Chi phí vận hành

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 53)

Đầu năm 2012, HTXLNT của BV được xây dựng xong và đi hoạt động. Do BV dùng công nghệ sinh học AAO Nhật Bản để xử lý nước thải nên vốn

đầu tư ban đầu khá cao nhưng chi phí vận hành hằng năm lại thấp. Chi phí vận hành của hệ thống gồm các loại chi phí như sau:

4.1.2.1 Chi phí hóa cht

Hệ thống xử lý nước thải được sử dụng theo phương pháp sinh học, tuy nhiên không phải hoàn toàn không dùng hóa chất. Hóa chất là một phần quan trọng trong quá trình khửtrùng sơ bộ các chất thải nhiễm khuẩn trước khi đưa

vào hệ thống.

Lượng Clorua vôi dùng để khửtrùng nước thải trong bể khử trùng là 4,50

kg/ngày, đơn giá là 12.460 đồng/kg. Chí phí hóa chất trong một năm là:

4,50 x 365 x 12.460 = 20.476.500 đồng.

4.1.2.2 Chi phí nhân công

Vì hệ thống xử lý nước thải của BV hoạt động hoàn toàn tựđộng hóa nên BV chỉ dùng 1 công nhân làm việc, với mức lương là 3.000.000 đồng/tháng. Nhân viên này có nhiệm vụ điều khiển, vận hành hệ thống trong

nhà điều hành, thường xuyên theo dõi hoạt động của các vi sinh vật trong bể

Aerotan đểđảm bảo lượng vi sinh vật luôn ở mức cho phép. Vậy chi phí nhân công là:

3.000.000 x 12 x 1 = 36.000.000 đồng.

4.1.2.3 Chi phí điện năng

Hệ thống hoạt động dựa vào điện là chủ yếu do đó chi phí điện là chi phí chính trong tổng chi phí vận hành hệ thống. Điện năng góp phần duy trì hoạt

động của quá trình xử lý nước thải. Các thiết bị phục vụ cho việc xử lý ở hệ

thống này điều chủ yếu chạy bằng điện như: Máy bơm bểđiều hòa, máy bơm bùn, máy bơm xử lý nước thải, máy bơm nước đầu ra, máy thổi khí, máy bơm định lượng. Trong hệ thống máy thổi khí tiêu thụ nhiều điện năng nhất, do đó để hạn chếtiêu hao điện năng máy thổi khí được thiết kế gồm 2 máy, 1 máy hoạt động bình thường 1 máy dự phòng với công suất nhỏ hơn hoạt động hỗ

trợ vào giờ cao điểm. Hệ thống được vận hành theo chế độ bán tự động hóa nhờ vào bộđiều khiển có trong tủđiện.

44

Thống kê lượng điện tiêu thụ của các máy bơm trong hệ thống như sau:

Bảng 4.5 Chi phí điện năng tiêu thụ của các máy xử lý nước thải

(Nguồn: Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải BV Nguyễn Tri Phương, 2011)

Tổng điện năng tiêu thụ của các thiết bị trong một ngày là 190,24

kW/ngày, đơn giá là 1.500 đồng/kw. Vậy chi phí điện năng là:

190,24 x 1.500 x 365 = 104.156.400 đồng.

4.1.2.4 Chi phí khác

Ngoài ra để vận hành hệ thống còn có những chi phí phát sinh khác như

sau:

Chi phí sửa chữa, do các trang thiết bị, máy móc vận hành rất tốt nên hằng năm chi phí sửa chữa chỉ tốn khoảng 20.000.000 đồng/năm.

Chi phí hút bùn, bùn sau khi được các máy ép bùn làm giảm độ ẩm sẽ được hút lên và chuyển đi xử lý. Chi phí một năm khoảng 10.000.000

đồng/năm.

Chi phí bổ sung vi sinh, chi phí này chỉ xảy ra khi vào những tháng BV hoạt động quá tải, lượng nước thải ra lớn hơn bình thường nên lượng vi sinh sẽ

STT Tên thiết bị Số lượng Công suất kW Thời gian hoạt động ( giờ/ngày) Công suất tiêu thụ (kW/ngày) 1 Máy bơm tại bể điều hòa 1 1,15 24 27,60 2 Máy bơm bùn 1 0,75 24 18,00 3 Máy bơm xử lý nước 1 0,40 24 9,60 4 Máy bơm đầu ra 1 0,75 24 18,00 5 Máy thổi khí 1 5,90 12 71,14 1 3,70 12 44,40 6 Máy bơm định lượng 1 0,05 24 1,20 1 0,025 12 0,30 Tổng cộng 190,24

45

bù đắp không nổi, cần phải được bổ sung thêm. Chi phí bổ sung vi sinh một

năm khoảng 7.000.000 đồng/năm.

Từ những số liệu về các chi phí hóa chất, nhân công, điện năng, chi phí

phát sinh khác tổng chi phí vận hành của HTXLNT như sau:

Bảng 4.6 Tổng hợp chi phí vận hành

(Nguồn: Dự án xây dựng Hệ thống xử lý nước thải BV Nguyễn Tri Phương, 2011)

Tổng chi phí vận hành hằng năm của HTXLNT tại BV Nguyễn Tri

Phương là 197.632.900 đồng, chi phí này rất thấp. Do vận hành HTXLNT theo công nghệ sinh học AAO nên chi phí chủ yếu là điện năng để chạy các máy xử lý trong suốt quá trình vận hành. Ngoài ra, để vận hành hệ thống phải tốn những khoảng chi phí khác như chi phí hóa chất, chi phí nhân công, chi phí hút bùn, chi phí bổ sung vi sinh, chi phí sửa chữa bão dưỡng máy móc.

Chi phí điện năng hằng năm là 104.156.400 đồng, là chi phí cao nhất trong tổng chi vận hành chiếm 52,70%. Điện năng phụ thuộc chủ yếu vào công suất, thời gian hoạt động của các máy móc thiết bị. Nếu BV sử dụng điện

năng một cách khoa học có thể giảm được chi phí này.

Chi phí nhân công một năm của hệ thống là 36.000.000 đồng chiếm 18,21% trong tổng chi phí vận hành. Chi phí nhân công đã được BV tối thiểu hóa, chỉ sử dụng một nhân viên vận hành hệ thống nên không thể làm giảm

được chi phí này.

Do hệ thống sử dụng công nghệ sinh học để xử lý nước thể nên lượng hóa chất sử dụng rất ít, chủ yếu là Clorua vôi có tác dụng khử trùng. Chi phí hóa chất hằng năm là 20.476.500 đồng, chiếm 10,36% tổng chi phí vận hành.

Ngoài ra còn có những chi phí khác phát sinh trong quá trình vận hành là

37.000.000 đồng/năm. Gồm những chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, chi phí hút bùn và bổ sung vi sinh chiếm 18,72% trong chi phí vận hành. Tất cả chi

STT Hạng mục chi phí Thành tiền

( đồng)

Tỷ lệ (%)

1 Chi phí hóa chất 20.476.500 10,36

2 Chi phí nhân công 36.000.000 18,21

3 Chi phí điện năng 104.156.400 52,70

4 Chi phí khác 37.000.000 18,72

46

phí trong quá trình vận hành điều góp phần cho hệ thống vận hành liên tục và

đạt tiêu chuẩn chất lượng nước thải đầu ra.

4.2 PHÂN TÍCH LỢI ÍCH CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

4.2.1 Lợi ích từ giảm đóng phí bảo vệmôi trường

Theo kết quả phân tích mẫu nước thải đầu ra của BV Nguyễn Tri Phương đểđánh giá hiệu quả của HTXLNT mới, được Chi cục bảo vệmôi trường TP Hồ Chí Minh phân tích nồng độ các chất gây ô nhiễm của HTXLNT cũ và HTXLNT mới như sau:

Bảng 4.7 Nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải đầu ra

(Nguồn: Kết quả phân tích lấy mẫu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương)

Ghi chú: HTXLNT cũ được lấy mẫu nước thải vào 3/2011, HTXLNT mới được lấy mẫu nước thải vào 6/2012

Từ bảng trên cho thấy nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải đầu ra của HTXLNT cũ có đa sốđiều vượt mức cho phép gấp nhiều lần. Trong đó vượt mức nhiều nhất là COD, lên đến 300 mg/l trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ 50 mg/l. Nồng độ BOD cũng vượt mức cho phép nhiều lần lên đến 200 mg/l trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ 30 mg/l. Nồng độSS lên đến 200 mg/l trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ 50 mg/l. Ngoài ra các nồng độ các chất như

TT Thông số Đơn vị Tiêu chuẩn (loại A) HTXLNT cũ HTXLNT mới 1 pH mg/l 6,50 - 8,50 7 7 2 BOD5 mg/l 30 200 15 3 COD mg/l 50 300 25 4 SS mg/l 50 200 1 5 Sunfua mg/l 1 - - 6 Amoni mg/l 5 54 1 7 Nitrat mg/l 30 60 5 8 Phốtphát mg/l 6 18 2 9 Dầu mởđộng thực vật mg/l 10 - - 10 Tổng Colifrom MPN/100 ml 3000 - -

47

amoni, nitrat, phốtphát cũng vượt mức cho phép theo tiêu chuẩn loại A. Từđó

cho thấy hệ thống xử lý cũ đã vận hành không đạt tiêu chuẩn, chất lượng nước thải đầu ra vượt xa mức cho phép do hệ thống đã được xây dựng từnăm 1998

nên đã quá tải với quy mô BV ngày càng tăng, công nghệ lõi thời. Vì vậy việc

đầu tư xây dựng một hệ thống xử lý mới công suất phù hợp với quy mô hiện tại của BV, công nghệ xử lý nước thải tiên tiến đạt tiêu chuẩn cho phép là hết sức cần thiết.

Với hệ thống xử lý mới chất lượng nước đầu ra đạt tiêu chuẩn loại A, nồng độ các chất gây ô nhiễm điều thấp hơn so với mức cho phép. So với chất

lượng nước thải đầu ra của HTXLNT cũ, HTXLNT mới đạt chất lượng nước thải đầu ra cao hơn rất nhiều, nồng độ các chất gây ô nhiễm có sự chênh lệch rõ rệt. Nồng độ BOD giảm từ 200 mg/l xuống còn 15 mg/l, SS giảm từ 200 mg/l xuống còn 1 mg/l, COD giảm từ 300 mg/l xuống mức 25 mg/l và những nồng độ chất gây ô nhiễm khác như nitrat, amoni, phốtphát cũng được giảm xuống dưới mức tiêu chuẩn loại A. Vì vậy việc xây dựng HTXLNT sẽ giúp BV giảm được một khoản chi phí cho việc đóng phí bảo vệmôi trường. Hơn

nữa, xây dựng HTXLNT đạt tiêu chuẩn còn mang lại rất nhiều lợi ích khác

như bảo vệ môi trường xung quanh BV, bảo vệ mạch nước ngầm của TP Hồ

Chí Minh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong khu vực BV.

Theo Quyết định của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh số 88/2010/QĐ

– UBND ngày 24/12/2010 về mức thu phí bảo vệmôi trường đối với nước thải

trên địa bàn TP, nước thải từ các BV, CSYT thuộc đối tượng đóng phí bảo vệ môi trường là nước thải sinh hoạt, mức thu phí được tính như sau:

Số phí bảo vệmôi trường (đồng) = Số lượng nước sạch sử dụng (m3) x Giá nước sạch chưa bao gồm thuế giá trịgia tăng (đồng/m3) x Tỷ lệ thu phí bảo vệmôi trường với nước thải (10%).

Theo hóa đơn tiền nước tại BV Nguyễn Tri Phương, lượng nước trung bình sử dụng hằng tháng của BV là khoảng 22.500 m3/tháng với giá nước 9.300 đồng/m3.

Giá nướcchưa thuế giá trịgia tăng 5% là:

9.300 / (1+5%) = 8.857 đồng/m3.

Vậy số tiền bảo vệmôi trường nếu BV không xửlý đạt tiêu chuẩn là: 22.500 x 12 x 8.857 x 10% = 239.139.000 đồng/năm.

Do nước thải đầu ra của BV đạt tiêu chuẩn và được tái sử dụng lại nên BV không phải đóng phí bảo vệmôi trường.

48

Mặc dù nước thải y tếđược tính phí bảo vệmôi trường như nước thải sinh hoạt nhưng mang nhiều mầm bệnh gây bệnh đặc biệt từ các BV truyền nhiễm, BV lao. Ngoài ra nước thải y tế tại một số BV còn chứa những chất phóng xạgây ung thư.

4.2.2 Lợi ích từ tái sử dụng nước sạch

Hiện nay chất lượng tài nguyên nước đang xuống cấp bởi các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Trong những TP lớn, nhu cầu về nước ngày càng tăng do tăng dân số, phát triển công nghiệp, mở rộng nông nghiệp ven vùng đô thị. Vì vậy việc sử dụng nước sạch tiết kiệm và hiệu quả không chỉ bảo vệ trữ lượng nguồn tài nguyên nước sạch quý giá mà còn góp phần bảo vệmôi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Sau khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, đánh giá chất

lượng nước thải đầu ra của HTXLNT mới đạt tiêu chuẩn xếp loại A, nguồn

nước thải có thể tái sử dụng. Xét về màu sắc, mùi vị nước thải tái sử dụng giống hoàn toàn với nước sạch sinh hoạt, tuy nhiên vẫn còn một số chất hóa học chưa được loại bỏ hết. Do đó BV dùng nước tái sử dụng cho các hoạt

động như tưới cây, lau hành lang, nước dội trong nhà vệ sinh, các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, nước phòng chữa cháy. BV đã được thành lập từ năm 1903 do đó có rất nhiều cây xanh lâu năm nên cần một lượng nước lớn đểtưới các cây xanh và thảm cỏ. BV là nơi tập trung đông người rất dễ phát tán các mầm bệnh do đó việc vệ sinh luôn được chú trọng quan tâm nên cần một

lượng lớn nước sạch để lau hành lang 4 lần/ngày, nước chảy trong nhà vệ sinh

24/24 h, nước vệ sinh tại các nhà vệsinh, nước vệ sinh các phòng bệnh được nhân viên thực hiện thường xuyên. Ngoài ra BV còn dự trữ một lượng nước lớn nhằm đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy.

Tại trạm xử lý nước thải, lượng nước tuần hoàn lại là 28 m3/h, giá nước sau thuếlà 9.300 đồng/m3.

Vậy tiền nước tiết kiệm được do tái sử dụng nước sạch là:

28 x 24 x 365 x 9.300 = 2.281.104.000 đồng/năm.

Từ kết quả trên cho thấy, lợi ích kinh tế vô cùng to lớn khi tái sử dụng

nước sạch tại BV khoảng 2,2 tỷđồng/năm. Việc tái sử dụng nước sạch làm giảm gánh nặng chi phí nước hằng tháng của BV trong tình trạng giá nước

đang ngày càng tăng, nguồn tài nguyên nước đang suy thoái. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nước thải chỉ có thểđược tái sử dụng ở những hệ thống xử lý có công nghệcao và được các cơ quan chức năng kiểm tra, cấp phép sử dụng.

49

4.2.3. Lợi ích từ giảm chi phí điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện

Hệ thống các rãnh thoát nước của BV trước khi xây dựng HTXLNT mới

đã xuống cấp trầm trọng, do trạm xử lý quá cũ công suất không phù hợp với

lượng nước thoát ra, nước thải mang nhiều mầm bệnh ứ đọng lâu ngày là nơi

trú ngụ của nhiều côn trùng gây bệnh. Đặc biệt vào mùa mưa, nước mưa tràng

ngập trên diện rộng làm nhiều vi khuẩn truyền nhiễm dễ phát tán. Sau khi HTXLNT mới đi vào hoạt động, các rãnh thu gom và thoát nước cũng được cải tạo sửa, không còn hiện đọng nước, nước mưa chảy tràn khiếm vi khuẩn phát tán. Vì thế tỷ lệ nhiễm khuẩn BV cũng giảm đi đáng kể. Công tác phòng chống nhiễm khuẩn luôn được BV chú trọng quan tâm và kiểm soát hằng năm. Để xác định những thiệt hại của nhiễm khuẩn BV đòi hỏi nhiều thời gian nghiên cứu và kiến thức y học nên đề tài sử dụng kết quả nghiên cứu của Phòng Chống nhiễm khuẩn BV Nguyễn Tri Phương.

Theo kết quả khảo sát lấy mẫu của Phòng Chống nhiễm khuẩn BV Nguyễn Tri Phương tại các khoa lâm sàng (2011 – 2012), tỷ lệ nhiễm khuẩn

BV trước khi HTXLNT mới đi vào hoạt động là 11,20%, sau khi HTXLNT đi

vào hoạt động là 8,70%. Những loại nhiễm khuẩn thường gặp là nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm khuẩn máu chủ yếu

ở các khoa Nhi, Ngoại, Hồi sức cấp cứu vì những bệnh nhân khoa này thường bệnh nặng nằm lâu, miễn dịch yếu. Trong đó tỷ lệ trung bình trẻ em nhiễm bệnh là 52,20%, người cao tuổi nhiễm bệnh là 33,20%, người trong độ tuổi lao

động là khoảng 16,60%. Nhiễm khuẩn BV không chỉảnh hưởng đến sức khỏe

người bệnh, kéo dài thời gian nằm viện, mà còn mất nhiều chi phí. Theo kết quả khảo sát trung bình thời gian điều trị các ca nhiễm khuẩn BV kéo dài 9,40 ngày, viện phí trung bình mỗi ngày là 292.000 đồng, do đa số người dân đến

khám và điều trịlà người dân trong khu vực thành phố do đó sốngười trong

độ tuổi lao động có mức thu nhập trung bình cao 75.600 đồng/ngày và còn nhiều chi phí phát sinh khác. Lượng bệnh nhân điều trị tại các khoa lâm sàng là khoảng 52.300 lượt khám/năm. Nhiễm khuẩn BV có rất nguyên nhân, tuy nhiên ô nhiễm môi trường xung quanh BV là một trong những nguyên nhân chính khiến mầm bệnh phát tán.

Tổng hợp số liệu từ Phòng Chống nhiễm khuẩn: • Sốngười giảm nhiễm khuẩn là:

(11,20 % – 8,70%) x 52.300 = 1.307,50 người • Lợi ích giảm tiền điều trị nhiễm khuẩn là:

Sốngười giảm bệnh x Ngày điều trị x Sốngày điều trị x Số tiền điều trị

50

= 1.307,50 x 9,40 x 292.000 = 3.588.826.000 đồng/năm.

• Lợi ích do giảm mất thu nhập là:

Sốngười giảm bệnh x Tỷ lệ sốngười lao động x Lương trung bình = 1.307,50 x 16,60% x 75.600 = 16.408.602 đồng/năm.

• Tổng lợi ích từ giảm nhiễm khuẩn BV:

= 3.588.826.000 + 16.408.602= 3.605.234.602 đồng/năm.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả của dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế tại bệnh viện nguyễn tri phương (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)