Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và tổ chức thực hiện pháp luật đảm

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 30 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.3.1.Xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp và tổ chức thực hiện pháp luật đảm

pháp luật đảm bảo sự phát triển bền vững

Nội dung thứ nhất là việc xây dựng và ban hành pháp luật: Xuất phát từ

Chiến lược và Kế hoạch hành động về phát triển bền vững của Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội, một đất nước Việt Nam hòa bình, giàu mạnh và bền vững đã là ý chí và nguyện vọng của bao đời nay. Trong tiến trình phát triển đất nước qua các thời kỳ, Đảng và nhân dân ta đã sớm lựa chọn được con đường phát triển của mình: phát triển nhanh và bền vững. Đặc biệt, khi công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu, Chính phủ Việt Nam càng quan tâm hơn đến vấn đề cụ thể hóa các quan điểm về PTBV của Đảng thành các quy định pháp luật, các chính sách để triển khai thực hiện đồng bộ đối với các lĩnh vực kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng và ban hành pháp luật phải tuân thủ nguyên tắc nhất định. Nhất thiết phải luôn quán triệt sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đó là: đường lối, chủ trương phát triển bền vững trên phạm vi cả nước và đối với các vùng, lãnh thổ của đất nước; xây dựng và từng bước hoàn thiện môi trường pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế. Để thiết lập nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề quan trọng hàng đầu là tạo môi trường pháp lý cho kinh tế phát triển. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng và thi hành các văn bản pháp luật nhằm thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Hệ thống chính sách, pháp luật phải đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia, phù hợp với luật pháp quốc tế và ngày càng phát huy tác dụng để đảm bảo xây dựng một nền kinh tế ngày càng bền vững hơn.

Từ những vấn đề có tính nguyên tắc trên, nội dung xây dựng pháp luật làm công cụ, phương tiện quản lý nhà nước về phát triển bền vững phải tập trung vào các vấn đề sau đây:

- Xây dựng và ban hành những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý nhà nước về PTBV;

- Xây dựng và ban hành những quy định về các hoạt động của 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường đảm bảo PTBV;

- Các quy định về điều kiện, thủ tục, đăng ký... ; thẩm định, đánh giá, bộ tiêu chí đánh giá;

- Bảo đảm các chính sách ưu đãi khi thực hiện tốt các cam kết về PTBV ;

- Quy định về nội dung, đối tượng quản lý; - Quy định về quy hoạch;

Thực tiễn ban hành luật ở Việt Nam từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới (năm 1986) đến nay, Quốc hội đã thông qua rất nhiều đạo luật quan trọng. Trước hết là Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990. Các luật này đã tạo ra những điều kiện cơ bản cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện quyền lựa chọn loại hình và quy mô kinh doanh phù hợp với điều kiện và khả năng của mình, tự do lựa chọn thị trường, tự do thực hiện hợp đồng và thuê mướn nhân công…

Luật Dân sự được ban hành vào năm 1996, Luật Thương mại được thông qua vào năm 1997 đã xác định những nguyên tắc, quy phạm khuyến khích cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, chống cạnh tranh phi pháp của các chủ thể kinh tế và hoạt động của các lực lượng khác làm tổn hại đến lợi ích của các chủ thể kinh tế, của nhân dân và nhà nước.

Bên cạnh đó, nhà nước còn ban hành Luật đất đai năm 2003, Bộ luật Lao động năm 1994, Luật Hợp tác xã năm 1999, Luật Cạnh tranh năm 2004 tạo cơ sở pháp lý quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước, tạo ra môi trường thông thoáng cho kinh tế phát triển.

Những năm gần đây, khi nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện chủ trương của Đảng về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước ta đã ban hành thêm nhiều văn bản mới nhằm tạo môi trường pháp lý tốt hơn cho phát triển kinh tế thị trường. Trong 3 năm: 2006, 2007, 2008 Nhà nước đã ban hành khoảng 26 luật, xây dựng trên 3000 văn bản quy phạm pháp luật và gần 500 triệu điều ước quốc tế [30, tr.20]. Riêng năm 2008, Quốc hội đã ban hành 19 luật, gấp đôi số văn bản pháp luật được ban hành trong năm 2007, trong đó, có các luật có tác dụng lớn đối với việc xây dựng và hoàn thiện hơn môi trường pháp lý cho quá trình phát triển kinh tế như: Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt,

Luật Công nghệ cao, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Trưng thu, trưng dụng tài sản, Luật Thi hành án dân sự…

Cùng với việc ban hành các văn bản pháp luật, nhà nước còn tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật nhằm điều chỉnh kịp thời các mối quan hệ mới phát sinh trong hoạt động kinh tế: Luật Đầu tư nước ngoài sửa đổi, bổ sung năm 1996, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009…

Nội dung thứ hai là tổ chức thực hiện pháp luật: Bản thân pháp luật mới

chỉ là những quy định thể hiện ý chí của nhà nước. Điều quan trọng là làm sao để pháp luật trở thành một đại lượng tồn tại hợp qui luật, bám chặt, sâu rộng trong đời sống bao gồm tất cả công dân, tổ chức, cơ quan (kể cả nhà nước) tuân theo. Để pháp luật thật sự trở thành công cụ quản lý của nhà nước để quản lý các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường đảm bảo PTBV, nhất thiết phải tổ chức việc thực hiện pháp luật, nghĩa là phải áp dụng và thực hiện nghiêm chỉnh trên thực tế những quy định của pháp luật. Đây là vừa thể hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa là nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật, bao gồm:

Quản lý nhà nước bền vững về kinh tế là phải duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; đảm bảo an ninh lương thực, phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững; phát triển bền vững các vùng và địa phương…

Quản lý nhà nước bền vững về các yếu tố xã hội thông qua việc đẩy mạnh công tác giảm nghèo theo hướng bền vững; tạo việc làm bền vững; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; ổn định quy mô, cải thiện và nâng cao chất lượng dân số; phát triển bền vững

các đô thị, xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn, phân bố hợp lý dân cư và lao động theo vùng; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí và trình độ nghề nghiệp thích hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước, vùng và địa phương; phát triển về số lượng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm an toàn thực phẩm; cải thiện điều kiện và vệ sinh môi trường lao động; giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đồng thời phát triển văn hóa hài hòa với phát triển kinh tế, xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Quản lý nhà nước bền vững về tài nguyên và môi trường là việc chống thoái hóa, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất; bảo vệ môi trường nước và sử dụng bền vững tài nguyên nước; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản; bảo vệ môi trường biển, ven biển, hải đảo và phát triển tài nguyên biển; bảo vệ và phát triển rừng; giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn ở các đô thị lớn và khu công nghiệp; quản lý có hiệu quả chất thải rắn và chất thải nguy hại; bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học; giảm thiểu tác động và ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai v.v…

Môi trường sinh thái hiện nay đang là một trong những vấn đề quan trọng, có tính chất toàn cầu. Có thể nói, sự phát triển trong tương lai của tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt nước giàu hay nước nghèo, nước có trình độ cao hay thấp..., đều phụ thuộc đáng kể vào mức độ và hiệu quả của mỗi quốc gia trong việc giải quyết vấn đề này. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường là một điều kiện tiên quyết của sự PTBV. Nếu như trước đây, chúng ta coi tự nhiên là nguồn của cải vô tận và chỉ biết khai thác từ đó những gì có lợi cho mình thì ngày nay chúng ta đã

nhận ra rằng, bên cạnh việc “chinh phục” tự nhiên, còn phải bảo vệ và phục hồi môi trường thiên nhiên.

Việt Nam đã sớm xác định và thực hiện quan điểm mới về sự phát triển mà trong đó phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường trong các chính sách phát triển là nhất quán. Đặc biệt, trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước nhưng lại đang phải đối diện trực tiếp với nhiều vấn đề môi trường nóng bỏng.

Xuất phát từ tính cấp bách của vấn đề cũng như đòi hỏi bức xúc của thực tiễn, Đảng ta có quan điểm rõ ràng, trong quá trình đẩy mạnh CNH - HĐH, quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường là một nhiệm vụ hàng đầu nhằm bảo đảm chất lượng sống của con người và sự phát triển của nền kinh tế - xã hội là một trong những nội dung cơ bản của PTBV, được giải quyết hài hòa trong mối quan hệ với tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, là sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân, là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân và trách nhiệm của toàn xã hội, là văn hóa và đạo đức mang tính nhân văn, là tiêu chí quan trọng của xã hội văn minh, là nhiệm vụ thường xuyên lâu dài…

Với quan điểm đó, Đảng và nhà nước ta tích cực thực hiện việc tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng dân cư về ý nghĩa của tài nguyên môi trường, của việc quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, di sản văn hoá đối với sự tồn tại, phát triển của xã hội và bản thân mỗi cá nhân trong hiện tại cũng như tương lai.

Các hoạt động thông tin tuyên truyền được tiến hành bằng nhiều hình thức, qua các phương tiện thông tin đại chúng đã tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với những vấn đề liên quan đến tài nguyên môi trường. Nhờ đó, góp phần từng bước nâng cao nhận thực của họ về vấn đề này. Theo kết quả điều tra xã hội của Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho thấy, khi được hỏi về nguồn cung cấp thông tin về quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường thì có

68,4% số người được hỏi cho rằng từ các phương tiện như báo chí, truyền hình, đài phát thanh, có 14% cho rằng từ nghề nghiệp và 13% cho rằng từ chính quyền địa phương [41, tr.230]. Sự tiếp cận các thông tin về môi trường đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về vấn đề này. Cũng theo kết quả điều tra trên, khi được hỏi: “Tại sao việc bảo vệ tài nguyên môi trường là cần thiết?” thì trong số 150 cán bộ quản lý doanh nghiệp được hỏi có 80 người (53.3%) trả lời là để có điều kiện phát triển sản xuất bền vững; có 104 người (69.3%) khẳng định là để đảm bảo cuộc sống; và 74 người (49.3%) cho là vì thế hệ mai sau. Trên cơ sở những nhận thức ban đầu về các vấn đề môi trường, nhân dân đã có một số hành động cụ thể, thiết thực trong việc bảo vệ môi trường sống. Theo điều tra trên trong số 154 người trả lời câu hỏi: “Đồng chí đã làm gì để bảo vệ môi trường?” thì có 86 người (55.8%) cho rằng sử dụng hợp lý tiết kiệm tài nguyên; 65 người (42.2%) cho rằng không thải các chất độc hại; 79 người (51.3%) cho rằng không vứt rác bừa bãi, 81 người (52.6%) cho rằng tự mình làm và vận động người khác cũng làm [49, tr.231].

Thành tựu nổi bật bước đầu trong quản lý Nhà nước đối với tài nguyên môi trường là nhà nước ta đã xây dựng, thông qua các khuôn khổ thể chế, luật pháp và chính sách môi trường. Cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1985, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 246/HĐBT về đẩy mạnh điều tra cơ bản, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đây là văn kiện mở đầu cho sự ra đời hàng loạt chính sách nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường và PTBV.

Năm 1993, Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, tăng cường trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân đối với bảo vệ môi trường.

Luật đất đai được ban hành năm 1993, nghiêm cấm việc hủy hoại đất và quy định nghĩa vụ của người sử dụng nguồn tài nguyên này phải thực hiện các biện pháp bảo vệ làm tăng khả năng sinh lợi của đất đai.

Luật khoáng sản ban hành năm 1996 đã có điều khoản riêng về bảo vệ môi trường (Điều 16), trong đó quy định các chủ thể được phép hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu và thực hiện các quy định khác nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường, thực hiện nghiêm túc các biện pháp phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai…

Luật bảo vệ và phát triển rừng (1991) quy định Ủy ban nhân dân các cấp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và chủ rừng phải tổ chức quản lý, bảo vệ vốn rừng hiện có, phòng chống các hành vi gây thiệt hại đến rừng, đồng thời thực hiện các biện pháp nuôi dưỡng, phát triển thực vật rừng, động vật rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn.

Ngoài ra, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật mới hoặc sửa đổi, bổ sung sau khi Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực, như Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996), Luật dầu khí (1993)... nhằm lồng ghép vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường trong quá trình phát triển.

Để tổ chức thực hiện tốt việc quản lý nhà nước bằng pháp luật phải hoàn thiện tổ chức bộ máy và thường xuyên đào tạo đội ngũ cán làm công tác quản lý nhà nước. Trong tình hình hiện nay thì việc kiên trì thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) “ Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” là quan trọng nhất. Trong đó, nội dung đặc biệt quan tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất chính trị và năng lực công tác nhằm đảm bảo quản lý nhà nước để PTBV.

Về mô hình bộ máy: Đến nay, Việt Nam đã có mô hình bộ máy quản lý PTBV đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Thông tư 02/2013/TT- BKHĐT, ngày 27/3/2013 hướng dẫn cụ thể thực hiện một số nội dung của Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020, gồm:

* Cơ quan thường trực, đơn vị đầu mối về phát triển bền vững:

- Đơn vị kế hoạch/kế hoạch - tài chính hoặc đơn vị chuyên môn chịu trách nhiệm về phát triển bền vững thuộc các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể là đơn vị đầu mối về phát triển bền vững của các bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 30 - 44)