Lợi ích từ giảm đóng phí bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 56 - 58)

Theo kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra của BV Nguyễn Tri Phương đểđánh giá hiệu quả của HTXLNT mới, được Chi cục bảo vệmôi trường TP Hồ Chí Minh phân tích nồng độ các chất gây ô nhiễm của HTXLNT cũ và HTXLNT mới như sau:

Bảng 4.7 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải đầu ra

(Nguồn: Kết quả phân tích lấy mẫu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương)

Ghi chú: HTXLNT cũ được lấy mẫu nước thải vào 3/2011, HTXLNT mới được lấy mẫu nước thải vào 6/2012

Từ bảng trên cho thấy nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải đầu ra của HTXLNT cũ có đa sốđiều vượt mức cho phép gấp nhiều lần. Trong đó vượt mức nhiều nhất là COD, lên đến 300 mg/l trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ 50 mg/l. Nồng độ BOD cũng vượt mức cho phép nhiều lần lên đến 200 mg/l trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ 30 mg/l. Nồng độSS lên đến 200 mg/l trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ 50 mg/l. Ngoài ra các nồng độ các chất như

TT Thông số Đơn vị Tiêu chuẩn (loại A) HTXLNT cũ HTXLNT mới 1 pH mg/l 6,50 - 8,50 7 7 2 BOD5 mg/l 30 200 15 3 COD mg/l 50 300 25 4 SS mg/l 50 200 1 5 Sunfua mg/l 1 - - 6 Amoni mg/l 5 54 1 7 Nitrat mg/l 30 60 5 8 Phốtphát mg/l 6 18 2 9 Dầu mởđộng thực vật mg/l 10 - - 10 Tổng Colifrom MPN/100 ml 3000 - -

47

amoni, nitrat, phốtphát cũng vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn loại A. Từđó

cho thấy hệ thống xử lý cũ đã vận hành không đạt tiêu chuẩn, chất lượng nước thải đầu ra vượt xa mức cho phép do hệ thống đã được xây dựng từnăm 1998

nên đã quá tải với quy mô BV ngày càng tăng, công nghệ lõi thời. Vì vậy việc

đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý mới công suất phù hợp với quy mô hiện tại của BV, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đạt tiêu chuẩn cho phép là hết sức cần thiết.

Với hệ thống xử lý mới chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn loại A, nồng độ các chất gây ô nhiễm điều thấp hơn so với mức cho phép. So với chất

lượng nước thải đầu ra của HTXLNT cũ, HTXLNT mới đạt chất lượng nước thải đầu ra cao hơn rất nhiều, nồng độ các chất gây ô nhiễm có sự chênh lệch rõ rệt. Nồng độ BOD giảm từ 200 mg/l xuống còn 15 mg/l, SS giảm từ 200 mg/l xuống còn 1 mg/l, COD giảm từ 300 mg/l xuống mức 25 mg/l và những nồng độ chất gây ô nhiễm khác như nitrat, amoni, phốtphát cũng được giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn loại A. Vì vậy việc xây dựng HTXLNT sẽ giúp BV giảm được một khoản chi phí cho việc đóng phí bảo vệmôi trường. Hơn

nữa, xây dựng HTXLNT đạt tiêu chuẩn còn mang lại rất nhiều lợi ích khác

như bảo vệ môi trường xung quanh BV, bảo vệ mạch nước ngầm của TP Hồ

Chí Minh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong khu vực BV.

Theo Quyết định của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh số 88/2010/QĐ

– UBND ngày 24/12/2010 về mức thu phí bảo vệmôi trường đối với nước thải

trên địa bàn TP, nước thải từ các BV, CSYT thuộc đối tượng đóng phí bảo vệ môi trường là nước thải sinh hoạt, mức thu phí được tính như sau:

Số phí bảo vệmôi trường (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá nước sạch chưa bao gồm thuế giá trịgia tăng (đồng/m3) x Tỷ lệ thu phí bảo vệmôi trường với nước thải (10%).

Theo hóa đơn tiền nước tại BV Nguyễn Tri Phương, lượng nước trung bình sử dụng hằng tháng của BV là khoảng 22.500 m3/tháng với giá nước 9.300 đồng/m3.

Giá nướcchưa thuế giá trịgia tăng 5% là:

9.300 / (1+5%) = 8.857 đồng/m3.

Vậy số tiền bảo vệmôi trường nếu BV không xửlý đạt tiêu chuẩn là: 22.500 x 12 x 8.857 x 10% = 239.139.000 đồng/năm.

Do nước thải đầu ra của BV đạt tiêu chuẩn và được tái sử dụng lại nên BV không phải đóng phí bảo vệmôi trường.

48

Mặc dù nước thải y tếđược tính phí bảo vệmôi trường như nước thải sinh hoạt nhưng mang nhiều mầm bệnh gây bệnh đặc biệt từ các BV truyền nhiễm, BV lao. Ngoài ra nước thải y tế tại một số BV còn chứa những chất phóng xạgây ung thư.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)