2.3.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đềtài được nghiên cứu tại BV Nguyễn Tri Phương TP Hồ Chí Minh.
2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp, số liệu của đềtài được Phòng hành chánh BV Nguyễn Tri Phương cung cấp từ năm 2011 đến năm 2013 và một số tài liệu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu thu thập từ sách báo, tạp trí, các bài báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế TP Hồ Chí Minh.
2.3.3 Phương pháp phân tích số liệu
Đềtài được phân tích bằng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (CBA – Cost benefit analysis).
Khái niệm: Là một công cụ của chính sách, là cơ sở cho các nhà quản lý
đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng lâu bền các nguồn tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực phát sinh
trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Mục đích của việc sử dụng và phân loại CBA: Hỗ trợ những quyết định mang tính chất xã hội, trên cơ sở có sự phân bổ nguồn lực nhằm đảm bảo tính hiệu quả, có ba loại phân tích chi phí lợi ích đó là :
• Phân tích Ex-ante CBA: Thực hiện khi một dự án hay chính sách đang được xem xét.
• Phân tích Ex-post CBA: Thực hiện vào cuối dự án.
• Phân tích Middle CBA: Thực hiện trong quá trình đang thực hiện dự án.
Các bước tiến hành phân tích CBA:Có 8 bước phân tích CBA như sau:
• Bước 1: Nhận dạng vấn đềvà xác định các phương án giải quyết. • Bước 2: Nhận dạng các lợi ích và chi phí.
• Bước 3: Đánh giá lợi ích và chi phí (lượng hóa bằng tiền). • Bước 4: Lập bảng lợi ích và chi phí hằng năm.
• Bước 5: Tính toán lợi ích xã hội ròng của dự án.
18
• Bước 7: Kiểm tra ảnh hưởng của sự thay đổi trong giả định và dữ liệu
(phân tích độ nhạy).
• Bước 8: Đưa ra kiến nghị.
Các chỉ tiêu kinh tế trong phân tích CBA:
• Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ
vào thời điểm nghiên cứu hay nói cách khác là loại lãi suất chưa loại trừđi tỷ
lệ lạm phát.
• Lãi suất thực: Là lãi suất mà nhà đầu tư hy vọng nhận được sau khi trừ đi lạm phát, đây không phải là sốđơn thuần vì các nhà đầu tư khác nhau có kỳ
vọng về tỷ lệ lạm phát khác nhau.
Công thức: r = i - E (2.1)
Trong đó:
i: Tỷ lệ chiết khấu danh nghĩa
r: Tỷ lệ chiết khấu thực E: Tỷ lệ lạm phát
• Giá trị hiện tại ròng (NPV – Net present value): Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ
nhất định. Công thức: NPV = ∑ ( ) (2.2) Trong đó: Bi: Lợi ích của dự án Ci: Chi phí của dự án r: Tỷ lệ chiết khấu n: Sốnăm hoạt động dự án Đánh giá: Nếu dự án có NPV > 0 thì dự án hiệu quả; NPV = 0 dự án hòa vốn; NPV < 0 dự án không hiệu quả. Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ
nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đáng giá nhất về mặt tài chính.
Ưu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi của cảđời dự án.
Nhược điểm: NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ chiết khấu. Sử dụng chỉ tiêu
19
chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn. Chỉ tiêu này chỉ sử dụng lựa chọn các phương án loại bỏnhau trong trường hợp tuổi thọlà như nhau.
• Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal rate of return): Tỷ suất hoàn vốn nội là mức lãi suất nếu dùng nó để chiết khấu dòng tiền tệ của dự án về hiện tại thì giá trị hiện tại của lợi ích bằng giá trị hiện tại của chi phí
Công thức: IRR = + ( ) (2.3)
Trong đó: r1: Tỷ suất chiết khấu nhỏhơn
r2: Tỷ suất chiết khấu lớn hơn
NPV1: Giá trị hiện tại ròng, là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1
NPV2: Giá trị hiện tại ròng, là số âm gần 0 được tính theo r2
Đánh giá: Dự án có IRR lớn hơn hoặc bằng tỷ suất chiết khấu giới hạn
định mức đã quy định được xem là đạt hiệu quả; dự án có IRR nhỏhơn tỷ suất chiết khấu giới hạn định mức đã quy định được xem là không đạt hiệu quả.
Trong trường hợp nhiều phương án loại bỏ nhau, phương án nào có IRR cao
nhất sẽđược chọn vì có khảnăng sinh lời lớn.
Ưu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà một dự án có thể chấp nhận
được, nhờ vậy có thểxác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án.
Nhược điểm: Tính IRR tốn nhiều thời gian. Trường hợp có các phương
án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn phương án dễ dàng bỏqua phương
án có quy mô lãi ròng lớn.
• Tỷ lệ lợi ích/chi phí (B/C – Benefit cost ratio)
Khái niệm: Tỷ lệ lợi ích/chi phí là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích
thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra.
Công thức: = ∑ ( ) ∑ ( ) (2.4) Trong đó: Bi: Lợi ích của dự án Ci: Chi phí của dự án r: Tỷ suất chiết khấu
20 n: Sốnăm hoạt động dự án
Đánh giá: Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dựán đạt hiệu quả; nếu dự án có B/C nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì dự án không đạt hiệu quả.Trong
trường hợp có nhiều phương án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng phương án theo nguyên tắc xếp vịtrí cao hơn cho phương án có B/C lớn
hơn.
• Phân tích độ nhạy
Khái niệm: Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án khi các yếu tốcó liên quan đến các chỉtiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự
biến động của các yếu tố có liên quan. Hay một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dựán trong điều kiện biến động của các yếu tố có
liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả của dựán đó.
Mục đích: Phân tích độ nhạy của dự án cho chủ đầu tư biết được dự án nhạy cảm với các yếu tố nào, yếu tố nào gây lên sựthay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản lý trong quá trình thực hiện dự án.
Các phương pháp thực hiện:
Phương pháp 1: Phân tích độ nhạy của từng chỉ tiêu hiệu quả tài chính với từng yếu tố có liên quan nhằm tìm ra yếu tố gây nên sự nhạy cảm lớn của chỉ tiêu xem xét. Gồm các bước:
• Xác định các yếu tố liên quan của chỉ tiêu hiệu quả dự án xem xét dự
án.
• Tăng, giảm mỗi yếu tốđó theo cùng một tỉ lệ% nào đó.
• Tính lại chỉ tiêu hiệu quả xem xét.
• Đo lường tỉ lệ% thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả dự án do sựthay đổi của các yếu tố. Yếu tố nào làm cho hiệu quả dựán thay đổi lớn thì dự án nhạy cảm với yếu tố đó. Yếu tố này cần được nghiên cứu và quản lý nhằm hạn chế tác
động xã hội, phát huy các tác động tích cực đến sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả dự án xem xét.
Phương án 2: Phân tích ảnh hưởng đồng thời của nhiều yếu tố (trong các tình huống tốt, xấu khác nhau) đến chỉ tiêu hiệu quả dựán xem xét đểđánh giá độ an toàn của các dự án.
21
Phương pháp 3: Cho các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả dự án
thay đổi trong giới hạn thị trường, người đầu tư và nhà quản lý chấp nhận
được. Mỗi sự thay đổi ta có một phương án, căn cứ vào điều kiện cụ thể của thị trường, của người đầu tư hoặc nhà quản lý để lựa chọn phương án có lợi nhất.
Hạn chế của CBA:
CBA trong thực tếđã được áp dụng ở rất nhiều dự án, tuy nhiên trong quá trình triển khai CBA cũng còn tồn tại nhiều mặt hạn chế cần khắc phục:
• Hạn chế về mặt kỹ thuật. Điều này dẫn đến việc không lượng hoá được thành tiền tệ dù vẫn nhận dạng được lợi ích và chi phí. Ta có thể khắc phục
được mặt hạn chế này qua sử dụng CBA định tính hay phương pháp chi phí
hiệu quả.
• Trong thực tiễn có những tác động có lợi hoặc gây thiệt hại mà ta có thể
biết được, cảm nhận được nhưng không thể tiền tệ hoá nó được. Những tác
động này, đặc biệt xét về mặt môi trường là rất lớn, rất quan trọng. Nếu bỏ qua nó trong nhiều trường hợp sẽ dẫn đến những quyết định thiếu chính xác.
• Mục tiêu ngoài tính hiệu quả có liên quan đến dự án buộc người làm CBA phải tính toán xem xét. Vì vậy người ta tiếp cận phương pháp phân tích
22
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG VÀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI BỆNH VIỆN
3.1 GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG 3.1.1 Vịtrí địa lý và điều kiện tự nhiên
3.1.1.1 Vịtrí địa lý
BV Nguyễn Tri Phương địa chỉ số 468 Nguyễn Trãi – Phường 8 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh.
Ranh giới BV như sau:
• Phía Đông giáp với đường Nguyễn Văn Cừ. • Phía Tây Nam giáp với đường Nguyễn Tri Phương.
• Phía Nam giáp với đường Nguyễn Trãi. • Phía Bắc giáp với đường Trần Phú.
Hình 3.1 Vị trí Bệnh viện Nguyễn Tri Phương trên bản đồ
(Nguồn: Danh bạ bác sĩ Thành phố Hồ Chí Minh, 2014)
3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên
BV có vị trí nằm tại Quận 5, trong khu vùng khí hậu chung của TP Hồ
Chí Minh, thuộc đồng bằng Nam Bộ với nét đặc trưng chủ yếu là thời tiết gió mùa. Khí hậu ởđây mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu miền Nam với sự phân chia hai mùa là mùa nắng và mùa mưa rõ rệt.
23
Nhiệt độ trung bình khoảng 280C, giao động nhiệt độ cao nhất trong năm
là khoảng 370C và thấp nhất là khoảng 240C.
Độ ẩm trung bình tại khu vực là 78%. Các tháng mùa mưa có độ ẩm không khí lớn hơn các tháng mùa nắng.
Mỗi năm có hai mùa gió đi theo mùa nắng và mùa mưa. Về mùa nắng,
hướng gió chủ đạo là hướng Đông – Bắc, còn vào mùa mưa hướng gió chủ đạo là hướng Tây – Nam.
Mùa nắng trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, còn mùa mưa
kéo dài từtháng 5 đến tháng 11, chiếm hơn 90% lượng mưa cảnăm.
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Hình 3.2 Cổng trước Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
(Nguồn: Tác giả, 3/2014)
Các mốc thời gian gắn liền với việc hình thành và phát triển của BV:
• Năm 1903: Một Trạm y tế khiêm tốn với chỉ một Đông y sĩ chuyên chữa trị miễn phí cho cộng đồng người Hoa thuộc bang Quảng Đông đã đựơc
hình thành tại địa điểm này.
• Năm 1919: Trạm được xây dựng qui mô lớn hơn với tên mới là Y viện Quảng Đông, hoạt động theo mô hình BV tư nhân cho đến sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
• Năm 1978: Y viện Quảng Đông được công lập hóa theo chủtrương của Chính phủ và một thời gian sau được đổi tên thành BV Nguyễn Tri Phương.
24
• Từnăm 1986 – 2003, thời kỳ này được xem là thời kỳđổi mới của BV,
đánh dấu bước ngoặt của BV Nguyễn Tri Phương kể từ sau khi công lập hóa.
• Năm 2004, Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh quyết định xếp hạng nhất cho BV Nguyễn Tri Phương.
3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ
Cấp cứu – Khám bệnh – Chữa bệnh:
• BV tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chếđộchính sách Nhà nước quy định.
• Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà
nước.
• Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng như tại địa phương.
• Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung
ương hoặc tỉnh, TP, khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật
trưngcầu.
Đào tạo cán bộ y tế:
• BV là cơ sở thực hành đểđào tạo cán bộ y tếở bậc trên đại học, đại học và trung học.
• Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong BV và tuyến dưới nâng cao trình độ chuyên môn.
Nghiên cứu khoa học:
• Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà
nước, cấp Bộ, hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về Y học cổ truyền kết hợpvới Y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.
• Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc
sức khỏe cộng đồng.
• Kết hợp với các BV chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của BV.
Chỉ đạo tuyến:
• Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo BV tuyến dưới phát triển khoa học kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lượng chuẩn đoán và điều trị.
25
• Kết hợp BV tuyến dưới thực hiện chương trình và kế hoạch chăm sóc
sức khỏe ban đầu trong khu vực.
Phòng bệnh:
• Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng.
• Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thực hiện thường xuyên nhiệm vụ
phòng bệnh, phòng dịch.
Hợp tác quốc tế:
• Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nước theo quy định của
Nhà nước.
• Hiện tại, BV Nguyễn Tri Phương đang hợp tác tốt với các viện trưởng
trong nước.
Quản lý kinh tế y tế:
• Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hoạch toán chi phí tài khám bệnh, chữa bệnh.
• Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế,
đầu tư nước ngoài vá các tổ chức kinh tế khác.
3.1.4 Quy mô và cơ cấu tổ chức của bệnh viện
BV Nguyễn Tri Phương hoạt động với quy mô năm 2011 là 700 gường
bệnh, dự kiến đến năm 2013 BV tăng lên 800 gường bệnh để phục vụ số bệnh nhân ngày càng tăng của BV.
BV có nhiều cán bộ, y bác sĩ có năng lực chuyên môn, du học nước
ngoài. Với tổng số cán bộ hiện tại là 860 người, trong đó bác sĩ là 142 người dược sĩ 63 người, điều dưỡng 465 người còn lại là nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý và nhân viên khác. Lượng sinh viên thực tập tại BV khoảng 300 người/năm.
Là mội BV hạng nhất với cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, các phó giám đốc, 7 phòng chức năng, 32 khoa lâm sàng và cận lâm sàng.
26
Hình 3.3 Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ, 2013)
Ghi chú: BVNTP: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương;KHKT: Khoa học – kỹ thuật;TTBYT: Trang thiết bị y tế. Các hội đồng Hội đồng KHKT Hội đồng Thuốc và điều trị Hội đồng Thi đua, khen thưởng, kỹ luật Ban Dự án xây dựng Ban An toàn lao động Ban Chống nhiễm khuẩn Giám đốc Các Phó giám đốc Đảng bộ Các phòng chức năng Khối lâm sàng Các tổ chức Đoàn thể Khối cận lâm sàng Phòng Hành chánh quản trị Phòng Kế hoạch tổng hợp Phòng Tổ chức cán bộ Phòng Tài chính kế toán Phòng Vật tư - TTBYT Phòng Điều dưỡng Khoa Khám bệnh Khoa Cấp cứu Khoa Hồi sức Khoa Tim mạch Khoa Hô hấp Khoa Tiêu hóa Khoa Nội tiết Khoa Thận Khoa Cơ xương khớp Khoa Vật lý trị liệu Khoa