử vong Bệnh nhân 97 98
Tổng số phẫu thuật Lượt 5.220 5.100
Thủ thuật Lượt 11.545 12.580
Tổng số xét nghiệm Lượt 526.657 527.545
Chụp X – quang Lượt 43.768 44.424
Nội soi Lượt 1.267 1.456
Điện tim Lượt 21.874 22.604
29
• Nước thải từnhà ăn.
• Nước mưa chảy tràn trên diện tích khuôn viên BV.
Tổng lượng nước thải ra từ các hoạt động của BV là 665 m3/ngày đêm,
vào giờcao điểm là 732 m3/ngày đêm.
Nguồn tiếp nhận: Nước thải sau khi được xử lý của BV là hệ thống thoát
nước chung của Quận 5 TP Hồ Chí Minh.
Quy mô tác động: Trong khu vực BV và hệ thống thoát nước chung.
Đánh giá tác động: Nước thải BV có khảnăng dễ lây lan mầm bệnh cho những người đến khám và điều trị tại BV. Đồng thời, mức độ nhiễm khuẩn cao, nếu được thải ra ngoài môi trường sẽ gây ô nhiễm nguồn nước ngầm gây
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
3.1.6.2 Tác động đến môi trường do chất thải rắn
Nguồn phát sinh:
• Rác thải sinh hoạt như giấy vụn, nilon, bao bì, vải, nhựa, thức ăn thừa, vỏ, trái cây.
• Chất thải rắn y tếnhư các loại bông, gạc, kim tiêm, phẩm vật y tế, dược phẩm phế thải, bệnh phẩm, thạch cao bó bột sau khi cắt bỏ.
Đối tượng bị tác động: Môi trường nước, môi trường không khí, con
người và động vật.
Quy mô tác động: Trong khu vực BV và vùng lân cận.
Đánh giá tác động: Chất thải rắn tại BV có chứa nhiều thành phần nguy hại có tính chất độc hại, chứa nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Nước rỉ ra do quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ trong rác thải y tế nguy hại gây ô nhiễm môi trường xung
quanh, là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
3.1.6.3 Tác động đến môi trường không khí
Nguồn phát sinh:
• Bụi và các loại khí thải sinh ra từ hoạt động của các phương tiên giao
thông ra vào BV.
• Hơi các loại thuốc và chất sát trùng từ các phòng xét nghiệm, khu vực chứa hóa chất, dược phẩm.
• Khí thải máy phát điện dự phòng; khí ôzôn từ thiết bị chụp X quang; các khí độc sinh ra trong phòng xét nghiệm.
30
Đối tượng tác động: Môi trường không khí và con người.
Quy mô tác động: Trong phạm vi BV và các tuyến đường giao thông.
Đánh giá tác động: Các loại khí thải này làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe những người đến khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên, đối với các thiết bị,
máy phát điện dự phòng BV có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nên mức độ tác
động được giảm đi đáng kể.
3.1.6.4 Tác động đến môi trường do tiếng ồn
Nguồn phát sinh:
Từ sinh hoạt của con người: Tại các vị trí khác nhau trong khu vực BV cho thấy, tiếng ồn ở các vị trí khác nhau trong khu vực BV tại các thời điểm khác nhau (từ 9-12h) dao động trong khoảng 55-70 dBA, nằm trong giới hạn cho phép.
Hoạt động của máy phát điện dự phòng: Nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế do BV có nhiều biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.
3.1.6.5 Tác động đến môi trường do tia bức xạ (phòng X-quang)
Hiện nay, BV có 3 máy chụp X-quang là: Máy X-quang TUR-D300, máy X-quang MULIMOBIL và máy phát tia X HD-300R-AD/07RA2007. Việc sử
dụng tia X-quang trong BV sẽảnh hưởng đến sức khỏe cơ thểngười tiếp xúc. Tác hại của tia X-quang gây ra chủ yếu đến các tếbào cơ thểngười.
Do BV đã thực hiện các nguyên tắc trong thiết kế xây dựng phòng chụp X-quang và trang bị các thiết bị bảo hộ lao động cho nhân viên trực tiếp làm việc nên khảnăng gây nguy hại được khống chếở mức cho phép.
3.1.7 Biện pháp khống chếtác động môi trường tại bệnh viện
Để ngăn ngừa những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bệnh nhân, nhân viên y tế, đảm bảo môi trường lao động và làm việc an toàn. BV đã thực hiện những biện pháp bảo vệmôi trường như sau:
• Trồng cây xanh bóng mát, có công viên sinh hoạt, sân vui chơi thể thao cho bệnh nhân, nhân viên y tế.
• Trang bịđầy đủ thùng rác cho mục đích chứa rác sinh hoạt chung trong và ngoài khu vực BV.
31
• Trật tự vệ sinh khoa và buồng bệnh được lau dọn thường xuyên, không
ẩm ướt, tường hành lang buồng bệnh không có vết bẩn, tạo không gian thoải
mái cho người bệnh nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
• Tường quét vôi màu sáng đểtăng phản chiếu ánh sáng khu vực đi lại.
• Có nội quy trật tự vệ sinh buồng bệnh, hướng dẫn bệnh nhân và người
nhà thăm nuôi thực hiện.
• Bệnh viện còn nghiêm cấm nhân viên y tế không được để chậu cây cảnh trang trí trong phòng tiêm, phòng phẫu thuật vì trong đất có chứa nhiều vi khuẩn sẽảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.
• Để hạn chế ô nhiễm do khí độc, BV đã lắp đặt hệ thống chụp hút tại các miệng xả hơi, tại các phòng khám, điều trị cũng được trang bị quạt trần thông
gió để làm giảm nhanh nồng độ chất sát trùng.
• Để thu gom các loại rác thải một cách có hiệu quả, BV đã trang bị cho các khoa và phòng khám 3 loại thùng rác có màu sắc khác nhau. Thùng rác
màu xanh lá cây đựng rác thải sinh hoạt như vỏ trái cây, rau cỏ, thức ăn thừa, bao bì nilon, giấy vụn và các loại rác tương tự. Thùng rác màu đỏđựng bông
băng phẫu thuật, kim tiêm, ống nhựa, các loại chai lọ, bao bì đựng thuốc.
Thùng rác màu vàng đựng các loại rác thải đặc biệt như phôi thai nhi, các chất thải ra từ các ca phẫu thuật.
• Để hạn chế tác hại của nước thải BV đã xây dựng các công trình xử lý cục bộ đối với nước thải từ các khu nhà vệ sinh tại các khoa phòng trước khi
đến trạm xử lý nước thải tập trung, xây dựng các hệ thống thoát nước bao
quanh BV đảm bảo thông thoát nước thải không để tình trạng ngập úng gây mất vệ sinh và mỹ quan BV, xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung.
Mặc dù nhân viên hộ lý đã có nhắc nhở nhiều đến người thăm nuôi về
việc thải rác đúng nơi quy định nhưng dọc theo hành lang vẫn còn tình trạng vứt rác bừa bãi, tại các phòng bệnh vẫn còn tình trạng người dân y thức chưa
32
3.2 GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ TẠI BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG
3.2.1 Sự cần thiết đầu tư
BV Nguyễn Tri Phương là nơi điều trị, chữa bệnh và quản lý sức khỏe cho nhân dân trong và ngoài TP Hồ Chí Minh. Đây cũng là nơi phát sinh ra
nhiều CTYT độc hại và nguy hiểm. Xét về nguồn gốc phát sinh nước thải BV gần giống như nước thải sinh hoạt, nhưng về khía cạnh vệ sinh dịch bệnh chứa nhiều loại vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc từ người, bệnh và các chất độc hại khác hình thành trong quá trình điều trị. Nước thải BV khi xả vào hệ thống
thoát nước chung của TP sẽ gây nhiễm bẩn và làm lan truyền bệnh dịch, BV nằm trong trung tâm TP nơi tập trung nhiều dân cư sinh sống nên bệnh dịch dễ
dàng phát tán nhanh chóng.
Quản lý và xử lý chất thải nguy hại là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược bảo vệmôi trường của Việt Nam. Ngày 3/12/2007 Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về Quy chế
quản lý CTYT, theo quyết định này CTYT được xếp vào danh mục các loại chất thải nguy hại.
Ngày 16/11/2010 thanh tra Sở Tài nguyên – Môi trường TP Hồ Chí Minh bắt đầu đợt kiểm tra việc xử lý nước thải y tế tại 15 BV lớn trên địa bàn TP,
trong đó có BV Nguyễn Tri Phương. Qua kiểm tra BV dù có HTXLNT công suất 500 m3/ngày, nhưng hệ thống này được xây dựng từnăm 1998, công nghệ
xửlý không đạt tiêu chuẩn, nước thải sau khi được xử lý vẫn còn bốc mùi hôi, có màu vàng và thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước nước chung của TP.
Do vậy, sự đầu tư vào xử lý nước thải y tế với mục đích bảo vệ nguồn
nước, phòng chống bệnh dịch là cần thiết.
3.2.2 Vị trí
Trạm xử lý nước thải được xây dựng trong khuôn viên BV Nguyễn Tri
Phương, tại trạm xử lý cũ, thiết kế ngầm trong đất.
3.2.3 Mục đích đầu tư
Các mục đích đặt ra cho HTXLNT là:
Xây dựng mới mạng lưới thu gom nước thải để thu gom toàn bộ nước thải hình thành trong quá trình hoạt động của BV đưa về khu xửlý đạt các chỉ tiêu quy định của Bộ Y tế (Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chế Quản lý và xử lý chất thải y tế) và
33
theo tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng nước thải y tế trước khi thải ra môi
trường ngoài.
Đảm bảo vệ sinh môi trường sống trong lành cho người dân địa phương,
hạn chế mức tối thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến khu vực BV và các
khu dân cư lân cận.
3.2.4 Quy mô và công nghệ
3.2.4.1 Quy mô
Hệ thống xử lý nước thải tại BV Nguyễn Tri Phương với sự tham gia của các bộnhư Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học công nghệ và Môi
trường (Bộ tài nguyên và môi trường TP Hồ Chí Minh). Với quy mô HTXLNT cho BV hạng nhất:
• Sốgường bệnh: 800 giường.
• Tiêu chuẩn thải nước: 8,75 l/giường/ngày đêm.
• Công suất: 700 m3/ngày đêm.
3.2.1.2 Công nghệ xử lý
Nước thải được xử lý theo nguyên tắc AAO sử dụng phương pháp sinh
học, có những tính năng vượt trội về chi phí vận hành, hiệu quả xửlý, đồ bền của thiết bị mang lại hiệu quả tối đa về kinh tếvà môi trường.
Hệ thống thoát nước trong BV Nguyễn Tri Phương được thiết kế theo 2 hệ thống riêng như sau:
• Hệ thống 1
Dành riêng cho thoát nước mưa chảy tràn tại khu vực BV. Hệ thống này bao gồm các mương, rãnh thoát nước kín xây dựng xung quanh các khu nhà, tập trung nước mưa từ mái đổ xuống và dẫn đến hệ thống cống ngầm thoát
nước mưa đặt dọc theo con đường nội bộ. Nước mưa trên các khu vực sân bãi
và đường nội bộ sẽ chảy vào các hố ga thu nước mưa xây dựng dọc theo lề đường, từđó dẫn đến mương thoát nước chung. Vì nước mưa là loại nước thải không cần xử lý nên chỉ cần thu gom và dẫn thẳng ra hệ thống thoát nước chung.
• Hệ thống 2
Dành riêng cho việc thoát nước thải từ các hoạt động khám chữa bệnh
trong BV và nước thải sinh hoạt sau khi đã được xử lý cục bộ tại các hệ thống bể tự hoại đặt tại các khoa phòng, sau đó được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
34
Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải từ các nguồn như sau:
Hình 3.4Hệ thống thu gom các nguồn nước thải tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
(Nguồn: Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, 2011)
Nguyên lý hoạt động của trạm xử lý nước thải: Nước thải từ các hoạt
động của BV sau khi được xử sơ bộ, qua màng tách rác thô đi vào trạm bom
và được bơm qua bế lắng cát thổi khí, rồi tự chảy qua bể lắng sơ cấp sau đó
qua phần xử lý sinh học bằng công nghệ AAO. Phần xử lý sinh học là phần quan trọng nhất, có nhiệm vụ xử lý chất hữu cơ đặc biệt là nitơ và phốtpho. Tiếp đó, nước thải sinh hoạt tự chảy qua bể lắng thứ cấp, qua khử trùng bằng
clorua vôi trước khi thải ra ngoài.
Nước mưa chảy tràn Nước mưa từ nhà vệ sinh Nước thải từnhà ăn Nước thải khác Hố ga Nước rửa tay, chân, tắm gọi Phân tiểu Hố ga Hố ga Hố ga Hố ga Bể tự hoại Ống thoát nước chung Mương thoát chung HTXLNT tập trung Môi trường
35
Rác thô tách được chứa tạm thời vào thùng chứa, hằng ngày được Công
ty môi trường đô thi đến vận chuyển đến bãi chôn lấp. Cát từ bể lắng cát thổi khí chuyển đến sân phơi cát để tái sử dụng. Bùn hoạt tính lắng sơ cấp được
đưa đến bể lên men yếm khí, rối đến bể chứa. Bùn hoạt tính từ lắng thứ cấp
được bơm bùn hoạt tính bơm một phần tuần hoàn vào bể, còn lại được bơm đến bể lắng trọng lực, sau khi được thu khí biôga bùn được chứa tạm thời ở bể
chứa rồi được tách nước bằng máy ép bùn. Bùn khô được vận chuyển như rác
thải thô đến bãi chôn lấp.
Dây truyền công nghệ xử lý nước thải được mô tảqua sơ đồ sau:
Hình 3.5Xử lý nước thải y tế theo công nghệ sinh học
(Nguồn: Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải BV Nguyễn Tri Phương, 2011)
3.2.5 Kinh phí đầu tư và nguồn vốn
Tổng vốn đầu tư ban đầu cho HTXLNT là: Gần 34 tỷ. Tổng chi phí vận hành hằng năm là: 197.632.900đồng. Nguồn vốn:
• Chi phí đầu tư: Nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA – Official development Assistant) từ Nhật Bản.
• Chi phí vận hành: BV Nguyễn Tri Phương.
Nước thải SH Xử lý sơ bộ Bể tập trung điều hòa Xử lý sinh học Tách cặn Lắng sơ bộ Lắng thứ cấp Bểổn định bùn Bùn thải Tiệt trùng hóa chất hoặc màng MF - MBR NT hóa chất Xả thải Xe vận chuyển
36
3.2.6 Tổ chức thực hiện
Hình 3.6 Hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
(Nguồn: Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải BV Nguyễn Tri Phương, 2011)
Chủ đầu tư: Vốn ODA – Nhật Bản.
Cơ quan thực hiện: BV Nguyễn Tri Phương Quận 5 – TP Hồ Chí Minh.
Cơ quan thi công: Công ty cổ phần đầu tư quốc tế ICC. Tiến độ thực hiện 12 tháng, trong đó thi công 7 tháng như sau:
• Tháng 5/2011: Lập dự án Đầu tư xây dựng Hệ thống xử lý nước thải BV Nguyễn Tri Phương, thiết kế HTXLNT tại BV Nguyễn Tri Phương.
• Tháng 8/2011: Tiến hành thẩm định, phê duyệt, lập hồ sơ mời thầu, tổ
chức đấu thầu và ký hợp đồng triển khai thực hiện.
• Tháng 11/2011: Tiến hành xây dựng, lắp đặt các máy móc thiết bị. Vận hành chạy thử, chuyển giao công nghệ xử lý nước thải.
37
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG
4.1 PHÂN TÍCH CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬLÝ NƯỚC THẢI Y TẾ TẠI BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ TẠI BV NGUYỄN TRI PHƯƠNG
4.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu
Hệ thống xử lý nước thải của BV Nguyễn Tri Phương đi vào hoạt động
năm 2012 và được xây dựng với công suất thiết kế là 700m3/ngày đêm. Xây
dựng HTXLNT theo phương pháp công nghệ sinh học AAO của Nhật Bản sẽ
tốn kém rất nhiều chi phí cho việc đầu tư xây dựng và mua các máy móc,