Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 89 - 91)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh

2.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng và định hướng PTBV ở Hà Tĩnh

Để duy trì phát triển một cách ổn định, lâu dài, đảm bảo lợi ích cho hiện tại và mai sau, đồng thời thực hiện tốt việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, chống biến đổi khí hậu. Vấn đề đặt ra là Hà Tĩnh cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, với lộ trình và với đà phát triển của mình; có cơ chế thu hút đầu tư kết hợp quản lý nhà nước chặt chẽ nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa hạn chế đến mức thấp nhất mức độ ô nhiễm môi trường theo định hướng và giải pháp chung sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện chương trình, chiến lược phát triển bền vững của quốc gia để cụ thể hoá cho vùng và địa phương.

Các tổ chức đảng từ Tỉnh đến cơ sở phải đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện để nghị quyết, chỉ thị của Đảng về PTBV đảm bảo thực sự đi vào cuộc sống, có hiệu quả thiết thực. Phải có kế hoạch thường xuyên tìm hiểu tình hình đời sống của nhân dân, thực trạng về QLNN vì mục tiêu PTBV để có chủ trương, biện pháp đúng đắn, kịp thời.

Các cấp ủy đảng lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân phối hợp chặt chẽ trong giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân; tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về PTBV cho mọi người dân, cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và cơ quan nhà nước các cấp; làm tốt việc đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở các cấp học, ngành học, xây dựng nếp sống gần gủi gắn bó với môi trường.

Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho cấp uỷ đảng các cấp thường xuyên phối hợp, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình triển khai thực hiện; đồng thời theo dõi, kiểm tra việc thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về PTBV. Quan tâm nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, giải đáp kịp thời những vấn đề thực tiễn đặt ra, trên cơ sở đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với

Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân, đồng thời tham mưu được cho cấp có thẩm quyền ban hành các chủ trương, chỉ thị, nghị quyết; định hướng, lãnh đạo việc xây dựng và ban hành các quy định pháp luật sát đúng, kịp thời.

- Thực hiện phát triển nhanh, bền vững dựa trên cơ sở chuyển di ̣ch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bô ̣ (Dịch vụ - Công nghiệp -Nông nghiệp). Lấy phát triển công nghiệp làm động lực cho sự phát triển , tăng trưởng kinh tế . Định hướng phát triển “du lịch xanh” và dịch vụ , tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (phát huy tốt nhất các loại dịch vụ tầm cở quốc gia, quốc tế trong Khu kinh tế - Cảng biển Vũng Áng). Đồng thời giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn, đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới. Trong phát triển sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu ngày càng nhiều của thị trường phải đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng hàng hóa, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển được các nguồn tài nguyên đất, nước, không khí và đa dạng sinh học; nâng cao rõ rệt chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm, các doanh nghiệp và nền kinh tế tỉnh. Phát triển kinh tế - xã hội hài hòa, bền vững giữa các vùng, đô thị và nông thôn, áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp trong điều kiện xây dựng nông thôn mới.

Xây dựng nền kinh tế tri thức , thúc đẩy sự nghiệp CNH - HĐH. Đây là đô ̣ng lực trực tiếp ta ̣o tăng trưởng và chuyển di ̣ch cơ cấu k inh tế theo hướng hiê ̣n đa ̣i. Ứng dụng nhanh công nghệ hiện đại vào những ngành, lĩnh vực chủ lực. Đẩy mạnh giáo dục và đào tạo, phát triển nhanh nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH và xây dựng nền kinh tế tri thức.

Tận dụng cơ hội để phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, mở rộng các hình thức thu hút nguồn lực từ bên ngoài, kể cả các hình thức đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các hình thức thu hút vốn ODA, NGOs, các doanh nghiệp nước ngoài...; đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu , tăng khả năng xuất khẩu các mặt hàng đã chế biến và xuất khẩu di ̣ch vu ̣ ; tăng sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ.

Phát triển tập trung có trọng tâm, trọng điểm, nhanh chóng phát huy lợi thế so sánh: Xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng, một trung tâm kinh tế lớn của miền Trung và cả nước.

Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá gắn với phát triển các vùng nông thôn ; ưu tiên phát triển các vùng động lực trọng điểm.

- Phát huy nhân tố con người , tạo cơ hội cho mọi người có cuộc sống đầy đủ, hiê ̣n đa ̣i, trí tuệ và văn minh . Mở rô ̣ng cơ hô ̣i cho mo ̣i người được tham gia vào quá trình phát triển và tiếp cận các dịch vụ xã hội . Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.. Nâng cao chất lươ ̣ng cuô ̣c sống của nhân dân về ăn, ở, đi lại, phòng và trị bê ̣nh, học tập, làm việc, tiếp nhâ ̣n thông tin , sinh hoa ̣t văn hóa. Đẩy lùi tệ nạn xã hô ̣i.

- Phát triển kinh tế -xã hội phải kết hợp chặt chẽ với bảo tồn , phát huy và phát triển các giá trị văn hoá lịch sử , truyền thống vă n hóa quê hương , giữ gìn bản sắc hoa văn hoá dân tộc Việt Nam; tiếp thu văn hoá tiên tiến.

- Kết hợp chặt chẽ việc phát triển kinh tế-xã hội với đảm bảo quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc an ninh nội địa, đảm bảo công tác phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển. Tăng cường và làm chủ việc kiểm soát tình hình, an ninh trong các Khu công nghiệp, khu kinh tế.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 89 - 91)