6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.4. Hoàn thiện quy trình tín dụng
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy tín dụng Vietinbank cần hướng tới việc tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng; theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ; kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ).
Sơđồ 3.1: Sơđồ quy trình cho vay
Hiện nay Vietinbank Bình Định mở rộng cấp tín dụng đến mọi đối tượng khách hàng, phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, phong phú về
phương thức, loại tiền, kỳ hạn…, có tính chuyên biệt phù hợp với nhu cầu khách hàng của các nhóm sản phẩm đồng tài trợ, cho vay, bảo lãnh, phát hành L/C, sản phẩm bảo hiểm kết hợp tín dụng, cho vay chứng minh tài chính…Do
đó, với nhiều sản phẩm để khách hàng lựa chọn, Chi nhánh cần:
- Xây dựng quy trình phê duyệt nhanh đối với các sản phẩm tín dụng nhỏ lẻ, hoặc các sản phẩm tín dụng ít chịu rủi ro. Thiết lập luân chuyển tài liệu, hồ sơ điện tử để giảm thiểu thời gian giải quyết các khoản tín dụng vượt cấp. Tuy nhiên cũng phải tuân thủđúng quy trình phân cấp thẩm quyền duyệt tín dụng của Ngân hàng Công thương.
- Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ tốt nhất, phù hợp với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của hoạt động tín dụng, đểđo lường rủi ro đối với các Khách hàng Cán bộ tín dụng Lãnh đạo Phòng Khách hàng/ PGD Giải ngân Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ
(Kiểm soát quy trình, giám sát sau giải ngân)
khoản tín dụng cũng như của toàn bộ danh mục tín dụng, trong mọi hoạt động tín dụng nội bảng và ngoại bảng.
- Hình thành hệ thống thông tin quản lý cung cấp đầy đủ thông tin về
cơ cấu và chất lượng danh mục tín dụng, bao gồm xác định sự tập trung rủi ro và kiểm định các giới hạn rủi ro.
- Thực hiện giám sát hiệu quả, liên tục diễn biến các khoản tín dụng trong những điều kiện kinh tế bình thường, cũng như các tình huống xấu nhất
để phát hiện sớm và xử lý các khoản nợ có vấn đề.
- Thiết lập hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện khách hàng vay vốn
đang gặp khó khăn thông qua giám sát khách hàng vay vốn.
- Xây dựng sổ tay kiểm tra, giám sát Ngân hàng để các cán bộ nhân viên sử dụng như cẩm nang kiểm tra, giám sát.
- Xây dựng quy trình quản lý rủi ro tín dụng: quy trình quản lý rủi ro tín dụng, gồm có 4 giai đoạn cơ bản:
•Khởi đầu và giải ngân
•Giám sát và quản lý.
•Thu hồi và xử lý nợ.
•Thẩm định lại rủi ro tín dụng.
Xây dựng và thực hiện tốt quy trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
Đánh giá rủi ro của khách hàng là việc đánh giá mức độ tổn thất ước tính tương ứng với từng mức độ rủi ro khác nhau, dựa vào việc kiểm tra giám sát tình hình của khách hàng để nhận định khách hàng đang thuộc nhóm nợ
cần chú ý nhưng vẫn có khả năng phục hồi hay không?, có khả năng thanh toán chi trả nợ dễ hay khó, có vấn đề xấu trong kinh doanh dẫn đến nguy cơ
phá sản hay không?
sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để làm cơ sở đánh giá. Do có nhiều rủi ro nên cần lựa chọn những rủi ro quan trọng nhất để xem xét. Công việc này thực hiện dựa trên các thông tin CIC, thông tin mạng nội bộ NHCT, kinh nghiệm của kiểm toán viên đối với đối tượng cần đánh giá rủi ro, kết hợp với thông tin tham khảo từ ban quản lý và các nguồn khác như quy hoạch phát triển ngành, Internet, báo chí… Bảng 3.1: Bảng phân tích rủi ro ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng STT Loại rủi ro Dấu hiệu phát hiện rủi ro Mức độảnh hưởng 1 Rủi ro từ môi trường chính trị
Nhà nước thay đổi chính sách, can thiệp thị trường, chiến tranh, cấm vận kinh tế
2 Rủi ro từ
môi trường thiên nhiên
Khu vực thường bị thiên tai, lũ lụt, dịch hạn…
3 Rủi ro từ
môi trường kinh tế
- Nền kinh tế đang trong thời kì khủng hoảng, lạm phát, giá cả thất thường, cạnh tranh thất thường, độc quyền.
- Khả năng thích ứng đổi mới thiếu, hoặc không đủ năng lực tài chính thay đổi công nghệ
4 Rủi ro giá tiền vay
Khi lãi suất, phí trên thị trường tăng cao, làm tăng chi phí của khách hàng, dẫn đến giảm khả năng thanh toán trong ngắn hạn
hoặc giá đầu vào tăng sau khi khách hàng đã thực hiện đầu tư
6 Rủi ro tỷ giá Xuất hiện do biến động tỉ giá hối đoái khi chi phí đầu vào và nguồn thu từ đầu ra bằng các đồng tiền khác nhau
7 Rủi ro ngành Hoạt động kinh doanh chỉ theo thời vụ, sản phẩm đã dần bão hòa trên thị trường hoặc chất lượng không đủ chuẩn
8 Rủi ro từ nội bộ
- Gián đoạn trong sản xuất, buôn bán không hiệu quả làm giảm doanh thu, tăng chi phí.
- Món vay lớn và lãi vay tăng làm tăng chi phí.
- Nguồn trả nợ không đủ để thanh toán cho khoản nợđến hạn.
- Khả năng tài chính của khách hàng
đang trong giai đoạn khó khăn.
Dựa trên việc phân tích thường xuyên hoạt động tín dụng, đánh giá rủi ro của khách hàng, các cấp quản lý phải thường xuyên giám sát, kiểm tra quá trình thẩm định cho vay, giải ngân, kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng, và theo dõi việc thu hồi nợ vay thông qua các báo cáo của cán bộ tín dụng quản lý hợp đồng tín dụng đó.
Định kỳ, thực hiện đánh giá lại quy trình tín dụng và hệ thống kiểm soát nội bộ, đảm bảo kiểm tra đầy đủ các thủ tục:
- Kiểm tra hồ sơ vay vốn: hồ sơ pháp lý khách hàng, hồ sơ pháp lý về
- Kiểm tra thẩm định về cho vay.
- Kiểm tra về trình tự trình duyệt cho vay. - Kiểm tra về các quyết định cho vay. - Kiểm tra về ký hợp đồng tín dụng. - Kiểm tra về bảo đảm tiền vay.
- Kiểm tra về thu nợ, thu lãi: định kỳ thực hiện rà soát lại lãi suất, kỳ điều chỉnh lãi, biên độ lãi, mức lãi suất sàn, trần. Kiểm tra về điều chỉnh kỳ
hạn nợ, giãn nợ, gia hạn nợđược quản lý theo dõi trên hệ thống INCAS.
- Kiểm tra về xử lý phát sinh, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Các rủi ro phải được kiểm soát tối đa trong quá trình cấp, quản lý giới hạn tín dụng, khoản tín dụng, cụ thể thông qua quá trình thẩm
định tín dụng, thẩm định rủi ro, giám sát liên tục quá trình sử dụng vốn, tài sản bảo đảm, hợp đồng tín dụng và năng lực tài chính của khách hàng.
- Kiểm tra về kết thúc quá trình cho vay, tất toán hợp đồng tín dụng, giải chấp.
- Kiểm tra việc sắp xếp lưu trữ hồ sơ theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Việc lưu trữ, bảo quản thông tin giúp cho Chi nhánh có một lượng thông tin đầy đủ, kịp thời, giảm chi phí trong công tác thu nhập và xử lý thông tin khách hàng vay vốn.
Việc kiểm tra thường xuyên và định kỳ như trên sẽ nâng cao khả năng phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề, và những yếu kém, sơ hở của quy trình tín dụng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng.