Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả về PTBV

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 44 - 49)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả về PTBV

Đánh giá tính bền vững về sự phát triển của một xã hội là công việc rất khó khăn, bởi sự phát triển liên quan đến nhiều mặt của xã hội và giữa chúng còn đan xen với nhau (kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa…), nhưng quan trọng nhất là tiêu chí bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về PTBV cần bám vào 3 mặt đó.

Bền vững về kinh tế, là lựa chọn một tốc độ tăng trưởng hợp lý trên cơ sở một cơ cấu kinh tế phù hợp và có hiệu quả nhất, về mặt lượng được thể hiện qua các chỉ tiêu:

(1) Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế: được biểu thị qua hiệu quả sử dụng lao động-năng suất lao động; chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn- Hệ số ICOR; chỉ tiêu phản ánh liên tục tăng trưởng theo nguyên tắc: nếu một nền kinh tế tăng trưởng 7%/năm thì 10 năm sau GDP tăng lên

gấp đôi hoặc nếu nền kinh tế tăng trưởng 10%/năm thì chỉ 7 năm sau GDP sẽ tăng lên gấp đôi; chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của tăng trưởng…

(2) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP- Gross Domestic Product); tổng thu nhập quốc dân (GNI- Gross National Income); tổng sản phẩm bình quân đầu người; tăng trưởng của GDP và cơ cấu GDP.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Theo cách tiếp cận từ tiêu dung, GDP là tổng chi cho tiêu dung cuối cùng của các hộ gia đình (C), chi tiêu của Chính phủ (G), đầu tư tích lũy tài sản (I) và chi tiêu qua thương mại quốc tế, tức là giá trị kim ngạch xuất khẩu trừ kim ngạch nhập khẩu (X-M).

GDP = C + G + I + (X-M)

Nếu tiếp cận từ thu nhập, GDP được xác định trên cơ sở các khoản hình thành thu nhập và phân phối thu nhập lần đầu, bao gồm: thu nhập của người có sức lao động dưới hình thức tiền công và tiền lương (W); thu nhập của người có đất cho thuê (R); thu nhập của người có tiền cho vay (In); thu nhập của người có vốn (Pr); khấu hao vốn cố định (Dp) và cuối cùng là thuế kinh doanh (Ti).

GDP = W + R + In + Pr + Dp + Ti

(3) Tổng thu nhập quốc dân (GNI): là chỉ tiêu xuất hiện trong bảng SNA năm 1993 thay cho chỉ tiêu DNP sử dụng trong bảng SNA năm 1968. Về nội dung thì GNI và GDP là như nhau, tuy vậy khi sử dụng GNI là muốn nói theo cách tiếp cận từ thu nhập chứ không phải nói theo góc độ sản phẩm sản xuất như GNP.

Theo khía cạnh trên, GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất

định. Bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu có tính đến cả các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài.

GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài

(Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài = Thu lợi tức nhân tố từ nước ngoài – Chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài).

(4) Tổng sản phẩm bình quân đầu người: Với ý nghĩa phản ánh thu nhập, chỉ tiêu GDP và GNI còn được sử dụng để đánh giá mức thu nhập bình quân đầu người của quốc gia (GDP/người, GNI/người). Chỉ tiêu này phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiền đề để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với nhau.

Trong thực tế có nhiều kết quả sản xuất và dịch vụ nhưng không được tính vào GDP, đó là các hoạt động mang tính nội trợ, tự sản xuất, tự tiêu dùng; trong khi đó một số tổn thất, mất mát trong quá trình sản xuất và dịch vụ lại không được loại trừ khi tính GDP. Do đó, UN đã tìm cách cải tiến chỉ số GDP, trong đó nổi bật là đề xuất cách xác định GDP xanh.

GDP xanh là phần còn lại của GDP thuần sau khi đã trừ các chi phí do tiêu dùng tài nguyên và mất mát về môi trường do các hoạt động kinh tế.

GDP xanh không chỉ phản ánh sự tăng trưởng kinh tế mà còn phản ánh sự tăng trưởng của quốc gia đó có bền vững hay không. Nghĩa là, nó phản ánh sự tăng trưởng của một quốc gia một cách toàn diện về kinh tế, xã hội, môi trường.

Bền vững về xã hội tập trung vào việc thực hiện từng bước các nội dung về tiến bộ xã hội và phát triển con người: tính bền vững về mặt xã hội thường

được đánh giá qua các thông số như chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index); sức mua trên đầu người: PPP/người (Purchase Parity Power/cap); tuổi thọ trung bình của con người (I) (longgivity); trình độ học vấn trung bình của người dân(e); theo đó, HDI = f(PPP,I,e). Hệ số bình đẳng thu nhập; các chỉ tiêu về giáo dục, dịch vụ, y tế, văn hóa…

Chỉ tiêu chăm sóc y tế: số người dân/bác sỹ; tỷ lệ phụ nữ sinh đẻ được sự giúp đỡ của y tế; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng; tỷ lệ chết trẻ sơ sinh; tuổi thọ kỳ vọng …

Chỉ tiêu về dân số và việc làm: tốc độ tăng dân số (chỉ tiêu này thường được so sánh với tốc độ tăng trưởng kinh tế để xem xét khả năng đảm bảo việc làm); cơ sấu dân số, lao động theo ngành, giới tính, độ tuổi và theo vùng; tỷ lệ thất nghiệp (TLTN).

TLTN (%) = (Số người thất nghiệp/nguồn lao động) x 100;

Cơ cấu lao động của lực lượng lao động chia theo nhóm ngành của Việt Nam tại thời điểm 1/7/2000: Nông nghiệp 22.650.814 người, chiếm 62,56%; Công nghiệp và xây dựng 4.761.436 người, chiếm 13,15%; Dịch vụ 8.794.785 người, chiếm 24,29%.

Các chỉ tiêu về phân phối thu nhập và nghèo đói: Bất bình đẳng giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa nam và nữ, giữa các thế hệ...

Bền vững về môi trường: môi trường bền vững là môi trường luôn làm tròn được 3 chức năng: (i) tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; (ii) cung cấp cho con người các tài nguyên kể cả vật liệu, năng lượng và thông tin cần thiết để sống và sản xuất; và (iii) chứa đựng và hóa giải các phế thải do con người tạo ra trong hoạt động sinh sống và sản xuất, giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường.

Một số tiêu chí phản ánh bền vững về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng (%); Tỷ lệ diện tích khu bảo tồn thiên nhiên so với diện tích tự nhiên (%); Tỷ

lệ đất bị suy thoái hàng năm (%); Tỷ lệ các khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải; Tỷ lệ các khu công nghiệp có hoặc sử dụng chung hệ thống xử lý rác thải rắn; Số doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 14001; Phát thải các khí nhà kính (tính theo tấn/năm); Tỷ lệ các vùng đô thị có mức ô nhiễm không khí vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép; Hệ sinh thái đang bị đe dọa và các loài có nguy cơ diệt chủng; Tổn thất về kinh tế do thiên tai hàng năm (được quy đổi ra tiền)…

Chỉ tiêu tổng hợp đo lường phát triển bền vững: giá trị của 1m2

diện tích đất rừng; điều hoà ổn định khí hậu, hấp thụ CO2; việc lưu trữ nước và làm chậm tốc độ dòng chảy sau mưa; bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học, các nguồn gen quý hiếm; vô giá trong việc cung cấp các thảo dược quý; vô giá đối với sức khoẻ con người... Đã hơn 20 năm qua, con người đã sống vượt quá khả năng chịu tải của trái đất (đó là lối sống, tiêu dùng không bền vững).

Báo cáo của Liên hiệp quốc năm 2005 đã cảnh báo: mặc dù 1/5 dân số Châu Á còn sống dưới 01 USD/ngày, nhưng vùng này đã bị khai thác quá khả năng chịu tải về môi trường của nó. Báo cáo cũng cho biết 20% người giàu nhất thế giới hưởng thụ và sở hữu 80% tổng số của cải vật chất; 80% người nghèo nhất chỉ sở hữu 20% của cải còn lại.

Về công nghệ: phát triển bền vững là giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất, áp dụng có hiệu quả các loại hình công nghệ sạch trong sản xuất. Trong sản xuất công nghiệp cần đạt mục tiêu ít chất thải hoặc chất gây ô nhiễm môi trường, tái sử dụng chất thải, ngăn ngừa các chất khí thải công nghiệp làm suy giảm tầng ozon bảo vệ trái đất. Phát triển bền vững và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa – môi trường. Mỗi mục tiêu phát triển có vị trí riêng của nó, song nó được gắn với mục tiêu khác. Sự hoà nhập hài hoà hữu cơ này tạo nên sự phát triển tối ưu cho cả nhu cầu hiện tại và tương lai vì xã hội loài người.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)