MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động nhập khẩu máy in của công ty xuất nhập khẩu ngành in thành phố hồ chí minh giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 59 - 65)

Như đã phân tích, tỷ giá ảnh hưởng rất nhiều đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu nên việc theo dõi diễn biến tỷ giá cũng là hoạt động không kém phần quan trọng. Tuy tỷ giá là đại lượng thay đổi thường xuyên, nhưng nắm được diễn biến tỷ giá và nghiên cứu xu hướng thay đổi của tỷ giá trong tương lai giúp Công ty lựa chọn thời điểm và mặt hàng nhập khẩu thích hợp hơn, tránh ảnh hưởng tiêu cực của biến động tỷ giá và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty.

Khách hàng của Công ty hiện nay đa số là những doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh cùng với một số ít ở Hà Nội mặc dù Công ty hoàn toàn có khả năng mở rộng kinh doanh. Do đó, có thể chủ động tìm kiếm khách hàng ở các tỉnh thành lớn, có ngành in phát triển nhanh như Đà Nẵng, Bình Dương hay Đồng Nai, một cách trực tiếp hay gián tiếp. Trong trường hợp hoạt động hiệu quả thì điều này sẽ góp phần rất lớn trong tăng trưởng của Công ty.

Hiện nay, tiêu chí ngoại ngữ khi tuyển dụng nhân viên của Công ty vẫn là tiếng Anh, trong khi đó, thị trường nhập khẩu chủ yếu hiện nay lại là Nhật Bản và cơ cấu thị trường vẫn đang thay đổi rất chậm. Để có những thay đổi tích cực trong nguồn nhân lực, Công ty nên tuyển những nhân viên thông thạo tiếng Nhật thay vì thuê các thông dịch viên, do nhân viên sử dụng được tiếng Nhật và nắm được các kỹ năng chuyên ngành sẽ linh động hơn trong quá trình đàm phán. Bên cạnh đó, văn hoá cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động đàm phán. Người Nhật Bản có lòng tự hào dân tộc rất cao, do đó sử dụng tiếng Nhật trong quá trình đàm phán mà không cần thông dịch viên sẽ làm tăng giá trị của Công ty, đồng thời gây thiện cảm với đối tác, dễ dàng đạt được những thoả thuận tốt nhất cho Công ty.

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN

Qua quá trình phân tích tuy chưa đầy đủ và có thể còn nhiều thiếu sót, nhưng luận văn cũng thể hiện được một số nội chung chính:

Thứ nhất, về kết quả hoạt động nhập khẩu máy của Primexco, trong giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6/2014 hoạt động nhập khẩu của Công ty tuy có một vài biến động do ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước và thế giới, nhưng vẫn tăng trưởng hàng năm. Có thể rút ra một số kết luận sau:

− Kim ngạch nhập khẩu máy in của Công ty, cụ thể là các loại máy in offset, trong ba năm 2011-2013 tăng 25% từ 33,1 tỷ đồng lên 41,4 tỷ đồng, năm 2012 tăng trưởng chậm hơn năm 2013 do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và đặc biệt là do tác động của tỷ giá giữa Yen Nhật và Đồng Việt Nam.

− Loại máy chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch nhập khẩu máy của Công ty là máy in offset 4 màu với hơn 40% kim ngạch nhập khẩu máy in hàng năm, và cũng là loại máy có số lượng nhập khẩu nhiều nhất trong giai đoạn này.

− Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty trong hoạt động nhập khẩu máy móc là Nhật Bản, hơn 50% giá trị nhập khẩu máy in của Công ty hàng năm là nhập khẩu từ Nhật Bản.

Thứ hai, về các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động nhập khẩu máy in của Primexco, đề tài phân tích hai chỉ tiêu chính là giá trị nhập khẩu và lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.

− Bên cạnh giá bán nguyên tệ, tỷ giá được xem là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị nhập khẩu, tác động đáng kể đến kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Năm 2012 là năm tỷ giá giữa Yen Nhật và Đồng Việt Nam cao nhất trong giai đoạn 2011-2013, do đó kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty bị tác động không ít, thể hiện qua sự thay đổi của các chỉ số như tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu hay vòng quay vốn.

− Lợi nhuận nhập khẩu là chỉ tiêu chịu sự ảnh hưởng của doanh thu và chi phí nhập khẩu, phân tích thành bốn nhân tố là số lượng, giá bán, giá vốn và chi phí nhập khẩu; đề tài sử dụng các chỉ tiêu trung bình do mỗi mặt hàng đều có giá khác nhau. Trong giai đoạn 2011-2013, lợi nhuận của Công ty luôn là giá trị dương, chứng tỏ Công ty đang hoạt động có lợi, tuy nhiên dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố trên mà lợi nhuận có những biến động tương ứng: hai nhân tố có mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận lớn nhất là giá bán (tỷ lệ thuận

với lợi nhuận) và giá vốn (tỷ lệ nghịch với lợi nhuận). Do số lượng máy nhập khẩu và bán ra hàng năm không tăng nhiều nên số lượng là nhân tố có tác

động nhỏ nhất đối với lợi nhuận của Công ty.

Nhìn chung, Công ty là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngành in điển hình và đang trên đà phát triển song song với xu hướng phát triển của ngành in Việt Nam, cung cấp chủ yếu là máy in offset từ 1 đến 6 màu đã qua sử dụng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Ngân hàng Đông Á, 2012. Báo cáo phân tích ngành In ấn năm 2012. 2. Lê Phương Hà, 2008. Hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Trần Thị Kiều Oanh, 2009. Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư thiết bị máy móc của công ty cổ phần vật tư xuất nhập khẩu MASIMEX giai đoạn 2005–2008. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Đại học Kinh tế Quốc dân.

4. Nguyễn Quốc Nghi, 2011. Giải pháp tái cấu trúc thị trường xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững. Tạp chí Thương Mại, số 11/2011, trang 9–11.

5. Trần Bá Trí. Tổng quan về phân tích hoạt động kinh doanh. Đại học Cần Thơ.

6. Hải quan Việt Nam, 2014. Một vài nét về xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản năm 2013, cập nhật năm 2014.

<http://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=5 80&Category=Phân%20t%C3%ADch%20chuyên%20đề&Group=Phân%20t %C3%Adch>. [Ngày truy cập: 19/09/2014].

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2014. Thông báo tỷ giá tính chéo giữa

Đồng Việt Nam với một số ngoại tệ.

<http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tygia cheo?_afrLoop=7513422586129100&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=9 x9ivfcft_126#%40%3F_afrWindowId%3D9x9ivfcft_126%26_afrLoop%3D7 513422586129100%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-

state%3D9x9ivfcft_246>. [Ngày truy cập: 19/08/2014]

8. Hiệp hội In Việt Nam, 2013. Báo cáo Thực trạng ngành in và hoạt

động của Hiệp hội In Việt Nam năm 2012. Hạ Long, ngày 31 tháng 5 năm 2012.

9. Tổng cục Thống kê, 2012. Niên giám thống kê hải quan về hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam 2012 (tóm tắt). Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. German Council for Sustainable Development, 2003. The export of second-hand goods and the Transfer of technology. Berlin: May 2003.

2. The Japan Times, 2014. Risks for the economy. Availabe at:

<http://www.japantimes.co.jp/opinion/2014/05/22/editorials/risks- economy/#.VDyURFw0GFL>. [Accessed 19 September 2014].

3. World Bank, 2014. Country Score Card: Vietnam 2014. Available at:

<http://lpi.worldbank.org/international/scorecard/radar/254/C/VNM/2014/C/V NM/2012/C/VNM/2010/C/VNM/2007?featured=20>. [Accessed 20 October 2014].

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động nhập khẩu máy in của công ty xuất nhập khẩu ngành in thành phố hồ chí minh giai đoạn từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)