Nội dung quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59 - 60)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh

Từ vấn đề chung cho thấy, PTBV trong cơ chế thị trường rất cần thiết có sự quản lý của nhà nước. Bởi PTBV có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa

cao, nếu để nó tự phát triển theo cơ chế thị trường, nhất là những thị trường sơ khai – còn thiếu vắng nhiều những chế tài hữu hiệu và bị chi phối mạnh bởi các lợi ích trực tiếp, thì sự buông lỏng quản lý sẽ không có sự thống nhất các yếu tố liên ngành, liên vùng, hoạt động của 3 trụ cột của PTBV (kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường) sẽ bị chệch hướng, dễ bị lũng đoạn, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, không đảm bảo tính bền vững. Nhiều vấn đề như quy hoạch tổng thể PTBV nếu không có vai trò của nhà nước sẽ không giải quyết được. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa hiện nay, việc hợp tác liên kết luôn đi liền với cạnh tranh, nhất là với các đối tác không chỉ trong nước mà mở rộng ra với đối tác nước ngoài.

Hà Tĩnh là một tỉnh còn nghèo so với mặt bằng chung của cả nước, vốn nội lực hạn hẹp, đòi hỏi phải có chiến lược tổng thể về PTBV xuất phát từ điều kiện của mình để vừa phát huy được tính đặc thù, tăng khả năng hấp dẫn thu hút vốn đầu tư bên ngoài, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, vừa đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát huy được tiềm lực bên trong.

Để thúc đẩy và đảm bảo đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái, quản lý nhà nước về PTBV ở tỉnh Hà Tĩnh đã tập trung vào những nội dung sau:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về phát triển bền vững ở tỉnh Hà Tĩnh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)