Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh sản

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh sản phẩm biến tần của công ty Siemens trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 79)

2. 3.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô

3.3. Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh sản

phẩm biến tần của Công ty Siemens trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

3.3.1. Về phía Siemens

Hoàn thiện phương thức quản lý trong hệ thống cả nước

Chính sách gì để các nhà phân phối cùng liên kết với Siemens mở rộng hệ thống phân phối một cách tốt hơn? Cân đối thật thông minh giữa hai yếu tố: Một là những giá trị, quyền lợi vật chất trước mắt. Hai là những giá trị mang tính tinh thần, tính cộng đồng và có tầm xa. Nếu chỉ quan tâm đến yếu tố thứ nhất mà bỏ qua yếu tố thứ hai, Siemens chỉ thắng được trong ngắn hạn.

Có bốn vấn đề Siemens nên làm để chiếm được hay chiếm lại thị phần trong nước, khi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh:

- Siemens cam kết với người tiêu dùng chất lượng sản phẩm luôn đứng hàng đầu.

- Hàng hóa của Siemens phải đến gần tay người tiêu dùng nhất về mặt vật lý, giá cả cho đến hình ảnh. Hai cái đó công ty đã cố gắng để làm tốt nhất.

- Siemens phải nỗ lực để làm sao người tiêu dùng trong nước thấy được hoài bão của Siemens và chia sẻ được với Siemens. Và dù các tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài có xâm nhập ồ ạt vào Việt Nam, Siemens vẫn giữ được thị phần và niềm tin nơi người Việt. Cốt lõi của Siemens là đáp ứng sự tin tưởng, an toàn tuyệt đối, đồng thời là biểu tượng của định hướng nhu cầu phát triển bền vững

- Mở rộng thị trường bằng việc thành lập thêm các đại lý phân phối không có nghĩa được lơ là hình ảnh thương hiệu của mình, Siemens cần siết chặt hơn các quy định đối với hệ thống dịch vụ hậu mãi, phải cam kết làm theo những quy định, nhằm tạo được sự đồng nhất về hình thức, cung cách phục vụ, giá cả... khiến các khách hàng sử dụng dịch vụ của Siemens đều cảm nhận được sự giống nhau ấy. Nâng cao trình độ chuyên môn và thường xuyên mở các lớp huấn luyện nghiệp vụ chăm sóc khách hàng, thích ứng nhanh nhạy với nguyện vọng của khách hàng.

Chuyên môn hóa vai trò của từng thành viên trong hệ thống Marketing

Nếu có các xung đột thì phải điều giải một cách hữu hiệu. Siemens cần một chiến lược mới để tiếp cận thị trường, đó là thực hiện quản trị Marketing, đây là mắt xích quan trọng nhất để mang lại lợi ích cho tất cả.

Siemens cần những nguồn lực mới, tinh thần mới

Cần những nhân tố mới, con người mới là các đối tác phân phối vững mạnh, các nhân viên bán hàng giỏi, các cá nhân xuất sắc để chúng ta cùng hợp lực hướng đến sự thành công chung, cùng niềm tự hào chung.

Cần lưu ý đến vấn đề quản trị kênh phân phối

Việc thay đổi kênh phân phối là việc làm khó khăn nhất so với thay đổi các yếu tố khác trong chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có một chiến lược mới để tiếp cận thị trường, đó là thực hiện quản trị kênh phân

phối, đây là mắt xích quan trọng nhất để có thể mang lại lợi ích cho tất cả các đối tác tham gia trong kênh.

Rất khó tạo ra những thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống kênh phân phối. Mặc dù sự phát triển của công nghệ có thể giúp tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, thực hiện các giao dịch nhanh chóng hơn và quy trình kinh doanh gắn kết hơn, thì vẫn chưa có một thiết kế hiệu quả cho các kênh phân phối.

Ví dụ, khi phát hiện ra rằng hệ thống kênh phân phối không có khả năng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, nguồn nhân lực bán hàng yếu. Lúc đó, cùng với việc duy trì và tăng cường nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm khác, quản lý viên cần đưa ra ý tưởng xây dựng Chương trình khuyến khích, lập kế hoạch xúc tiến và quảng bá sản phẩm.

Quản trị kênh phân phối được thể hiện qua: - Tăng cường giá trị lợi ích cho khách hàng.

- Tạo ra kênh có tính gắn kết và có khả năng ứng dụng. Quản trị kênh không phải hoạt động phúc lợi xã hội. Các đối tác đều được khuyến khích tham gia. Quản trị kênh đòi hỏi việc thiết lập và quản lý hiệu quả các mối quan hệ để các thành viên đều được hưởng lợi và không có thành viên nào bị đào thải ra khỏi hệ thống.

- Tạo ra các thay đổi của kênh phân phối. Đây là một thách thức lớn song cũng là cơ hội. Thay đổi sẽ tạo ra lợi ích trong dài hạn, chứ không thể ngay lập tức mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

- Nhà quản trị kênh cần thường xuyên hướng dẫn và định hướng thiết kế kênh phân phối, thực hiện kênh quản lý nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận cho các đối tác.

Tái xác lập hình ảnh thương hiệu mang đậm bản sắc và lòng tự hào dân tộc

Thường xuyên tổ chức thăm dò ý kiến khách hàng về chất lượng dịch vụ và hội nghị khách hàng.

Phát triển nhanh chóng mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng hệ thống nhà phân phối, đại lý và các cửa hàng sẵn có trên thị trường; xây dựng hệ thống quản lý và hậu cần vững mạnh để vận hành hệ thống; sắp xếp các ngành hàng nhằm phát huy năng lực hoạt động của từng nhà phân phối; hợp lực với nhà sản xuất khả năng giao hàng và lưu kho.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng, hệ thống IT đảm bảo chất lượng dịch vụ của công ty. Áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến trong việc cơ khí hóa, hiện đại hóa trang thiết bị.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh năng lực cạnh tranh sản phẩm biến tần của công ty Siemens trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w