Đổi mới hoạt động kiểm tra KSNB để đáp ứng yêu cầu kiểm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 100 - 111)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7.Đổi mới hoạt động kiểm tra KSNB để đáp ứng yêu cầu kiểm

toán hiện đại

KSNB đối với hoạt động tín dụng, coi đây là một trong những giải pháp mang tính chiến lược lâu dài, đồng thời là đòi hỏi cấp thiết hiện nay để tăng cường KSNB hoạt động. Để dạt được điều này chi nhánh cần thực hiện các nội dung như: phương pháp kiểm tra, kiểm toán nội bộ; mục tiêu và hình thức kiểm tra KSNB.

Mục đích của việc kiểm tra KSNB là giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, tuy nhiên phương pháp kiểm tra chi tiết, kiểm tra việc thực hiện đúng quy

định, quy trình cụ thể được sử dụng trong công tác kiểm tra KSNB, mới chỉ

kiểm tra tại chỗ là chủ yếu, khả năng phòng ngừa rủi ro còn dựa trên những rủi ro đã xảy ra và những tính toán thủ công lãnh đạo đưa ra quyết định nhằm hạn chế rủi ro, chưa phát huy dược tác dụng, cảnh báo sớm và phòng ngừa rủi ro, xác định kịp thời những vấn đề nổi cộm trong hoạt động kinh doanh.

Bên cạnh đó, bộ phận KSNB nên đổi mới phương pháp kiểm toán, bằng cách kết hợp phương pháp kiểm tra chi tiết với phương pháp kiểm toán hệ thống. Vì phương pháp kiểm toán hệ thống là phương pháp đánh giá tính hiệu lực và hiệu quả của từng quy trình hoạt động Ngân hàng một cách toàn diện. Còn phương pháp kiểm tra chi tiết thì phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót của CBTD,của khách hàng vay vốn nhằm hạn chế tối đa rủi ro cho Ngân hàng.

3.2.8. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ

a. Đối vi đội ngũ làm công tác tín dng

Trong điều kiện khó khăn hiện nay, với khối lượng công việc nhiều và có nhiều tình huống phức tạp, cần phải có chính sách tuyển thêm người, đào tạo nâng cao trình độ của các cán bộ tín dụng, giảm thiểu bớt những quy trình công đoạn để đi sâu vào trọng tâm, thực hiện chuyên môn hóa. Cần phân bổ

công việc tránh để tình trạng quá tải đối với một cán bộ tín dụng, thực hiện phân công đối với cán bộ chuyên tìm kiếm khách hàng, cán bộ chuẩn bị hồ sơ,

cán bộ tác nghiệp.

Con người là nhân tố quyết định nhất là trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ. Việc đào tạo được một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, có đạo

đức và tinh thần trách nhiệm đối với công việc là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng KSNB đối với hoạt động tín dụng.

Tuyển dụng cán bộ: là khâu đầu tiên và hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Vietinbank Bình Định cần xác định số lượng, trình độ, lĩnh vực ngành cần tuyển, liên hệ, làm việc với các trường đại học có các chuyên ngành đào tạo Ngân hàng, kiểm toán, tài chính liên quan đến hoạt

động Ngân hàng để tuyển dụng những sinh viên có học lực khá, giỏi, xuất sắc ra trường về làm tại chi nhánh. Ngoài ra, cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tương lai bằng cách tài trợ, cấp học bổng cho những sinh viên có kết quả thi đại học tốt, học tập xuất sắc với điều kiện cam kết khi ra trường về

làm việc tại Ngân hàng.

Đào tạo và đào tại lại cán bộ: yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong

điều kiện hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi trình độ, nghiệp vụ

của cán bộ nhân viên phù hợp và tương đương với trình độ các NHTM trong nước, trong khu vực và trên thế giới để tăng khả năng cạnh tranh và đảm bảo phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Vì vậy, Vietinbank Bình Định cần tiến hành

đánh giá phân loại đội ngũ CBTD, có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại cán bộ

bằng nhiều hình thức đào tạo như liên kết đào tạo giữa các cơ sởđào tạo trong ngành Ngân hàng với nhau, đào tạo tại chỗ, khuyến khích tự học, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thương thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh.…

Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng cần bố trí, sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ đúng người, đúng việc, bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Đồng thời phải tăng cường quản lý, kiểm tra giám

sát, phát huy tính tự giác năng động của mỗi cán bộ. Ngoài ra, cần có chế độ đãi ngộ, thưởng, phạt phân minh, cương quyết xử lý và kịp thời đối với những cán bộ vi phạm, biến chất và đạo đức nghề nghiệp. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và kiên quyết loại bỏ, thuyên chuyển sang bộ

phận khác những cán bộ yếu về tư cách đạo đức, thiếu trung thực, những cán bộ tín dụng thiếu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.

Hằng năm có kế hoạch luân chuyển CBTD làm việc giữa các phòng cấp tín dụng nhằm tránh tình trạng lạm dụng chức quyền, thông đồng với khách hàng vay vốn, lừa dảo Ngân hàng, tránh rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

b. Bi dưỡng, nâng cao nghip v cán b kim soát

Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định cần có quy trình tuyển dụng nghiêm ngặt để lựa chọn những ứng viên có năng lực thực sự.

Yêu cầu trình độ KSV cần có trình độ từ đại học trở lên có chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra kiểm soát tài chính ngân hàng.

KSV cần có chuyên môn sâu và nắm chắc quy trình các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thường xuyên cập nhật và tuân thủ nghiêm túc các quy

định của pháp luật, NHNN và NHCT. Kiểm tra, rà soát kỹ lưỡng các nội dung thẩm định và đề xuất giới hạn tín dụng khách hàng và việc nhập thông tin khách hàng vào hệ thống INCAS của cán bộ. Đồng thời không ngừng tích luỹ

kinh nghiệm nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định cần quan tâm đến chính sách tuyển dụng, phát triển cán bộ, các chính sách lương thưởng công bằng, khuyến khích cán bộ nhân viên làm việc hiệu quả, cống hiến và tuân thủ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của NHCT. Đồng thời, có thể tuyển chọn những nhân viên có trình độ và năng lực từ chính lĩnh vực hoạt động để làm KSV hoạt động tín dụng.

Giám đốc chi nhánh thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, quán triệt các văn bản chỉ đạo của NHCT Việt Nam tới toàn thể cán bộ, người lao động để học tập. Các cấp kiểm soát, từ lãnh đạo phòng nghiệp vụđến lãnh đạo chi nhánh phải nâng cao năng lực chuyên môn, vai trò trách nhiệm, kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ

của cán bộ.

Giám đốc chi nhánh phải thường xuyên tự tổ chức kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ cơ cấu tổ chức, chấp hành quy chế, quy trình nghiệp vụ của chi nhánh, quyền hạn được thiết lập trong hệ thống KSNB đối với từng cấp có thẩm quyền. Trường hợp có cán bộ vi phạm phải nghiêm khắc kiểm điểm, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật theo đúng Quy chế Nội quy lao động và chỉ đạo của Chủ tịch HĐQT NHTMCPCT Việt Nam.

3.2.9. Các giải pháp khác

a. Đối vi Tr s chính

Thứ nhất: tăng cường hơn nữa vai trò điều hành, quản lý của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Xây dựng, ban hành cơ chế chính sách, quy

định phù hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước và hướng dẫn cụ

thể từng địa bàn hoạt động liên quan đến công tác tín dụng.

Thứ hai: Tăng cường công tác KTKSNB định kỳ và đột xuất, nhất là tổ

chức các đợt kiểm tra chéo để sớm phát hiện các dấu hiệu sai phạm và có hướng giải quyết dứt điểm, không để kéo dài, và cảnh báo sớm xử lý đối với các Chi nhánh thực hiện không nghiêm túc các quy định về thông tin, báo cáo thống kê các hoạt động trong Ngân hàng theo quy định của Trụ sở chính. Giúp các Chi nhánh có ý thức tự giác trong công tác cung cấp thông tin về

khách hàng đang vay vốn tại Ngân hàng mình, để Trụ sở chính có thể nắm bắt

được các thông tin và phát hiện kịp thời những khách hàng có dấu hiệu rủi ro

Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ

kiểm tra, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra của từng người, giúp họ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, HĐQT ban hành và định kỳ

xem xét, đánh giá lại chiến lược kinh doanh và các mục tiêu, chính sách lớn của NHCT.

Cần ban hành Quy chế hoạt động của hệ thống KSNB, thiết lập cơ cấu tổ chức, phân cấp ủy quyền, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn chức danh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và văn hóa doanh nghiệp Ngân hàng Công thương, các quy định về quản lý kinh doanh, quản trị, điều hành, KSNB theo đúng thẩm quyền và phù hợp với quy định của Pháp luật.

Giám sát và đôn đốc kịp thời việc thực hiện các ý kiến chỉ đạo, các yêu cầu của NHNN và các cơ quan có thẩm quyền khác về hệ thống KSNB NHCT.

b. Đối vi chi nhánh

Phải phối hợp và tạo mọi điều kiện để Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ thường xuyên giám sát, kiểm tra kiểm soát được mọi hoạt động của từng bộ phận nghiệp vụ của chi nhánh, nhằm đánh giá được toàn diện tình hình hoạt động của chi nhánh và có các biện pháp giám sát, kiểm tra ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động của chi nhánh.

Cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, hồ sơ, phương tiện cần thiết cho công việc kiểm soát theo yêu cầu của Bộ máy kiểm tra kiểm soát nội bộ/

đoàn/ tổ kiểm tra một cách trung thực, chính xác, không được che giấu thông tin đểđảm bảo thực hiện nhiệm vụđược giao.

Thông báo ngay cho Phòng kiểm tra KSNB trụ sở chính, khu vực khi phát hiện những yếu kém, tồn tại, các sai phạm, dấu hiệu rủi ro, thất thoát lớn

về tài sản, hoặc nguy cơ thất thoát về tài sản tại chi nhánh và trong hệ thống NHCT; đồng thời có thể đề xuất Phòng KTKSNB khu vực kiểm tra trực tiếp các lĩnh vực, vụ việc có nguy cơ tiềm ẩn rủi ro cao đểđảm bảo hoạt động kinh doanh tại chi nhánh an toàn hiệu quả.

Khi có vụ việc phát sinh hoặc phát hiện dấu hiệu vi phạm, phải phối hợp chặt chẽ với bộ phận KSNB tại chi nhánh, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực để xử lý và báo cáo kịp thời Ban lãnh đạo, giám đốc khối quản lý rủi ro, Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ trụ sở chính.

Tự rà soát và đánh giá tính đầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ

thống KSNB đối với từng nghiệp vụ và đơn vị, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB; lập báo cáo tựđánh giá hệ thống KSNB của đơn vị mình.

Tự rà soát và đánh giá tính đầy đủ, tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống KSNB đối với từng nghiệp vụ và toàn đơn vị, nhằm xác định các vấn đề còn tồn tại, bất cập, đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm cải tiến và hoàn thiện hệ thống KSNB. Thông báo để phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực tham gia các cuộc họp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh thường kỳ hay đột xuất để

nắm bắt, phản ánh kịp thời các vấn đề có liên quan đến công tác giám sát, kiểm tra tại chi nhánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Nâng cao cht lượng phc v khách hàng và hiu qu hot động

Trong giai đoạn chuyển đổi đổi mô hình tín dụng hiện nay, việc chuyên môn hóa cao các khâu trong quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh và Trụ sở

chính hướng đến mục tiêu phục vụ khách hàng tốt nhất đi đôi với nâng cao hiệu quả hoạt động.

Th nht, công việc Front-office và Back-office trong hoạt động tín dụng được tách rời. Các chi nhánh thẩm định sơ bộ khách hàng đưa ra đề xuất cấp tín dụng đối với khách hàng. Việc tái thẩm định và phê duyệt cấp giới hạn

tín dụng cho khách hàng, các khoản vay tập trung tại Trụ sở chính, theo đó việc đánh giá và phê duyệt tín dụng khách quan hơn.

Th hai, do các chi nhánh tập trung vào công việc tiếp thị, cung cấp sản phẩm, dịch vụ, chăm sóc khách hàng nên các khách hàng của VietinBank

đều được hưởng các sản phẩm tín dụng đồng nhất, chất lượng cao cùng dịch vụ hỗ trợ, tư vấn chuyên nghiệp. Với bề dày kinh nghiệm, mức độ chuyên sâu của đội ngũ bán hàng, khách hàng sẽ được sử dụng các sản phẩm tín dụng tiện ích nhất với chi phí cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

Th ba, xây dựng mối quan hệ Ngân hàng – Khách hàng thường xuyên, bên vững để có thể nắm bắt thông tin từ khách hàng một cách nhanh chóng. Qua đó có thể nắm bắt được các nhu cầu cũng như khó khăn của khách hàng, hướng khách hàng theo định hướng mà Chi nhánh đề ra.

Th tư, khối quản lý rủi ro đóng vai trò kiểm soát độc lập với bộ phận kinh doanh, thực hiện chức năng giám sát và báo cáo độc lập đối với quá trình nhận diện, đo lường, quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa toàn diện các loại rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của VietinBank, bảo đảm phù hợp với khẩu vị rủi ro của ngân hàng, phù hợp thông lệ quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở những lí luận chung của chương 1, những đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân hạn chế về thực trạng hệ thống KSNB các hoạt

động của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định ở

chương 2, chương 3 luận văn đã đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống KSNB đối với các hoạt động của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định. Đồng thời, đưa ra một số khuyến nghịđối với cơ quan chức năng như Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Công thương Việt Nam để giúp Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định có cơ sở để thực hiện tốt hoạt động kiểm soát nội bộ của mình.

KT LUN

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu góp phần hoàn thiện hệ

thống kiếm soát nội bộ tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định. Luận văn đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau :

Một là, luận văn nghiên cứu và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận về công tác kiếm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại với những nội dung chủ yếu bao gồm những lí luận chung về kiếm soát nội bộ như khái niệm, mục tiêu, các yếu tố cơ bản, nguyên tắc cơ bản đồng thời nêu đặc điểm hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, công tác kiểm soát tại ngân hàng thương

Hai là, luận văn nghiên cứu tổng quan về lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định. Đồng thời luận văn nghiên cứu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định thông qua tình hình các hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở đó luận văn nêu ra những

ưu điểm cần phát huy và những hạn chế những tồn tại cần hoàn thiện đồng thời nêu nguyên nhân của những hạn chếđó.

Ba là, bên cạnh sự đề cập đến quan điểm về hệ thống kiểm soát nội bộ

tại Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Bình Định luận văn còn

đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng như: giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý; giải pháp về xây dựng đội ngũ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh bình định (Trang 100 - 111)