Bài học đối với Việt Nam trong chiến lược PTBV

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 53)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Bài học đối với Việt Nam trong chiến lược PTBV

Việt Nam tiếp tục khẳng định thực hiện đường lối phát triển toàn diện, PTBV như đã được chỉ rõ trong Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc và văn kiện của Đảng, nhất là từ Đại hội VII, VIII, IX, X, XI đến nay. Đồng thời, cần rút ra bài học kinh nghiệm từ các nước đang phát triển trên thế giới, các nước có điều kiện tương đồng trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Singgapor… Đặc biệt là học tập những kinh nghiệm đưa đến thành công của Trung quốc trong việc đề ra chính sách PTBV, thực hiện quản lý của nhà nước đối với 3 trụ cột chính của PTBV đã mô tả ở điểm mục trên, để phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường hướng tới nền “Kinh tế xanh” dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ lý luận và thực tiễn trên thế giới trải nghiệm đã cho thấy, nhất là sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế từ năm 2008 đến nay, cần thiết có cấu trúc lại nền kinh tế, hướng tới xây dựng một nền kinh tế xanh, gồm những nội dung cơ bản:

(1) Lấy việc ưu tiên tiết kiệm và hiệu quả làm gốc để làm nòng cốt cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên toàn diện. Nâng cao vị trí quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và hiệu suất sử dụng tài nguyên, thêm một bước nữa tăng cường hướng dẫn về chính sách cho việc tiết kiệm tài nguyên; ra sức điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành nghề; ra sức khai thác và phổ biến kỹ thuật

tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến; tăng cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng tài nguyên.

(2) Có chính sách định hướng vào phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế sản sinh lượng Carbon thấp làm con đường cơ bản xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên. Lấy việc tiết kiệm năng lượng, nước, nguyên liệu, đất và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên làm trọng điểm cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân.

(3) Thay đổi cách nhìn nhận mới có tính tổng hợp, bảo vệ tài nguyên và môi trường phải dựa trên cơ sở nền tảng của hệ sinh thái. Nghĩa là không quản lý đơn lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa trên tính đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của hệ sinh thái.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường cần có sự kết hợp hài hòa giữa các giải pháp quản lý gồm các giải pháp về điều hành và kiểm soát với các giải pháp kinh tế. Nền tảng của các giải pháp này là thay đổi nhận thức của con người, chú trọng tới đạo đức, khơi dậy cái “tâm” của con người đối với thiên nhiên. Ngoài ra cần phải lượng giá được tài sản của thiên nhiên để có sự so sánh giữa các phương án lựa chọn phục vụ cho thiết kế chính sách và lựa chọn trong bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Cũng nên xem lại sự đề cao đối với con người trong hệ thống tự nhiên dẫn đến tàn phá thiên nhiên. Cần phải coi con người như là thành phần quan trọng của tự nhiên để điều chỉnh hành vi của mình, làm cho sự tác động của con người vào môi trường mang tính thân thiện; gắn các lợi ích kinh tế của con người, cộng đồng với các giá trị về môi trường sinh thái.

Tiếp cận quản lý mới cần dựa trên bối cảnh của quản lý hệ sinh thái sau:

Trong đó: A là khu vực quy định của nhà quản lý hoặc quyền lực quản lý; B là khu vực nghĩa vụ xã hội trong phát triển kinh tế; C là khu vực ảnh hưởng; D là khu vực các bên đều có lợi.

Cần nhìn nhận mới đối với hệ sinh thái thể hiện qua bảng so sánh sau:

Quản lý truyền thống Quản lý hệ sinh thái

Nhấn mạnh vào các sản vật và sự khai thác tài nguyên thiên nhiên

Nhấn mạnh sự cân bằng giữa những sản vật, văn hóa và tính toàn vẹn sinh thái

Quan điểm cứng nhắc, ổn định, cao trào cộng đồng

Quan điểm không cứng nhắc, linh hoạt

Đặc tính xác định Cách nhìn tổng quát Các giải pháp được phát triển bởi

các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường đưa ra

Các giải pháp được phát triển thông qua thảo luận giữa các bên tham gia

Sự đối đầu phân cực các vấn đề đơn lẽ.

Xây dựng sự đồng thuận, các vấn đề đa phương và đối tác cùng hợp tác.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong một thời gian dài, con người đã quá chạy theo sự gia tăng lợi nhuận, ra sức khai thác tài nguyên thiên nhiên. Theo đó, sự gia tăng dân số nhanh chóng mà không có biện pháp kiểm soát hữu hiệu. Điều đó, một mặt đem lại cho con người sự giàu có về của cải, nhưng đồng thời cũng buộc con người phải đối mặt với những thách thức lớn từ sự giận dữ của thiên nhiên, sự phân hóa giàu nghèo đang chứa đựng nguy cơ bất ổn xã hội. Đứng trước những nguy cơ đó, Liên Hợp Quốc đã tìm kiếm, bổ sung, điều chỉnh, đưa ra phương thức phát triển mới gắn với khái niệm PTBV. PTBV được quan niệm là sự phát triển hài hòa trên ba trụ cột chính: bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Sự phát triển đó không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn để dành tài nguyên thiên nhiên và môi trường trong lành cho thế hệ mai sau.

Xây dựng một xã hội, một đất nước Việt Nam giàu mạnh, thống nhất, vững bền đã là ý chí và ước vọng có từ bao đời. Trong thời đại ngày nay, nhất là khi thực hiện công cuộc đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Việt Nam tiếp thu khá sớm xu hướng phát triển của thế giới, ngay từ khi bắt đầu công cuộc Đổi mới toàn diện đất nước, đường lối lãnh đạo của Đảng ta là xây dựng đất nước Việt Nam hướng tới mục tiêu „„dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh‟‟. Công cuộc Đổi mới càng bước vào chiều sâu, yêu cầu PTBV được đặt ra cấp thiết, quan điểm PTBV của Đảng ta được nêu rõ hơn trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII (năm 1996). Trải qua các thời kỳ Đại hội IX, X và XI, tư duy về vấn đề PTBV của Đảng ngày càng có bước phát triển sâu sắc và toàn diện hơn, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế. Từ đường lối của Đảng về PTBV, Nhà nước đã xây dựng Chiến lược PTBV của Việt Nam (CTNS 21), trong đó bao quát những vấn đề cơ bản của phát triển như định hướng PTBV trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường; các nguyên tắc PTBV… Từ đó, đã từng bước thể chế hóa và tổ chức

thực hiện PTBV đảm bảo tính hiệu quả; thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Tiếp thu tinh hoa và kinh nghiệm quý giá trong xây dựng và PTBV của các nước tiên tiến, các nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Singgapor… Việt Nam nếu biết đi tắt, đón đầu, rút ngắn thời gian thử nghiệm, khắc phục những tồn tại, hạn chế của mình và của các nước đi trước đã gặp phải, đất nước chúng ta sẽ phát triển, có sự tăng trưởng kinh tế cao, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, văn hoá, bảo vệ tài nguyên và môi trường phù hợp với xu thế phát triển mới - mô hình phát triển “Kinh tế xanh”.

Trong quá trình phát triển kinh tế xanh, Nhà nước và doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo. Doanh nghiệp là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế xanh, bền vững. Nhà nước định hướng cho doanh nghiệp thông qua việc tạo ra cơ chế, chính sách, các công cụ điều hành, tạo ra sân chơi công bằng cho các sản phẩm xanh . Tuy nhiên, thực hiện mô hình phát triển kinh tế xanh, cơ bản là chuyển đổi mô hình sản xuất kinh doanh, thay đổi công nghệ từ sử dụng nhiều lao động, tiêu hao tài nguyên lớn, gây ô nhiễm môi trường sang những công nghệ hiện đại hơn, thân thiện môi trường hơn. Điều đó đòi hỏi các khoản đầu tư lớn và trách nhiệm từ phía doanh nghiệp.

Chương 2: QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở TỈNH HÀ TĨNH – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Đặc điểm và vấn đề đặt ra đối với phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh với dân số gần 1,3 triệu người, chủ yếu là dân tộc Kinh, ngoài ra có dân tộc Lào (163 người), dân tộc Chứt (269 người). Toạ độ địa lí: 17054‟ - 180 38‟ vĩ độ Bắc, 105011‟ - 106036‟ kinh độ đông. Với vị trí địa lý này Hà Tĩnh là một trong những địa phương ở khu vực miền Trung phải gánh chịu nhiều hậu quả thiên tai khắc nghiệt nhất. Diện tích: 6055,74 km2, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An với chiều dài 88 km, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình với chiều dài 130 km, phía Đông giáp Biển Đông với bờ biển dài 137 km, phía Tây giáp 2 tỉnh của nước bạn Lào (Bô Ly Khăm Xây và Khăm Muôn) với chiều dài biên giới 145 km. Có 3 huyện biên giới; có 1 cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo - Nậm Phào và cảng sông Xuân Hải, cảng biển nước sâu (Vũng Áng, Sơn Dương) cho phép tiếp nhận tàu từ 5 - 40 vạn tấn; hệ thống giao thông đường bộ thuận tiện với các tuyến quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh chạy dọc địa bàn và các tuyến quốc lộ 8A, đường 12 nối liền hành lang Đông – Tây thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và các tỉnh vùng Đông – Bắc Thái Lan.

Địa hình đồi núi (chiếm 80% diện tích tự nhiên), phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành các vùng sinh thái khác nhau; có hệ thống ao, hồ, sông suối rất đa dạng và phong phú. Trong mỗi vùng có liên hệ bền chặt về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái từ thượng nguồn tới ven biển, tạo cho Hà tĩnh có những cảnh quan có giá trị đối với du lịch.

Từ sau tái lập tỉnh (1991), Hà Tĩnh đã rất chú trọng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bên cạnh việc tiếp tục truyền thống về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hiện nay đang có nhiều dự án lớn trọng điểm của quốc

gia đầu tư trên địa bàn tỉnh, như: dự án Formusa, Khu kinh tế Vũng Áng; Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo; Sắt Thạch Khê (ước tính trữ lượng 544 triệu tấn); công trình thủy điện Ngàn Trươi …

Có nhiều vấn đề đặt ra đối với tỉnh Hà Tĩnh trong thời kỳ xây dựng CNH-HĐH: điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu đối với cộng đồng nghèo (thống kê có đến 50 xã bị tác động lớn); về môi trường sinh thái, cơ sở hạ tầng thấp kém, nguồn vốn hạn hẹp (nguồn tự có hạn hẹp), đói nghèo và các vấn đề văn hoá, xã hội, y tế, giải quyết việc làm…

Công tác quản lý nhà nước trên nhiều lĩnh vực còn tồn tại những bất cập; điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng các loại khoáng sản trên địa bàn còn hạn chế; công tác quy hoạch và đầu tư, khai thác chưa đồng bộ giữa các ngành; hầu hết cơ sở sản xuất hiện nay manh mún, thiếu quy hoạch chuẩn; phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng lên; quản lý đất đai tồn đọng ở cơ sở; cơ sở xử lý rác thải, bảo vệ tài nguyên môi trường nước chưa đáp ứng, trong khi ngân sách của tỉnh còn hạn hẹp.

Với đặc điểm và các vấn đề đặt ra như trên, có những thuận lợi bước đầu để nền kinh tế tỉnh phát triển khả quan, tăng trưởng nhanh và cao. Tuy nhiên, đi cùng với đó, khả năng về những nguy cơ thiếu tính ổn định, giải quyết các vấn đề xã hội, ô nhiễm môi trường còn tiềm ẩn, dễ xẩy ra. Bởi vậy, đòi hỏi phải có một chiến lược cụ thể và có sự quản lý của nhà nước hiệu quả trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường để kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, ổn định và đảm bảo tốt hơn an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nƣớc về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh

Từ vấn đề chung cho thấy, PTBV trong cơ chế thị trường rất cần thiết có sự quản lý của nhà nước. Bởi PTBV có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa

cao, nếu để nó tự phát triển theo cơ chế thị trường, nhất là những thị trường sơ khai – còn thiếu vắng nhiều những chế tài hữu hiệu và bị chi phối mạnh bởi các lợi ích trực tiếp, thì sự buông lỏng quản lý sẽ không có sự thống nhất các yếu tố liên ngành, liên vùng, hoạt động của 3 trụ cột của PTBV (kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường) sẽ bị chệch hướng, dễ bị lũng đoạn, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo tính bền vững. Nhiều vấn đề như quy hoạch tổng thể PTBV nếu không có vai trò của nhà nước sẽ không giải quyết được. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay, việc hợp tác liên kết luôn đi liền với cạnh tranh, nhất là với các đối tác không chỉ trong nước mà mở rộng ra với đối tác nước ngoài.

Hà Tĩnh là một tỉnh còn nghèo so với mặt bằng chung của cả nước, vốn nội lực hạn hẹp, đòi hỏi phải có chiến lược tổng thể về PTBV xuất phát từ điều kiện của mình để vừa phát huy được tính đặc thù, tăng khả năng hấp dẫn thu hút vốn đầu tư bên ngoài, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát huy được tiềm lực bên trong.

Để thúc đẩy và đảm bảo đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung vào những nội dung sau:

2.2.1.1. Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật

Khi đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về PTBV, trước hết phải đánh giá thực trạng xây dựng, ban hành pháp luật. Pháp luật nhà nước ta có tính thống nhất trên toàn lãnh thổ, tại các địa phương khi nói đến việc xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chỉ mang tính chất tổ chức, điều hành, điều chỉnh các hoạt động trên địa bàn địa phương đó.

Trên cơ sở chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PTBV, trong quá trình triển khai thực hiện, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn được phân cấp, UBND các địa phương là những chủ thể quản lý nhà nước về PTBV, do đó các cơ quan này đã ban hành một số văn bản quy định nhằm tổ chức thực hiện quản lý về PTBV trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường thông qua các kênh cơ quan chuyên môn.

Văn bản quy phạm pháp luật của địa phương ban hành nhằm bổ sung những vấn đề thuộc thẩm quyền đối với những lĩnh vực chưa được văn bản của cơ quan cấp trên quy định hoặc quy định chưa cụ thể, sát với tình hình, điều kiện thực tế ở địa phương và những vấn đề nảy sinh trong đời sống xã hội mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về PTBV trên địa bàn.

Trong quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì việc rà soát, đánh giá, phân tích hệ thống văn bản là một khâu, một hoạt động tất yếu trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật. Nếu khâu này được thực hiện tốt sẽ giúp cho các chủ thể quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)