Như đã đề cập, tuy Primexco nhập khẩu hàng hoá từ một số thị trường khác nhau, nhưng thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty là Nhật Bản và đồng tiền mà Công ty thường xuyên chi trả cho hoạt động nhập khẩu là đồng Yen Nhật. Do đó, phân tích này tập trung vào giá trị nhập khẩu của Công ty trong quá trình nhập khẩu hàng hoá từ Nhật Bản.
Trong thời gian nghiên cứu từ năm 2011–2013, tháng 10/2012 và tháng 10/2013 Primexo đều tiến hành nhập khẩu máy in offset từ Nhật với giá và tỷ giá khác nhau. Để nghiên cứu chi tiết sự ảnh hưởng của hai chỉ tiêu này trong kim ngạch nhập khẩu, ta sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị (kim ngạch) nhập khẩu máy in thời điểm tháng 10/2012 và tháng 10/2013.
Gọi Y là giá trị nhập khẩu máy in
Y0 là giá trị nhập khẩu máy in offset tháng 10/2012 Y1 là giá trị nhập khẩu máy in offset tháng 10/2013 Đối tượng cần phân tích là: ∆Y=Y!−Y!
Y (VND) = giá trị nhập khẩu nguyên tệ (JPY) x tỷ giá (VND/JPY) = giá nhập khẩu (JPY) x số lượng (máy) x (tỷ giá (VND/JPY) = p x q x k
Tuy nhiên, số lượng máy in nhập khẩu (q) đều là 1 máy tại cả hai thời điểm trên. Dựa theo thực trạng hoạt động của Công ty, máy in offset là mặt hàng ít khi được nhập khẩu với số lượng lớn, thông thường nhập đơn lẻ từng máy do máy được nhập theo nhu cầu của khách hàng tại các thời điểm khác nhau. Như vậy trong phân tích này, số lượng máy tạm thời được xem là nhân tố không ảnh hưởng đến sự thay đổi trong giá trị nhập khẩu giữa tháng 10/2013 và tháng 10/2012; kim ngạch nhập khẩu máy in (Y) được tính lại như sau:
Y (VND) = giá nhập khẩu (JPY) x tỷ giá (VND/JPY) = p x k
Bảng 4.7 Phân tích các nhân tốảnh hưởng đến giá trị (kim ngạch) nhập khẩu bằng phương pháp thay thế liên hoàn
Ký hiệu ĐVT Kỳ gốc Kỳ phân tích Thế lần 1 Thế lần 2
Giá nhập khẩu nguyên tệ p JPY 7.300.000 8.200.000 8.200.000 8.200.000
Tỷ giá nhập khẩu k VND/JPY 258,03 214,48 258,03 214,48 Giá trị nhập khẩu Y = p x k Y VND 1.883.619.000 1.758.736.000 Yp = 2.115.846.000 Yk = 1.758.736.000 Mức độ ảnh hưởng ∆ VND - ∆!= -124.883.000 ∆p = 232.227.000 ∆!!= -357.100.000 Tổng hợp mức độảnh hưởng của các nhân tố: ∆! =∆!+∆!= 232.227.000 + (-357.110.000) = -124.883.000 (VND) Nguồn: Số liệu tự tính toán
Tháng 10/2012, Công ty nhập khẩu 1 máy in offset 4 màu với giá là 7.300.000JPY, tỷ giá tính thuế tại thời điểm đó là 258,03VND/JPY; tháng 10/2013, giá 1 máy in offset 4 màu mà công ty nhập khẩu là 8.200.000JPY nhưng với tỷ giá giảm chỉ còn 214,48VND/JPY.
Kim ngạch nhập khẩu của kỳ phân tích (Y1) giảm so với kỳ gốc (Y0) là 124.883.000 đồng, trong đó mức độ ảnh hưởng của giá mua nguyên tệ (a) là 232.227.000 đồng và mức độ ảnh hưởng của tỷ giá (b) là -357.110.000 đồng. Tuy giá nhập khẩu kỳ phân tích tăng 900.000JPY so với kỳ gốc, góp phần làm tăng giá trị nhập khẩu theo VND, nhưng sự sụt giảm của giá Yen Nhật so với
Đồng Việt Nam làm thay đổi giá trị nhập khẩu theo hướng ngược lại và thay
đổi nhiều hơn so với giá nhập khẩu, dẫn đến kết quả là giá trị nhập khẩu máy của tháng 11/2013 giảm so với tháng 11/2012.
Từ giữa năm 2011 đến cuối năm 2012 là giai đoạn tỷ giá tính chéo giữa VND với JPY cao nhất trong ba năm 2011–2013 với giá trị cực đại là 272,94VND/JPY vào tháng 2/2012.
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Hình 4.9 Diễn biến tỷ giá tính chéo giữa Đồng Việt Nam với Yen Nhật áp dụng tính thuế xuất nhập khẩu
Việc tỷ giá giảm năm 2013 là do kết quả của việc Ngân hàng Nhật Bản nới lỏng số lượng tiền tệ theo chính sách kinh tế của chính quyền Abe, làm giảm giá đồng Yen 20% so với đồng Đô la (Risk for the economy, Japantimes, 2014). Đồng Yen mất giá gây áp lực cho các nhà xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, nhưng lại tạo điều kiện cho tăng trưởng nhập khẩu; kết quả là tỷ suất lợi nhuận theo vốn nhập khẩu (LN/Vốn) của Primexco năm
trị nhập khẩu hàng hoá theo VND sẽ thấp hơn giá trị nhập khẩu hàng hoá tương đương nhưng với tỷ giá cao hơn, từ đó dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn do đại lượng này tỷ lệ nghịch với giá vốn nhập khẩu.
Qua phân tích trên, có thể thấy sựảnh hưởng của tỷ giá đến tổng giá trị
nhập khẩu máy của Công ty là không hề nhỏ. Đây cũng là lý do khiến kết quả
hoạt động nhập khẩu năm 2013 chuyển biến tốt hơn so với năm 2012 do Đồng Việt Nam tăng giá so với Yen Nhật. Bên cạnh đó, tỷ giá là chỉ tiêu không chỉ
thay đổi hàng năm, mà đây là đại lượng biến đổi thường xuyên, không giống nhau giữa các thời điểm nhập khẩu khác nhau trong năm. Dưới đây là giá và tỷ giá cụ thể của một số mặt hàng được nhập khẩu từ Nhật Bản năm 2013. Bảng 4.7 Một số mặt hàng Primexco nhập khẩu từ Nhật Bản trong năm 20134 Tháng NK Loại máy Giá nguyên tệ (JPY) Tỷ giá tính thuế Trị giá tính thuế (VND) 2 Máy cắt giấy 1.150.000 222,62 256.013.000 3 Máy in offset 1 màu
Shinohara Fuji 52 300.000 225,41 67.623.000 5 Máy gấp sách 500.000 206,40 103.200.000 5 Máy vỗ giấy 50.000 206,57 10.328.500 6 Máy in offset 2 màu
Komori L-232 3.000.000 209,48 628.440.000 7 Máy in offset 4 màu
Mitsubishi Daiya 3F-4 12.000.000 217,92 2,615.040.000 9 Máy đếm giấy 120.000 214,96 25.795.200 10 Máy đóng giấy 100.000 214,72 21.472.000
Nguồn: Phòng Kinh doanh máy
Có thể thấy từ tháng 2 đến tháng 10/2013, tỷ giá tại các lần nhập khẩu dù ít hay nhiều cũng vẫn khác nhau và tăng giảm không theo quy luật. Tuy chỉ có thể nói lên tác động của tỷ giá đến giá trị nhập khẩu một cách tương đối do giá nhập khẩu của mỗi mặt hàng đều khác nhau, nhưng phân tích trên cũng phần nào chứng minh được sựảnh hưởng to lớn của tỷ giá đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Về giá trị nguyên tệ của hàng hoá, chỉ tiêu này cũng là nhân tố có tác
động lớn đến giá trị nhập khẩu của Công ty, chịu sựảnh hưởng của nền kinh tế
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!! 4 Xem danh sách đầy đủ ở phần Phụ lục
nước xuất khẩu và thế giới. Tuy nhiên đây là khoản mà Công ty có thể điều tiết được thông qua nghiên cứu thị trường, lựa chọn mặt hàng và đàm phán với
đối tác. Tóm lại, giá trị nhập khẩu nguyên tệ và tỷ giá trong phân tích này
được xem là hai nhân tố tác động đến tổng giá trị nhập khẩu máy in của Công ty, trong đó giá nguyên tệ là nhân tố chủ quan, còn tỷ giá là nhân tố khách quan mà doanh nghiệp không thể chủđộng thay đổi trong quá trình hoạt động.