Xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PTBV ở Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 91 - 111)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.2.xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PTBV ở Hà Tĩnh

Từ phân tích thực trạng tình hình quản lý PTBV ở Hà Tĩnh và căn cứ vào những vấn đề lý luận về PTBV, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp sau:

* Tăng cường công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch (vùng, ngành, lĩnh vực, địa phương) đảm bảo tính bền vững của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trên cơ sở các quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội (Quyết định số 1786/QĐ- TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 do Tập đoàn Monitor của Hoa Kỳ tư vấn xây dựng), để tiếp tục rà soát, xây dựng mới, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch vùng, ngành, lĩnh vực và quy hoạch chi tiết đảm

bảo quy định của nhà nước và đúng thẩm quyền. Tập trung hoàn thành quy hoạch chi tiết các khu chức năng trong Khu kinh tế Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh; Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trên địa bàn huyện Hương Sơn; các đô thị hoàn chỉnh quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 và tất cả các xã trong tỉnh có quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Đảm bảo quy hoạch phát triển kinh tế các vùng theo tiềm năng, lợi thế: vùng miền núi sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, phát triển trồng rừng, các loại cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc và công nghiệp chế biến lâm sản; vùng ven biển tận dụng tối đa ưu thế biển, bờ biển, mở rộng và nâng cao chất lượng nuôi trồng thủy sản, du lịch biển; vùng đồng bằng quy hoạch các khu vực sản xuất hàng hóa nông sản chất lượng cao.

Tổ chức quy hoạch đồng bộ, có chất lượng và tăng cường công tác quản lý việc thực hiện quy hoạch, qua đó xác định phương án đầu tư.

Lập quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản, vật liệu xây dựng, tài nguyên nước; xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 và giai đoạn tiếp theo.

Quy hoạch và thực hiện tốt các Đề án về bảo vệ môi trường, đặc biệt các đề tài ứng dụng công nghệ sạch hơn, công nghệ tiên tiến ít chất thải, công nghệ sinh học (Biotectonic), công nghệ xử lý môi trường phục vụ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ… đẩy mạnh các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM); quy hoạch và xây dựng, phân vùng sinh thái nhạy cảm trong chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng các làng sinh thái, bảo tồn thiên nhiên… Quy hoạch rừng và ngăn chặn việc phá hoại tài nguyên rừng, gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái.

* Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, kiểm soát đối với ba trụ cột của PTBV ở Hà Tĩnh

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy trách nhiệm của Mặt trận và các Hội, đoàn thể trong phát triển kinh tế - xã hội. Các cấp ủy đảng tập trung lãnh

đạo, chỉ đạo, định hướng các nhiệm vụ trọng tâm cho từng thời kỳ về xây dựng, quản lý và phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng xây dựng chính quyền, đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, trình độ, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Theo đó, chính quyền các cấp mà đứng đầu là Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung tổ chức hoàn thiện cơ chế, chính sách và thực hiện có hiệu quả các nội dung trọng tâm sau:

Đảm bảo môi trường thuận lợi thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, khơi dậy mọi nguồn lực của nhân dân làm nền tảng vật chất vững chắc trong tăng trưởng kinh tế, huy động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo nguồn thu và nuôi dưỡng nguồn thu vững chắc, lâu dài, đáp ứng giải quyết các vấn đề, các yêu cầu thiết yếu của xã hội. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách và cam kết tạo môi trường thông thoáng, hấp dẫn, tin cậy để thu hút đầu tư và sự quan tâm, hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế để khắc phục những khó khăn, vượt qua thử thách, phấn đấu phát triển kinh tế nhanh, bền vững với mục tiêu đến năm 2015 trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; xây dựng Hà Tĩnh trở thành một trong những trung tâm công nghiệp của khu vực miền Trung và cả nước.

Đối với việc hoàn thiện cơ chế, chính sách đầu tư tỉnh cần thực hiện trên cơ sở các quy định chung của Nhà nước, căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương, trong quá trình thể chế hóa chính sách để nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số cơ chế, chính sách. Thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội đối với các huyện, thành phố, thị xã giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn tiếp theo. Trong đó, cần thiết quy định các cơ chế, chính sách về: Huy động vốn đầu tư phát triển (về cơ cấu phân chia nguồn thu ngân sách; ưu tiên bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và nguồn vượt thu ngân sách của tỉnh để cùng với nguồn vốn từ nguồn khác đầu tư các dự án, các công trình xây dựng thiết yếu trên địa bàn).

Quy định cơ chế về tỷ lệ vốn từ ngân sách tỉnh bố trí bổ sung đối với các Chương trình quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu của Trung ương và các nguồn khác để thực hiện hoàn thành và đồng bộ các chương trình, dự án, trước hết là đảm bảo cho việc thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh.

Tập trung huy động mọi nguồn lực phát triển công nghiệp, nhất là ở khu kinh tế Vũng Áng, Dự án mỏ sắt Thạch Khê và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các công trình, dự án đã, đang và sẽ đầu tư vào Hà Tĩnh, tạo sức lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển các vùng phụ cận.

Xây dựng chính sách phát triển du lịch Hà Tĩnh tại các khu, tuyến trọng điểm: Khu du lịch Thiên Cầm; Khu văn hóa – du lịch Nguyễn Du ở huyện Nghi Xuân; Chùa Hương, Ngã ba Đồng Lộc; Khu du lịch sinh thái Nước Sốt- Cầu Treo ở huyện Hương Sơn. Chú ý khai thác thị trường và thu hút khách từ Lào, Thái Lan và các nước ASEAN.

Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch và dịch vụ theo hướng tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư đồng thời tăng tính hấp dẫn của các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu tiểu thủ công nghiệp bằng việc điều chỉnh chính sách và cơ chế quản lý; tập trung đầu tư và phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống giao thông, điện, hạ tầng thủy lợi, hệ thống thông tin tuyên truyền, hoàn thiện hạ tầng khu công nghiệp, địa giới hành chính khu kinh tế trên địa bàn...

Ngoài những chính sách chung hiện có, các huyện có khu công nghiệp, khu kinh tế cần được hưởng chính sách như có một tỷ lệ nhất định để lại nguồn thu từ khu công nghiệp, khu kinh tế cho địa phương để giải quyết hạ tầng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế và những vấn đề xã hội ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế, đào tạo về nguồn nhân lực, y tế, giáo dục...

Cải thiện môi trường làm việc cho người lao động, tạo nguồn cung ứng lao động tin cậy cho các doanh nghiệp trong KCN, KKT; quy định rõ, cụ thể các ngành nghề sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp, khu kinh tế.

Phát triển công nghiệp chế biến nông sản, cần tập trung vào sản xuất các sản phẩm chủ yếu như: chè, gỗ tinh chế xuất khẩu, cây cao su, nguồn thủy, hải sản... Trong đó chú ý quy hoạch và xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung. Tiếp tục đổi mới về tổ chức quản lý trong chế biến nông-lâm sản- thực phẩm. Xây dựng các cụm công nghiệp, làng nghề phục vụ sơ chế, tinh chế sản phẩm nông-lâm nghiệp.

Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện cơ chế lồng ghép tại địa phương theo hướng vận dụng Luật ngân sách nhà nước, các Nguyên tắc phân bổ vốn, Quy định lồng ghép các nguồn vốn thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững trên địa bàn các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ. Tỉnh cần nghiên cứu ban hành cơ chế lồng ghép, đầu mối cơ quan quản lý cụ thể để thực hiện phù hợp trên địa bàn, đảm bảo huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, tạo sự thống nhất, đồng bộ trong sự phối hợp thực hiện các chương trình, dự án, chính sách, tránh tình trạng dàn trải, phân tán. Đồng thời hoàn hiện các chính sách về quản lý chương trình, dự án. Quy định về phân cấp quản lý đầu tư, cơ chế đầu tư, đấu thầu, cơ chế tài chính, giám sát riêng đối với khu vực các huyện có dự án, khu công nghiệp, khu kinh tế, vùng đồng bằng và miền núi phù hợp với đặc thù; đẩy mạnh phân cấp quản lý và kiện toàn bộ máy để tạo điều kiện cho các dự án triển khai thuận lợi hơn, nhanh hơn và kịp thời giải ngân hết vốn trong năm kế hoạch. Việc phân cấp quản lý luôn luôn gắn với kiện toàn bộ máy quản lý đủ mạnh, đáp ứng được nhiệm vụ quản lý. Chú trọng kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo các chương trình, dự án; thành lập Tổ chuyên viên giúp việc cho các Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cơ sở thông qua quy hoạch, có kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Cải cách hành chính, trong đó cải cách thủ tục hành chính được xác định là trọng tâm và cần phải thực hiện các yêu cầu: quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đầy đủ và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc

(tính khoa học, tính công khai, minh bạch); đảm bảo kiểm soát được hoạt động xây dựng và ban hành văn quy phạm pháp luật; đảm bảo tính hợp pháp, thống nhất, khả thi của hệ thống văn quy phạm pháp luật này với hệ thống văn quy phạm pháp luật khác. Cải cách quy trình soạn thảo, thẩm định xem xét thông qua, công bố các văn bản quy phạm pháp luật.

* Tăng cường tổ chức thực hiện QLNN, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường

Thực hiện QLNN trên địa bàn theo cơ chế “một cửa” tại chổ, cùng với tăng cường vai trò của cấp ủy, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ngay tại các cơ sở, nhất là các huyện có dự án lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế. Chú trọng quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lồng ghép các yếu tố bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế. Đưa các chỉ số tác động môi trường vào trong tính toán sự tăng trưởng GDP, trên cơ sở đó làm chủ quá trình và thái độ của sự tác động vào tự nhiên để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và hạn chế mức độ suy thoái môi trường trong tầm kiểm soát. Khẩn trương có chiến lược và hành động cụ thể đối với bảo vệ tài nguyên, môi trường, chống ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp, khu kinh tế Vũng Áng; khu vực khai thác mỏ sắt Thạch Khê; Khu chế biến quặng...

Có kế hoạch cụ thể đánh giá tình hình sử dụng tài nguyên thiên thiên nhiên và mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các hoạt động kinh tế, nhất là ở các khu công nghiệp, khu kinh tế; theo dõi sát tình hình diễn biến về môi trường khi thực hiện các mục tiêu kinh tế. Nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và hoạt động sau thẩm định, tăng cường giám sát quá trình triển khai thực hiện của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ngay từ khi mới xây dựng, đầu tư.

Trên cơ sở đó, các ngành, các cấp thường xuyên rà soát, đánh giá tính hiệu quả của các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về PTBV để sửa đổi, bổ sung, ban hành kịp thời các quy định, quy trình kỹ thuật về quản lý khai thác, sử dụng

và bảo vệ tài nguyên nước, khoáng sản theo hướng bền vững. Bảo vệ môi trường biển, ven biển gắn với phát triển tài nguyên biển. Phát triển đánh bắt xa bờ, điều chỉnh khai thác ven bờ hợp lý, phát triển nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, thân thiện với môi trường. Bảo tồn đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước, hình thành các khu bảo tồn thiên nhiên. Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp chống rửa trôi, xói mòn gây thoái hoá đất, nhất là trên vùng gò đồi, đất trống đồi núi trọc, các vùng nguyên liệu hiện bỏ trống....

Sớm xây dựng Đề án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến 2020 và thời gian tiếp theo. Thực hiện các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nạn cháy rừng, phá rừng, tình trạng khai thác tài nguyên trái phép và các hành vi gây ô nhiễm môi trường. Đầu tư xây dựng các Đề án bảo đảm khai thác tài nguyên hợp lí và tiết kiệm; thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản.

Sử dụng có hiệu quả các công cụ QLNN để ngăn ngừa hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tự nhiên gây ra; sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; khắc phục ô nhiễm môi trường trước hết ở những nơi đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, phục hồi các hệ sinh thái, từng bước nâng cao chất lượng môi trường.

Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại. Quy hoạch, thu gom xử lý chất rắn sinh hoạt và công nghiệp (đặc biệt là chất thải nguy hại) đảm bảo các địa phương có địa hình và điều kiện địa chất thuận lợi có mạng lưới thu gom chất thải và bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong việc tham gia quản lý chất thải rắn; khuyến khích giảm thiểu lượng rác thải - tái sử dụng - tái chế thông qua các chương trình sản xuất sạch hơn, trao đổi chất thải, sản xuất phân bón và các sản phẩm khác từ chất thải rắn. Nâng cao năng lực và các nguồn lực cho các hoạt động giám sát công tác quản lý chất thải rắn ở các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Cung cấp cơ sở

vật chất để khuyến khích khối tư nhân đóng góp vào nền kinh tế chất thải và kinh doanh theo hướng đảm bảo an toàn về mặt sinh thái; xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý, khắc phục và tiến tới kiểm soát được tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, lỏng, khí và chất thải nguy hại gây ra.

Thực hiện các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu, đánh giá tác động môi trường, tăng cường công tác điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, năng lực quản lý rủi ro thiên tai; phòng ngừa, và ứng phó cứu kịp thời với thiên tai, sự cố môi trường.

* Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng, lãng phí

Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực của các tổ chức Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, phòng chống tham nhũng; các cơ quan thanh tra nhà nước, lực lượng cảnh sát môi trường, các cơ quan thanh tra

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 91 - 111)