7. Kết cấu của luận văn
2.2.1.2. Tổ chức thực hiện pháp luật
Trước hết là việc triển khai phổ biến các chủ trương chính sách, các quy định pháp luật nhà nước và của các cơ quan trung ương về PTBV trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường. Vấn đề này đã được các cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện, phổ biến sâu rộng đến mọi cấp, mọi ngành bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng loại đối tượng: qua đường công văn, công báo, tổ chức hội nghị triển khai, phổ biến pháp luật tới toàn thể đội ngũ lãnh đạo chủ chốt các huyện, thành phố, các sở, ngành và lực lượng vũ trang trong tỉnh, sau đó các sở, ban, ngành, Lãnh đạo UBND các cấp tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, niêm yết các quy định, văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành đến cơ sở và người dân; đẩy mạnh tuyên truyền qua hệ thống báo cáo viên từ cấp tỉnh đến cơ sở, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua các trường học, các bậc giáo dục phổ thông… để mọi người dân có thể nắm bắt, nâng cao ý thức thực hiện.
Đồng thời, củng cố, kiện toàn tổ chức, hoạt động của bộ phận phổ biến giáo dục pháp luật tại các cơ quan, đơn vị; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ phổ biến giáo dục pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên nhằm nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Tư pháp; cán bộ pháp chế của sở, ngành cấp tỉnh và doanh nghiệp do tỉnh quản lý; phòng Tư pháp các huyện, thành phố và cán bộ tư pháp - hộ tịch cấp xã bảo đảm đủ biên chế, cơ bản có năng lực, trình độ và bảo đảm về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc.
Kiện toàn và nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở theo hướng chuyên nghiệp; quan tâm tạo điều kiện, có chính sách hỗ trợ cho các đối tượng này thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Thường xuyên tập huấn kỹ năng nghiệp vụ, bồi
dưỡng kiến thức nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, khả năng xử lý tình huống cho đội ngũ những người thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, thực hiện sơ kết, tổng kết, kịp thời khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có nhiều thành tích trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật, gắn với việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
Duy trì tổ chức Ngày pháp luật (ngày 09 tháng 11) hàng năm theo hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tư pháp để tăng cường giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Ngoài phổ biến nội dung, cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên rà soát, tổ chức lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân về việc thực hiện Luật, các văn bản pháp luật liên quan, làm rõ những khó khăn, vướng mắc nhằm triển khai có hiệu quả các văn bản pháp luật tại cơ quan, đơn vị và địa phương trong thời gian tới.
Để luật thực sự đi vào đời sống, đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp, các ngành; mỗi công dân phải tự giác và có thói quen tìm hiểu pháp luật. Mỗi công dân, mọi ngành, mọi cấp đã có những hoạt động thiết thực, cụ thể, thường xuyên; tăng cường giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Tuy nhiên, trong việc triển khai phổ biến pháp luật cũng còn có những tồn tại hạn chế, nhiều đơn vị, cơ quan phổ biến văn bản thiếu kịp thời hoặc có phổ biến nhưng mang tính hình thức.
Pháp luật khi đã được triển khai, phổ biến, cần phải được tổ chức thực hiện kịp thời, khoa học mới có thể đi vào thực tiễn cuộc sống. Thực hiện pháp luật là một hiện tượng xã hội có tính pháp lý, quá trình tổ chức thực hiện pháp luật được tiến hành đồng thời và tiếp nối quá trình xây dựng pháp luật.
Các yêu cầu đặt ra đối với việc tổ chức thực hiện pháp luật là phải đạt được các mục tiêu chính sách; đảm bảo tôn trọng quyền con người; phù hợp với các quy định của hệ thống pháp luật; đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh; chi phí thực hiện pháp luật phải hợp lý…
Trong hoạt động xây dựng pháp luật, bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào được ban hành đều nhắm tới những mục tiêu chính sách nhất định. Ở đây, tác giả luận văn chỉ tập trung vào văn bản quy phạm pháp luật về PTBV. Đây là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá việc thực hiện pháp luật, vì nếu không đạt được những mục tiêu chính sách đặt ra thì các quy phạm pháp luật cũng không có giá trị thực tế. Hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế là thước đo chính xác nhất đối với một văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành là để hướng hành vi của các chủ thể trên thực tế đến mục tiêu là quản lý nhà nước về PTBV đạt hiệu lực, hiệu quả cao.
Việc xây dựng pháp luật cũng như thực hiện pháp luật đều phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng quyền con người. Các biện pháp tổ chức thực hiện pháp luật phải đáp ứng những nguyên tắc cơ bản của quyền con người trên cơ sở thượng tôn pháp luật. Mặc dù các cơ quan nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật có thể được trao những khoảng không gian nhất định để thực hiện công việc nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật có tính linh hoạt, phù hợp với các tình huống trên thực tế, nhưng tất cả mọi quyền hạn đó đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và phải được pháp luật trao quyền.
Mặt khác, pháp luật bản thân nó là những đại lượng bình quyền và phổ biến. Việc tổ chức thực hiện pháp luật, vì vậy đòi hỏi phải đảm bảo tuyệt đối yêu cầu về sự công bằng, bình đẳng, nghiêm minh và nhất quán. Việc tổ chức thực hiện pháp luật một cách công bằng, bình đẳng, nghiêm minh thể hiện trước hết ở tính nhất quán trong thái độ cư xử mà Nhà nước dành cho các chủ thể khác nhau trong tình huống pháp lý giống nhau. Trong Nhà nước pháp quyền, chỉ có một hệ thống pháp luật cho tất cả
thành viên trong xã hội, không phân biệt người giàu hay người nghèo, nam hay nữ, sang hay hèn, người lãnh đạo quốc gia hay người dân thường... Mặt khác, pháp luật là chuẩn mực cao nhất và không thể bị lấn át bởi bất kỳ chuẩn mực nào khác trong việc chi phối hành vi xã hội của công dân.
Tổ chức thực hiện pháp luật về PTBV đòi hỏi nhà nước nói chung, chính quyền địa phương các cấp phải sử dụng những phương thức, các biện pháp và cả trong mỗi việc làm của người cán bộ công chức hằng ngày nhằm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Vì thế nó liên quan đến mọi chủ thể trong xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là thực hiện pháp luật là trách nhiệm của mọi tổ chức, cơ quan, công dân Việt Nam và tổ chức, công dân nước ngoài sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Trong phạm vi Luận văn, tác giả muốn nhấn mạnh tới việc tổ chức thực hiện pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
2.2.1.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết tố cáo
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật của người có năng lực trách nhiệm pháp lý, xâm hại tới những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, là cơ sở của trách nhiệm pháp lý. Vi phạm pháp luật là loại hành vi nguy hiểm cho xã hội. Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước bằng pháp luật, vi phạm pháp luật làm mất hiệu lực quản lý của các chủ thể quản lý (nhà nước), mất hiệu lực điều chỉnh của pháp luật. Vì thế hành vi vi phạm pháp luật phải bị phát hiện và xử lý để đảm bảo tính pháp lý, răn đe, giáo dục. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ lợi nhuận của các cơ sở sản xuất kinh doanh, do lien quan đến lợi ích cá nhân, lợi ích của người dân và còn có cả sự thiếu hiểu biết về pháp luật. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vì quá tuyệt đối hóa lợi nhuận mà thiếu quan tâm đến vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường nên để xẩy ra tình trạng nêu trên.
Những vi phạm này bao gồm từ vi phạm hành chính, dân sự cho đến hình sự. Qua khảo sát các vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, chưa thấy có yếu tố chính trị trong những vi phạm này, tất cả đều xuất phát từ lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân. Nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, khai thác, chế biến chưa chú trọng đến vấn đề xử lý chất thải, vi phạm Luật bảo vệ môi trường; vi phạm Luật đất đai, Luật thuế, trốn thuế hoặc gian lận thương mại, buôn lậu; hoạt động khai thác chui, chặt phá rừng; vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm…
Thời gian qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các ngành chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý môi trường. Công tác xử lý vi phạm hành chính, do được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh, đã tạo được sự đồng thuận, phối hợp của các ngành liên quan ở từng cấp. Một số lĩnh vực thường xuyên vi phạm như an ninh trật tự, thương mại, rượu, thuốc lá, khai thác cát… đã được tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm và kéo giảm được tình hình vi phạm.
Nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu quả các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực, nhất là các quy định tại Nghị định số 150/2004/NĐ-CP và 77/2007/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vự khoáng sản; Nghị định số 140/2005/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; Nghị định số 139/2004/NĐ-CP và 159/2007/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định 121/2004/NĐ-CP và 182/2004/ NĐ-CP xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai (Ngày 28 tháng 8 năm 2010, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 16/2010-BTNMT quy định về trình tự, thủ tục cưỡng chế thi hành
Quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai); Nghị định số 81/2006/NĐ-CP Về xử phạm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (năm 2012 Quốc hội đã ban hành Luật số: 15/2012/QH13 Luật xử lý vi phạm hành chính) và các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành.
Việc thực hiện tốt công tác xử lý vi phạm hành chính của các cấp, các ngành trong tỉnh thời gian qua đã góp phần tích cực vào việc giữ vững an ninh, trật tự ở địa phương, đáp ứng yêu cầu tăng cường đấu tranh hiệu quả với những hành vi vi phạm, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính chưa triệt để, chưa đúng quy định pháp luật, làm hạn chế, giảm hiệu lực trong việc xử lý vi phạm, đối tượng bị xử phạt khiếu nại, khiếu kiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Để chấn chỉnh khắc phục các hạn chế trong công tác xử lý vi phạm hành chính, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo thủ trưởng các sở, ngành cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt ở cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác xử lý vi phạm; đào tạo, cũng cố đội ngũ công chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đảm bảo về năng lực, trình độ và có kinh nghiệm. Thực tế vi phạm môi trường còn phổ biến, phức tạp. Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực môi trường ngày càng tinh vi; trong khi đó, khâu kiểm tra, xử lý tại các địa phương còn hạn chế, việc khắc phục hậu quả chưa tương xứng với mức độ thiệt hại gây ra đối với môi trường. Hệ quả là tài nguyên thiên nhiên dần khô cạn, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Điều này không chỉ bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quản lý, mà còn do cơ chế, chính sách liên quan đến công tác bảo vệ môi trường vẫn thiếu và bộc lộ không ít kẽ hở. Về cơ bản mức xử phạt quá thấp so với tác hại gây ra cho môi trường và cộng đồng, nên chưa đủ sức răn đe.
Số vụ vi phạm nhiều, nhưng số vụ việc bị xử lý lại chưa tương xứng và mức độ xử phạt thấp đang là một thực trạng bất cập của công tác bảo vệ môi trường. Thực tế cho thấy, gia tăng vi phạm chủ yếu tập trung vào xử lý chất thải tại các làng nghề, cơ sở kinh doanh. Trong lĩnh vực xử lý chất thải công nghiệp, phần lớn các doanh nghiệp chưa có hồ sơ, thủ tục bảo vệ môi trường, chưa thực hiện đầy đủ nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Khai thác tùy tiện, nhiều nơi chưa theo quy hoạch tài nguyên, khoáng, đá, cát, sỏi… Ngoài ra, còn xảy ra tình trạng hủy hoại rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn và buôn bán, vận chuyển trái phép các loại lâm sản, động vật quý, hiếm…
Quá trình thực hiện quản lý nhà nước về PTBV dễ xuất hiện những tranh chấp và khiếu nại liên quan giữa các tổ chức sản xuất, doanh nghiệp với hộ gia đình, người dân và giữa các cá nhân… Mặc dù được các cấp chính quyền quan tâm làm tốt, nhưng đây là những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, trong khi nhận thức, ý thức của tổ chức, cá nhân về các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường đang còn hạn chế. Hệ thống thủ tục hành chính còn rườm rà, các đối tượng tham gia phải tốn nhiều thời gian để giải quyết và các cơ quan chức năng do non kém về trình độ pháp luật, chuyên môn nghiệp vụ và thiếu kinh nghiệm hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm khi thi hành công vụ, yếu kém về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đã dẫn tới việc khiếu kiện, khiếu nại xảy ra.
2.2.2. Những kết quả đạt được trong QLNN về PTBV
Hà Tĩnh, sau 22 tái lập tỉnh và thực hiện sự nghiệp đổi mới, hơn 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội theo hướng phát triển công nghiệp.
Từ 2005 đến nay Hà Tĩnh tập trung thực hiện chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, triển khai Chương trình nghị sự quốc gia, tăng
cường công tác quản lý nhà nước về PTBV, bên cạnh những thuận lợi, còn phải đối mặt với những khó khăn thách thức của từng thời kỳ, trong đó nặng nề nhất là thiên tai, hạn hán, lũ quét, thị trường và nguồn vốn hạn hẹp… Nhưng với quyết tâm cao nên đã liên tục giữ vững an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ, duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững liên tục trong nhiều năm qua, gắn liền với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, bảo vệ